- Định Nghĩa Về Tình Yêu là gì? Những lời yêu thương và hình ảnh về tình yêu đẹp
- Nghĩa Của Từ Kiên Nhẫn là gì? Kiên nhẫn trong tiếng Anh là gì?
- Thanh mai trúc mã tiếng Anh là gì? Đồng nghĩa thanh mai trúc mã là gì?
Khái niệm thao túng tâm lý là gì?
Thao túng tâm lý là hành vi của một người thông qua việc bóp méo các sự thật liên quan đến nạn nhân hoặc là các hành vi bạo hành về tâm lý đối với nạn nhân nhằm mục đích khiến thâu tóm cảm xúc của nạn nhân, chiếm lấy quyền kiểm soát các hành vi, thái độ của nạn nhân hoặc là chiếm được một phần lợi ích hoặc đặc quyền nào đó từ nạn nhân.
Việc thao túng tâm lý này tạo ra sự mất cân bằng về quyền lực, sự công bằng của các bên và người thực hiện hành vi có thể lợi dụng việc thao túng tâm lý này để lợi dụng nạn nhân làm những việc phục vụ lợi ích cho bản thân mình.
Biểu hiện của người bị thao túng tâm lý
Khi bị thao túng về tâm lý, người bị thao túng tâm lý sẽ thường rơi vào trạng thái lo âu, suy nghĩ và có những biểu hiện cụ thể như sau:
- Người bị thao túng tâm lý thường sẽ có tâm lý nghi ngờ, ngờ vực khả năng của bản thân, luôn ở trong trạng thái cảm thấy bản thân mình không đủ tốt, không xứng đáng với những gì đang có hoặc không xứng đáng với những người xung quanh.
- Luôn luôn tự trấn an bản thân mình và tự hỏi chính bản thân mình rằng liệu bản thân có quá nhạy cảm với những sự việc đang diễn ra hay không.
- Luôn cảm thấy mình trong tình trạng hoang mang không định hướng được mục đích thực sự của mình là gì và trong trạng thái cảm thấy bản thân gần như bị hóa điên khi gặp phải một vấn đề nào đó.
- Thường xuyên cảm thấy mình có lỗi và xin lỗi người khác, họ luôn trong trạng thái lo sợ về hành vi của mình và luôn luôn xin lỗi người khác về những việc của mình đã làm.
- Tự cô lập chính bản thân mình, giấu giếm những vấn đề mà mình gặp phải, không muốn chia sẻ với những người xung quanh để không phải giải thích về các lý do.
- Luôn cảm thấy bản thân mình không được hạnh phúc, dễ bị tổn thương bởi những lời nói, hành động của những người xung quanh.
- Cảm thấy bản thân bị cô đơn mặc dù xung quanh có rất nhiều người thân, trong tâm trí luôn nghĩ rằng mọi người xung quanh cô lập mình, không muốn tiếp xúc với mình.
- Luôn cảm thấy những điều bất lợi những bất hạnh hoặc những sự kiện kinh khủng nào đấy có thể đến với mình bất cứ lúc nào hoặc bạn luôn lo lắng sự kiện đấy có thể xảy ra với gia đình, bạn bè, người thân của mình.
- Không quyết đoán trong việc đưa ra các quyết định. Mỗi lần những người bị thao túng về tâm lý đứng trước một quyết định một lựa chọn nào đó tcho bản thân mình họ đều suy nghĩ đắn đo rất lâu bởi họ không tin tưởng được vào quyết định của chính bản thân mình.
Biểu hiện của những người có hành vi thao túng về tâm lý
Những người có hành vi thao túng tâm lý của người khác thường có những biểu hiện như sau:
1. Có hành vi hạ thấp người khác
- Biểu hiện cụ thể của hành vi này chính là việc không công nhận những thành quả, kết quả mà người khác cố gắng đạt được.
- Hành vi này xuất phát từ việc người thực hiện hành vi có thái độ ghen tị với những người có thành công ở một lĩnh vực, nội dung nào đấy, họ không muốn người khác tốt hơn mình, họ muốn những người khác cũng giống như họ, không được hơn họ trong mọi trường hợp.
2. Hành vi chỉ trích
- Biểu hiện của hành vi này là một người liên tục có những lời nói nhằm hạ thấp danh dự, uy tín của người khác bằng cách cố tình lan truyền những thông tin về điểm yếu, những sai sót của người khác.
- Cố tình bới móc, chỉ trích cả những lỗi lầm không đáng kể của người khác khiến cho người bị chỉ trích cảm thấy bất cứ hành vi nào của mình cũng là sai, cũng gây ảnh hưởng đến người khác từ đó làm nhụt ý chí của họ.
- Ngoài ra những người này còn cố tình lấy những sai lầm cá nhân của người bị chỉ trích làm đòn bẩy tâm lý điều khiển hành vi của người đã từng mắc sai lầm làm trái với ý định của họ.
3. Hành vi đe dọa
- Hành vi này thường thể hiện ở chỗ một người nào đó nắm được những điểm yếu của đối phương hoặc họ nắm trong tay một quyền lực nhất định khiến người khác e dè, sợ hãi.
- Họ điều khiển người khác bằng cách đưa ra các yêu cầu mà nếu người được yêu cầu không thực hiện thì họ sẽ đe dọa thực hiện một việc nào đấy gây ra những tổn hại, những bất lợi cho người được yêu cầu.
4. Bạo hành tâm lý thông qua mạng xã hội và ngoài đời thực
- Hành vi này thể hiện ở chỗ một người cố tình lan truyền những thông tin không đúng sự thật, những tin đồn xấu, những tin đồn thất thiệt trên các phương tiện về thông tin đại chúng như mạng xã hội,......
- Ngoài ra hành vi này còn thể hiện ở việc một người nào đấy luôn cho mình là đúng là chuyên gia trong một vấn đề nào đấy và áp đặt những suy nghĩ, những quan điểm của mình lên người khác khiến cho người đó cảm thấy ý kiến của mình không đúng.
5. Hành vi bóp méo sự thật
- Hành vi này được biểu hiện ở chỗ một người có những hành vi sai trái và khi người khác bắt đầu nghi ngờ về hành vi sai trái của họ thì họ sẽ có những động thái là đưa ra những thông tin, hành động khiến cho người nghi ngờ tin vào mình và khiến cho người nghi ngờ cảm thấy những suy nghĩ, những nghi ngờ của mình là sự ảo tưởng, không có thật. Trường hợp này thường sẽ xảy ra ở trong các mối quan hệ về tình cảm ví dụ như việc ngoại tình.
6. Hành vi phớt lờ, không quan tâm
- Biểu hiện đặc trưng nhất của hành vi này chính là việc im lặng, không quan tâm, để tâm đến những gì đối phương nói với mình, phớt lờ hết tất cả những hành động, những động thái của đối phương mặc kệ đối phương muốn làm gì thì làm.
7. So sánh mọi người với nhau
- Đây là hành vi của một người luôn đưa người khác lên "bàn cân" để so sánh ai hơn, ai kém, so sánh thế mạnh của người này như thế nào để nhằm hạ thấp người bị so sánh cùng, việc so sánh này được hiểu là so sánh không cân bằng hoặc là cố tình tạo ra sự không cân bằng để cho người bị so sánh cảm thấy bản thân mình không hoàn hảo và tự ti vào những khả năng của mình.
Cách giải quyết khi bị thao túng tâm lý
Hành vi thao túng tâm lý rất dễ xảy ra trong cuộc sống đặc biệt là trong những mối quan hệ thân quen nhưu người thân trong gia đình, bạn bè, hoặc mối quan hệ công việc (đồng nghiệp) trong công ty. Do đó mỗi người cần phải chủ động sáng suốt để nhận biết và chủ động tránh những hành vi này, ví dụ như sau:
- Hạn chế tiếp xúc với những người có các biểu hiện hoặc có những xu hướng thể hiện tình cảm thái quá hoặc là việc thể hiện tình cảm của họ trái với cảm xúc thật của họ (giả tạo);
- Khi gặp trường hợp người khác bác bỏ, hạ thấp những thành quả, những cố gắng của mình để nhằm mục đích hạ thấp thì phải có những lời nói hoặc cử chỉ để khẳng định và đưa ra quan điểm khiến người khác phải xem xét và ghi nhận những nhận định quan điểm của mình.
- Khi gặp những trường hợp khó hoặc rơi vào những trường hợp bí bách chưa biết xử lý như thế nào thì không nên vội vàng, có thể dành cho bản thân một chút thời gian để xem lại, nhìn nhận lại những sự việc đã xảy ra để biết sự việc nào là đúng và sự việc nào là sai rồi mới đưa ra quyết định.
Trên đây là nội dung Reviews365 đã sưu tầm và biên soạn. Thao túng tâm lý có thể xảy ra bất kỳ nơi đâu khiến bạn áp lực, tự ti và ảnh hưởng sức khỏe nói chung. Cần tỉnh táo nhận biết các dấu hiệu của các hành vi thao túng tâm lý để cân bằng và đảm bảo sức khỏe tinh thần của chính mình!
Để lại bình luận
5