1. Ngành công nghiệp thời trang và vấn đề bảo vệ môi trường

Quần áo là nhu cầu quan trọng đối với con người nhưng có một thực tế khắc nghiệt là ngành thời trang đang gây ô nhiễm và tàn phá môi trường rất lớn. Ngành thời trang là một trong những ngành gây ô nhiễm nhất thế giới. Đặc biệt thời trang nhanh (fast fashion) đã thống trị và định hình lại ngành thời trang kể từ thập niên 1990. Mảng thời trang này là nguyên nhân chính gây ra phát thải khổng lồ khí hiệu ứng nhà kính và các tác động tàn phá môi trường.

Theo thống kê của Chương trình Môi trường LHQ, ngành công nghiệp thời trang nhanh tiêu thụ nước nhiều thứ 2 thế giới và chiếm từ 8 – 10% lượng khí carbon phát thải, nhiều hơn lượng phát thải từ các máy bay và tàu thủy cộng lại.

Thời trang và môi trường - Đã đến lúc phải thay đổi!
Ngành công nghiệp thời trang và vấn đề bảo vệ môi trường

Vậy quần áo chúng ta mặc tàn phá môi trường bằng cách nào?

Thời trang nhanh phát triển, thừa quần áo và hệ lụy:

Thời trang nhanh là một mô hình kinh doanh thúc đẩy việc sản xuất nhanh chóng các quần áo giá rẻ để đáp ứng xu hướng thời trang mới nhất và thường chỉ xuất hiện trên phố trong vài tuần lễ . Ngày nay, mô hình này đã thống trị trong ngày thời trang. 

Hệ quả của xu hướng này chính là nhu cầu mua quần áo của người dân có thể tăng gấp 5 lần so với trước đó. Điều này dẫn đến tình trạng lãng phí, ô nhiễm, và các công xưởng quần áo với điều kiện làm việc tồi tàn. 

Đặc biệt, khi giới trẻ đang ngày càng quan tâm đến ăn mặc và "mốt", họ có thể mua những lô quần áo và thậm chí không mặc để bắt kịp xu hướng. Quần áo bỏ đi là một nguồn gây ô nhiễm.

Thời trang và môi trường - Đã đến lúc phải thay đổi!
Ngành công nghiệp thời trang và vấn đề bảo vệ môi trường

Quần áo giá rẻ, chất lượng kém.

Thời trang nhanh cũng khuyến khích sản xuất các bộ quần áo chất lượng thấp hơn. Chất lượng và độ bền đã bị đẩy sang một bên để nhường chỗ cho quần áo giá rẻ đáp ứng thị hiếu trước mắt nhưng sẽ nhanh chóng lỗi mốt vào mùa năm sau. Hậu quả nghiêm trọng nhất của thực trạng này là việc nó dẫn tới số lượng khổng lồ quần áo bỏ đi chất đống ở các bãi chôn rác. Theo thống kê, vào năm 2014, các bãi chôn rác ở Mỹ tiếp nhận tới 10,46 triệu tấn quần áo. Chỉ khoảng 15-20 số quần áo thừa dành cho các cửa hàng từ thiện là có mặt được trên các giá của các cửa hàng này vì đơn giản là số lượng của chúng quá lớn.

Chất liệu quần áo không thân thiện với môi trường

Quần áo gồm nhiều loại chất liệu, thường là kết hợp các loại sợi khác nhau – tất cả đều có ích lợi và nhược điểm xét về độ thoải mái với người mặc, độ bền và chi phí sản xuất. Riêng cotton (sợi bông) có trong 40% tất cả các quần áo, còn các sợi tổng hợp (như là polyester và nylon) có mặt trong 72% số quần áo. Cả hai chất liệu này đều bị chỉ trích vì tác động xấu lên môi trường.

Cotton là một loài cây tiêu thụ rất nhiều nước. Trong khi đó, Các sợi polymer tổng hợp thì được chế tạo chứ không trồng được như cotton. Việc sản xuất nylon tạo ra nitrous oxide (đinitơ oxit, khí gây cười) – đây là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn cả carbon dioxide (CO2) tới 300 lần.

2. Thời trang và môi trường - Đã đến lúc phải thay đổi!

Vòng xoay mua - vứt bỏ - mua lặp đi lặp lại nhiều lần là một trong các nguyên nhân tàn phá môi trường. Để giảm thiểu tình trạng này, "thời trang bền vững" đang được ủng hộ mạnh mẽ.

Thời trang bền vững - thời trang của tương lai

Có thể giải thích một cách dễ hình dung, rằng thời trang bền vững là việc sử dụng chất liệu an toàn, có thể tái sử dụng, tự phân huỷ và quy trình sản xuất tiết kiệm, an toàn, hạn chế tối đa tiêu thụ tài nguyên nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đồng thời, quy trình sản xuất còn phải đảm bảo quyền lợi công bằng và tiền lương cho người tham gia vào quá trình lao động trong ngành thời trang.

Giá của một sản phẩm thời trang bền vững luôn cao hơn nhiều so với thời trang nhanh. Vì thế, việc bắt trend, theo xu hướng cũng bị hạn chế nhiều. Tuy nhiên, việc chạy theo xu hướng không phải là định nghĩa cái đẹp. Cái đẹp xuất phát từ chính con người, chính vì thế hãy chọn những trang phục khiến bạn thoải mái, tự tin nhất. 

Ngoài ra, khuyến khích người dân mua quần áo theo mùa cũng là một cách giảm thiểu hậu quả xấu của ngành công nghiệp thời trang.

Thời trang thiên nhiên và Thời trang tái chế

Vải sợi thiên nhiên là những loại vải có nguồn gốc lấy trong tự nhiên như sợi bông, sợi tơ tằm, sợi gai, … Một số thương hiệu ngày nay còn sử dụng các loại sợi organic, một loại sợi không sử dụng bất cứ hoá chất độc hại nào trong quá trình canh tác, trồng trọt.

Thời trang và môi trường - Đã đến lúc phải thay đổi!
Hoa hậu Khánh Vân và bộ cánh từ vỏ hàu

Ngoài ra, chúng ta còn có các loại vải thiên nhiên có nguồn gốc từ động vật như lông cừu, dê, … Trong quá trình chăn nuôi, động vật đòi hỏi được đảm bảo về môi trường sống, thể chất, tinh thần và quyền được thể hiện tập tính đặc trưng của loài. 

Vải tái chế là một chất liệu được ưa chuộng trong ngành có nhiều nguồn gốc: nhựa PET, vải vụn, lốp xe, bã Cafe, rác thải, …. Nó giải quyết được tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” của vực rác thải thời trang ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái.

Thêm vào đó, quá trình tái chế có thể tiết kiệm được nhiều tiền lẫn công sức hơn so với việc sản xuất sản phẩm mới. Đây là chính là một vòng lặp khép kín và có thể được vận hành, sử dụng và tái chế trong lâu dài.

Thời trang và môi trường - Đã đến lúc phải thay đổi!
Thời trang tái chế từ rác thải
Thời trang và môi trường - Đã đến lúc phải thay đổi!
Thời trang tái chế từ ni lông

Re-use, Thời trang đã qua sử dụng.

Mua đồ đã qua sử dụng (Second hand) đang dần trở thành xu thế phổ biến của GenZ. Việc mua những món đồ này giúp ngành thời trang ít bị vứt bỏ ra ngoài môi trường. Đồng thời, các bạn có thể mua những món đồ đó rẻ hơn giá gốc rất nhiều.

Thời trang và môi trường - Đã đến lúc phải thay đổi!
Re-use, Thời trang đã qua sử dụng.

Như vậy, Thời trang bền vững đang là xu hướng mới của ngành công nghiệp may mặc. Hy vọng, qua bài viết này, bạn đọc sẽ có những kiến thức hữu ích!

424, Theo Reviview 365 tổng hợp