Thuốc điều trị sau tai biến mạch máu não là điều nhiều người quan tâm khi gia đình có người bị tai biến, trong bài viết này, chúng tôi đã tổng hợp một số thông tin cơ bản về các loại thuốc điều trị sau tai biến. Giúp bạn có có góc nhìn tổng quan về các sản phẩm này.

Tai biến mạch máu não là bệnh lý nghiêm trọng, có thể dẫn đến tàn phế, bại liệt, thậm chí tử vong. Việc phát hiện và điều trị kịp thời, nhanh chóng căn bệnh này là vô vùng quan trọng, có tính quyết định việc hồi phục hoặc hạn chế hậu quả do bệnh gây ra.

Tai biến mạch máu não hay đột quỵ não là một trong các bệnh lý mạch máu não nguy hiểm và phổ biến nhất. Bệnh diễn ra khi lượng máu đưa lên não bị ngừng đột ngột, do các mạch máu não bị tắc hoặc vỡ. Dạng tai biến thường gặp nhất thường gặp ở người cao tuổi. Lúc này sức khỏe, khả năng đề kháng của người già đã bị suy yếu, khiến tỷ lệ tử vong ở độ tuổi này rất cao.

Tìm hiểu thêm: Tai biến là gì? Tổng quan về bệnh Tai biến mạch máu não và các di chứng 

Phân tích một số nguyên nhân gây ra bệnh tai biến mạch máu não

Sau đây là một số nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não phổ biến. 

  • Cao huyết áp: Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai biến mạch máu não. Những người có tiền sử huyết áp cao có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao gấp 2,5 lần so với những người không mắc bệnh.
  • Xơ vữa động mạch: Do có mảng xơ mỡ đóng ở thành mạch máu ngày càng dày lên khiến lòng mạch hẹp dần lại, máu ứ lại, đóng thành cục máu đông gây ra tình trạng tắc mạch tại chỗ hoặc chạy lên cao làm tắc các mạch máu phía sau, gây tai biến.
  • Bệnh tim: Tim đập không đều (loạn nhịp tim, bệnh rung nhĩ) hoặc van tim bị hẹp… khiến máu không lưu thông tốt, phần máu ứ đọng đóng lại thành cục máu đông trong tim. Một mảnh của cục máu này có thể bị vỡ ra và trôi theo dòng máu lên não và mắc kẹt lại tại đó làm tắc nghẽn mạch máu não.
  • Bệnh mạch máu nhỏ: ở người tăng huyết áp, đái tháo đường lâu năm không được điều trị tích cực, các động mạch nhỏ trên não bị hư hỏng và tắc nghẽn, không thể cấp máu cho não được nữa cũng gây thiếu máu não.
  • Xuất huyết não – chảy máu não: Mạch máu trong não bị vỡ, máu không đến nuôi não được mà chảy tràn ra, gây chèn ép vào não khiến não bị hư hại. Tăng huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến vỡ mạch máu não, xảy ra khi tăng huyết áp lâu ngày không được điều trị tốt.
  • Hút thuốc lá cũng được xem là một tác nhân quan trọng gây tai biến mạch máu não.
  • Các nguyên nhân khác: Dị dạng mạch máu não, thoái hóa mạch máu não, u não, bệnh máu khó đông, bệnh tiểu đường…

Các loại thuốc chữa tai biến cho người bệnh

Với những di chứng nặng nề mà căn bệnh tai biến mạch máu não để lại cho người bệnh. Ngoài việc phẫu thuật, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc để điều trị đối với bệnh nhân tai biến nhẹ. Ngoài ra các loại thuốc chống đột quỵ Hàn Quốc hoặc Nhật Bản cũng được sử dụng nhằm hỗ trợ cho quá trình điều trị.

Thuốc điều trị sau tai biến mạch máu não do nguyên nhân nhồi máu não

Dưới đây là 3 nhóm thuốc chính được sử dụng trong điều trị tai biến do nhồi máu não. Dựa vào tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra nhóm thuốc phù hợp.

  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu: Đây là loại thuốc chữa tai biến thường xuyên được sử dụng. Loại thuốc này sẽ giúp phá vỡ các đám tiểu cầu ra, từ đó loại bỏ tình trạng vón cục tiểu cầu gây tắc mạch. Aspirin là loại thuộc tiêu biểu của nhóm thuốc phòng chống tai biến này. Điều trị kháng tiểu cầu aspirin liều thấp (75-150 mg/ngày) có hiệu lực như aspirin liều cao, nhưng ít tác dụng phụ hơn. Sử dụng aspirin phối hợp với dipyridamole để tăng hiệu lực cao hơn chỉ dùng aspirin trong phòng ngừa tái phát tai biến mạch máu não. Clopidogrel có hiệu lực phòng ngừa tái phát tai biến mạch máu não giống như aspirin (và có thể tốt hơn). Thuốc ít tác dụng phụ về dạ dày nhưng lại gây tiêu chảy và có giá thành cao hơn.
  • Thuốc chống đông máu: Khi bị rối loạn các yếu tố đông máu gây tình trạng huyết khối trong lòng mạch. Các cục máu đông sẽ gây tắc nghẽn mạch máu não gây tai biến cho người bệnh. Các thuốc chống đông máu như Heparin, Coumarin, Indandion và Coumarin. Những loại này sẽ làm tan các cục máu đông là giúp ngăn ngừa hình thành huyết khối. Cần điều trị kháng đông warfarin cho tất cả các bệnh nhân tai biến mạch máu não có rung nhĩ. Điều trị warfarin cho người bệnh có chỉ định kháng đông cần được duy trì suốt đời. Bệnh nhân tai biến cấp có van tim nhân tạo và có rung nhĩ cần được điều trị bằng aspirin cộng với warfarin (INR 3,0-4,5)
  • Thuốc bảo vệ tế bào não: Đây là nhóm thuốc có tác dụng tăng cường chất dinh dưỡng cho não bộ. Với các dưỡng chất được cung cấp, các tế bào não sẽ phục hồi tổn thương nhanh hơn. Đồng thời giúp ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông cho người bệnh. Hiện nay nhóm thuốc này gồm có các loại thuốc tiêu biểu Nootropil, Duxil, Strugeron và Cerebrolysin.

Ngoài 3 nhóm thuốc chữa tai biến do nhồi máu não được giới thiệu ở trên thì có rất nhiều loại thuốc khác được sử dụng. Bạn có thể sử dụng thuốc hạ mỡ máu để tránh tắc mạch, thuốc hạ huyết áp tránh tổn thương mạch.

Thuốc điều trị sau tai biến mạch máu não do xuất huyết não

Thuốc uống chống tai biến mạch máu não do nguyên nhân xuất huyết não gồm có 3 nhóm chính. Với 3 nhóm thuốc này, việc điều trị tai biến do xuất huyết sẽ đem lại hiệu quả cao.

  • Thuốc cầm máu: Các tổn thương do xuất huyết não nếu không được cầm máu kịp thời sẽ lan rộng. Để các di chứng tai biến mạch máu não là ít nhất thì người ta sử dụng thuốc uống chữa tai biến có tác dụng cầm máu. Hai loại thuốc uống chữa tai biến tiêu biểu của nhóm này là Hemocaprol và Transamin.
  • Thống chống co thắt mạch máu: Hiện nay thuốc chống co thắt mạch được dùng theo đường truyền. Người ta sẽ sử dụng sau khoảng 5-7 ngày sau khi cơn tai biến xảy ra. Sau đó mới sử dụng đến thuốc chống co thắt mạch theo đường uống. Để việc sử dụng thuốc uống chống tai biến nhóm chống co thắt mạch máu hiệu quả cần điều trị trong 3 tuần. Mọi người có thể biết đến loại thuốc chống co thắt mạch phổ biến là Nimotop.
  • Thuốc bảo vệ tế bào não: Thuốc Cerebrolysin, Citicoline, Cavinton hay Stugerton là các loại thuốc phục hồi, bảo vệ tế bào não rất tốt.

Các loại thuốc điều trị sau tai biến mạch máu não

Điều trị kháng tiểu cầu: Aspirin và các thuốc ức chế tiểu cầu dùng sớm có tác dụng dự phòng tai biến mạch máu não tái phát. Điều trị kháng tiểu cầu aspirin liều thấp (75-150 mg/ngày) có hiệu lực như aspirin liều cao, nhưng ít tác dụng phụ hơn. Sử dụng aspirin phối hợp với dipyridamole để tăng hiệu lực cao hơn chỉ dùng aspirin trong phòng ngừa tái phát tai biến mạch máu não. Clopidogrel có hiệu lực phòng ngừa tái phát tai biến mạch máu não giống như aspirin (và có thể tốt hơn). Thuốc ít tác dụng phụ về dạ dày nhưng lại gây tiêu chảy và có giá thành cao hơn.

Điều trị kháng đông: Cần điều trị kháng đông warfarin cho tất cả các bệnh nhân tai biến mạch máu não có rung nhĩ. Điều trị warfarin cho người bệnh có chỉ định kháng đông cần được duy trì suốt đời. Bệnh nhân tai biến cấp có van tim nhân tạo và có rung nhĩ cần được điều trị bằng aspirin cộng với warfarin (INR 3,0-4,5)

Điều trị hạ áp: Điều trị hạ áp cho bệnh nhân tai biến mạch máu não bằng thuốc “perindopril + indapamide” hoặc ramipril có làm giảm tỷ lệ tái phát tai biến, nhồi máu cơ tim và tử vong do bệnh mạch máu, bất kể là huyết áp có thể chỉ bằng 130/70 mm Hg.

Điều trị cao huyết áp bằng thuốc khác có thể cũng cho kết quả hạ áp tương tự.

Khi nào thì khởi động điều trị cao huyết áp?

  • Đối với bệnh nhân huyết áp bình thường, nên chờ cho tới khi bắt đầu xuất hiện dấu hiệu phục hồi.
  • Đối với bệnh nhân đã bị cao huyết áp, nên bắt đầu điều trị sớm hơn.

 Điều trị giảm cholesterol máu:

  • Các thử nghiệm trên lâm sàng cho thấy, việc dùng statin cho bệnh nhân nhân đau thắt ngực và bệnh nhân nhồi máu cơ tim có làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não hoặc nguy cơ tái phát tai biến mạch máu não.
  • Nên chỉ định dùng statin cho tất cả các bệnh nhân đã bị tai biến mạch máu não.
  • Ngoài ra, việc phục hồi chức năng cho bệnh nhân cũng cần được tiến hành toàn diện, sớm theo các giai đoạn tiến triển của bệnh.
  • Bài viết tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn trên mạng, do đó các bạn chỉ dùng để tham khảo. Các loại thuốc điều trị sau tai biến mạch máu não cần được sử dụng theo đúng đơn thuốc và chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua và dùng không tuân theo ý kiến bác sĩ.

*) Các thông tin trong bài viết, được tổng hợp  từ các nguồn trên Internet, do đó chỉ nên sử dụng để tham khảo thông tin. Trong các trường hợp cần thiết, bạn nên trực tiếp lấy ý kiến tư vấn từ bác sĩ chuyên môn.

7, Theo Reviview 365 tổng hợp