- Sự thật phũ phàng của cuộc sống - Thứ gì càng giữ chặt, càng dễ mất
- Những điều không nên chia sẻ lên mạng xã hội để cuộc sống bình yên
- Câu chuyện cuộc sống về khiêm tốn - Bạn có biết trời cách đất bao nhiêu
Ngày qua ngày, bạn căng thẳng, mệt mỏi vì chạy theo những vấn đề liên tục xảy ra trong cuộc sống mà quên mất chính mình và thậm chí cả những người thân yêu nhất. Không thể cân bằng cuộc sống đã khiến bạn ngày càng kiệt sức và hoang man giữa cuộc đời này.
Có thể nói, quá trình tìm kiếm sự cân bằng trong cuộc sống diễn ra không có điểm dừng. Đơn giản là vì cuộc sống luôn thay đổi. Nên thường xuyên đánh giá tình hình hiện tại thì mới mong có thể tìm lại cân bằng cuộc sống và công việc.
1. Học cách biết ơn và sống tích cực
Để cân bằng cuộc sống và công việc bạn cần bình lặng nghĩ về cuộc sống xung quanh, hãy tự hỏi mình phải biết ơn điều gì? Hãy dành vài phút mỗi ngày để viết ra ít nhất 5 thứ mà bạn hiểu rằng cần cảm ơn. Đó là một cách hiệu quả để đánh giá có bao nhiêu việc đã diễn ra đi đúng hướng cuộc đời bạn.
2. Đơn giản hóa mọi vấn đề
Cuộc sống đâu chỉ mỗi có công việc. Nếu bạn bận từng giây từng phút không có thời gian cho những việc khác lý do chủ yếu là bạn không biết sắp xếp những ưu tiên của cuộc sống. Nên biết nói không với những gì bạn không sẵn sàng để tập trung vào những điều quan trọng.
Chọn cách sống đơn giản hơn, đừng quá cầu toàn. Mỗi ngày chỉ có 24 tiếng và bạn phải tối ưu hết tất cả các công việc trong khoảng thời gian này.
3. Vui chơi để cân bằng cuộc sống và công việc
Nếu trong đầu của bạn chỉ có những suy nghĩ về công việc nghĩa là hành động của bạn cũng như vậy. Thử sắp xếp lại thời gian để chỉ cần 1 tiếng trọn vẹn buổi tối bỏ hết điện thoại, công việc, lo toan sang một bên để chơi với con, tận dụng thời gian này để vui đùa cùng con bạn sẽ thấy bớt áy náy khó chịu vì không có thời gian cho con. Hơn nữa, khi quay lại công việc mọi thứ cũng trở nên hiệu quả hơn. Bạn yêu thương mọi người nhưng cũng đừng quên để cho gia đình biết rằng họ quan trọng thế nào với bạn.
4. Chia sẻ việc nhà
Nếu chỉ một người phải lo toan hết việc nhà sẽ tạo cảm giác nặng nề cho không khí gia đình, vì thế hãy khiến việc nhà trở thành niềm vui, là cơ hội chia sẻ của cả gia đình. Vợ chồng và con cái – thậm chí cả trẻ nhỏ – cũng có thể hỗ trợ lẫn nhau trong công việc hằng ngày. Các con cũng có thể giúp những việc nhỏ và đơn giản để chúng cảm thấy có ích khi được phụ bố mẹ.
Hãy bắt đầu bằng việc cùng ngồi xuống bên nhau và thoả thuận, phân công. Đừng xem thường việc này vì chia sẻ công việc sẽ mang lại cho mỗi thành viên nhiều thời gian hơn và quan trọng là nó tạo ra sự gắn bó trong gia đình.
5. Học cách sống khôn ngoan với áp lực cuộc sống
Đừng bao giờ trốn tránh những áp lực trong cuộc sống vì chúng sẽ không bao giờ tự bỏ bạn mà đi. Thực tế là hết vấn đề này sẽ có những vấn đề khác liên tiếp xảy ra. Điều quan trọng là cách bạn phản ứng lại như thế nào với chúng.
Áp lực không hẳn là xấu vì chúng tạo cho chúng ta động lực để phấn đấu, để chúng ta biết rằng mình đang đi sai đường – con đường không thể dẫn đến thành công. Nếu bạn không biết sống chung với áp lực bạn sẽ bị chúng “hạ gục”.
Hãy xem áp lực này là điều tất nhiên phải có trong cuộc sống này và đừng quá tập trung vào nó vì bạn vẫn còn những mối bận tâm khác như gia đình, tình yêu, sức khỏe, tín ngưỡng…
6. Chăm sóc bản thân
Đừng để đến khi ốm bạn mới thấy sức khỏe quý giá đến nhường nào. Lúc đó công việc bị bỏ bê, kế hoạch bị trì trệ, áp lực càng lúc càng tăng lên, vì thế trước hết phải ưu tiên chăm sóc bản thân vì chỉ khi có sức khỏe tốt thì mới dễ dàng xử lý áp lực có thể xuất hiện trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Không chỉ dành thời gian tập thể dục mà bạn cần chú ý tới chế độ ăn uống cân bằng, bổ dưỡng và nghỉ ngơi khi cơ thể cần.
7. Bỏ thói chần chừ
Khi có việc cần làm, hãy làm ngay. Sự lảng tránh và chần chứ đôi khi tốn nhiều sinh lực hơn là việc thực sự tiến hành ngay lập tức.
Một khi đã bắt tay vào thực hiện hãy tạm quên đi cảm giác miễn cưỡng lúc bắt đầu để chỉ tập trung vào công việc. Để đỡ cảm thấy căng thẳng hãy bắt đầu với những phần đơn giản nhất, rồi bạn sẽ thấy thoải mái để bước vào những phần khó khăn hơn.
8. Bình tĩnh tháo gỡ các yêu cầu
Có quá nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ mà bạn phải thực hiện nhưng bạn đâu có thể làm hài lòng tất cả? Điều này dẫn đến phải có những lựa chọn. Khi đó, hãy tự hỏi: “Nếu tôi thực hiện điều này thì nó có làm cho tôi và gia đình tôi hạnh phúc hơn?”.
Đừng để ý tới những lựa chọn tốn thời gian quý báu mà lại vô bổ. Nên suy nghĩ và mong đợi khách quan về bản thân và người khác, đồng thời học cách thích nghi trong mọi tình huống, khi thành thói quen bạn sẽ có cuộc sống cân bằng mong muốn.
9. Biết lắng nghe cơ thể mình
Không ai hiểu cơ thể bạn bằng chính bạn, chỉ là bạn thường xuyên không để ý tới nó mà thôi. Hãy theo dõi khi nào sinh lực của bạn tốt nhất và tồi tệ nhất. Theo dõi nhịp sinh học cơ thể để biết cách tối đa hóa các chu kỳ tự nhiên.
Trước khi đi ngủ, hãy dành vài phút để nghĩ về hôm nay và hình dung tới ngày mai. Tập thói quen lên danh sách các mục tiêu chính cần làm vào ngày mai để đảm bảo bạn không đi lạc hướng.
Để lại bình luận
5