- Thuốc nhuộm tóc có gây ung thư không?
- Có 5 loại ung thư có tính di truyền cao bạn nhất định phải biết
- Đâu là nguyên nhân khiến số lượng bệnh đột quỵ gia tăng mạnh?
Đây là bài phản ánh trên trang cá nhân của một thanh niên tên là T.Đ, 27 tuổi đã kể lại cuộc sống của mình sau khi mắc bệnh bạch cầu cấp dòng lympho T, hay còn gọi là ung thư máu.
Căn bệnh này có tỷ lệ mắc là 0,67 trên 100.000. Bệnh có thể chết trong vòng 3 tháng kể từ khi khởi phát và tỷ lệ sống sót trên lâm sàng là hơn một năm. Gần đây, MC Diệu Linh cũng đã qua đời vì mắc căn bệnh ung thư máu ở tuổi 29 đầy trẻ trung.
Bệnh ung thư ngày càng trẻ hóa. Những nỗi đau “người đầu bạc tiễn người đầu xanh” cũng dần nhiều hơn trong sự bất lực. Vì lẽ đó, T.Đ muốn dùng kinh nghiệm của bản thân để nhắc nhở mọi người cần quan tâm hơn tới sức khỏe của mình.
Tại sao tôi lại mắc căn bệnh này?
T.Đ cho biết rằng, “Tôi đã suy nghĩ rất lâu, kể từ khi được thông báo kết quả bệnh tình, rằng tại sao tôi lại mắc phải căn bệnh này? Y học hiện đại đã xác nhận rằng mỗi người đều có khả năng bị ung thư. Chỉ là, căn bệnh có khởi phát hay không mà thôi. Và không may thay, tôi nghĩ, chính những thói quen tai hại của mình đã vô tình kích thích mầm mống ung thư tỉnh dậy và tạo điều kiện cho chúng phát triển một cách thuận lợi.”
1. Căng thẳng, lo lắng đến mất ngủ
T.Đ là người rất khắt khe với bản thân, thường xuyên tạo áp lực lên chính mình nên lúc nào, cậu cũng sống trong lo lắng, thậm chí có khi lo lắng đến mức cả đêm không ngủ được.
2. Luôn sử dụng đồ ăn sẵn
Thiếu ngủ, giấc ngủ chất lượng kém khiến T.Đ trường kỳ dậy muộn, không kịp sử dụng bữa sáng. Sau khi tốt nghiệp đại học, cậu làm việc tại thủ đô. Cuộc sống tại thành phố hiện đại và tấp nập cũng khiến cậu chịu nhiều áp lực, lại càng không có nhiều thời gian để nấu ăn một bữa đàng hoàng cho bản thân.
Đó là lý do T.Đ thường xuyên sử dụng đồ ăn sẵn, hoặc thậm chí là bỏ bữa.
3. Thường xuyên ngủ muộn, thức khuya
Vào đêm muộn, cuối cùng cũng có chút thời gian cho bản thân, T.Đ cũng như bao người trẻ khác, không muốn kết thúc khoảng thời gian hạnh phúc này quá nhanh. Từ đó, cậu cũng sinh ra thói quen ngủ muộn, thức khuya liên miên.
Không có thời gian cho một bữa ăn ngon, không có thời gian để tập thể dục tốt, không có thời gian để nghỉ ngơi tốt và không có thời gian để quan tâm tới sức khỏe, đây chính là hiện trạng chung của rất nhiều người trẻ trong xã hội ngày nay.
Bên cạnh đó, thói lười vận động, suốt ngày ngồi hoặc nằm trước màn hình máy tính, tivi, ăn uống không đúng bữa, ăn quá no, nhậu nhẹt liên miên… đều là sự "lười" đã đẩy con người đến nguy cơ bị mắc bệnh ung thư.
Sau khi mắc bệnh, ung thư đã dạy tôi 3 điều
Điều đầu tiên: Mắc bệnh rất tốn kém, vì vậy bạn phải khám sức khỏe định kỳ!
Khám sức khỏe định kỳ đúng là cũng tốn kém. Nếu kiểm tra tất cả hạng mục và chỉ số sức khỏe, bao gồm cả tầm soát ung thư, tổng chi phí có thể lên tới vài chục triệu đồng.
Tuy nhiên, đến khi mắc bệnh, bạn sẽ biết, con số “vài chục triệu” đó nhỏ nhoi đến mức nào. Mỗi lần nhập viện lại là một loạt chi phí xét nghiệm từ lớn tới nhỏ, chụp CT, cộng hưởng từ, điện tâm đồ, lấy máu thường xuyên.
Nếu bạch cầu thấp, để tránh nhiễm trùng, người ta dùng phương pháp tiêm bạch cầu với nhiều mũi định kỳ, liên tục tiêm trong vài ngày. Tiểu cầu thấp cũng phải tiêm. Hồng cầu thấp thì phải truyền máu. Cứ như vậy cho tới khi xét nghiệm các chỉ số máu trở nên bình thường.
Nếu bạn bị sốt hoặc nhiễm trùng thì lại càng tốn kém vì bác sĩ sẽ kiểm tra khắp cả cơ thể mới tìm ra vấn đề. Sau đó lại thêm tiền thuốc kháng sinh. Tình trạng sốt kéo dài cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị tiếp theo.
Như vậy, một cơ thể khỏe mạnh có thể tiết kiệm bao nhiêu tiền?
Điều thứ hai: Bạn sẽ không biết xét nghiệm đáng sợ như thế nào
Đây không còn là vấn đề tiền bạc mà nhiều cuộc xét nghiệm diễn ra đau đớn và khủng khiếp về mặt tâm lý như thế nào.
1. Lấy máu: Nếu một tháng bạn lấy máu một lần thì không sao, nhưng nếu một ngày bạn lấy máu vài lần, riêng việc tìm ven lành lặn để cắm mũi kim tiêm cũng là một vấn đề. Chưa kể sau này, khi bắt đầu hóa trị, các đường ven cũng bị ảnh hưởng bởi dòng hóa chất truyền vào cơ thể, việc lấy máu lại càng khó khăn trăm bề.
2. Thuốc mê: Sử dụng nó sẽ khiến bạn đẩy lùi cơn đau tạm thời, nhưng dùng liên tục trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến não, khiến người ta trở nên bất an về mặt tâm lý.
3. Hóa trị: Hóa chất, hay còn gọi là thuốc độc, sẽ được truyền vào cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư. Đồng thời, các tế bào bình thường cũng “sống dở chết dở” vì nó. Người ta sẽ cảm thấy buồn nôn, táo bón, nôn hoặc bài tiết ra máu, rụng tóc, mệt mỏi, suy giảm nhận thức, dễ căng thẳng và lo lắng, tê liệt, đau nhức, yếu hoặc ngứa các cơ, cá chi...
Hơn nữa, môi trường bệnh viện khiến người ta ăn không ngon, ngủ không yên. Có bệnh nhân đau đớn rên rỉ suốt đêm. Chỉ cần một lần đến thăm khoa Ung bướu, bạn sẽ biết sự sống mong manh nhưng cũng mạnh mẽ thế nào để nhận thức và trân trọng sức khỏe của mình hơn.
Nếu tôi được cho một cơ hội khác để lựa chọn, miễn là tôi khỏe mạnh, tôi sẵn sàng từ bỏ hết mọi thứ khác.
Điều thứ ba: Đừng thức khuya + ăn uống điều độ + tập thể dục điều độ!
1. Không thức khuya
Nếu hỏi 100 người về tác hại của thức khuya thì cả 100 người đó đều có thể trả lời rành mạch, nói có sách, mách có chứng. Nhưng nếu hỏi, bao nhiêu người trong số họ thực sự không thức khuya, con số thực tế lại rất nhỏ nhoi.
Rõ ràng ai cũng biết vấn đề của mình ở đâu, nhưng tại sao mọi người đều không chịu thay đổi?
2. Ăn uống đúng giờ
Khi bị bệnh, các chức năng của cơ thể bắt đầu suy yếu, không hoạt động nữa. Lúc đó, thèm ăn đến mấy cũng không ăn nổi. Vì vậy, hãy luôn ăn ba bữa một ngày, điều độ đúng giờ, cân bằng dinh dưỡng và chăm sóc dạ dày thật tốt khi còn có cơ hội!
3. Tập thể dục vừa phải
Nên dành ra ít nhất 30 phút hoạt động mỗi ngày. Đừng ngồi hay nằm quá lâu!
T.Đ nói: “Ngồi lâu như vậy, chẳng lẽ bạn không thấy mỏi người hay sao? Nếu không muốn chết, làm ơn đứng dậy, đi lại vài phút mỗi giờ đồng hồ.”
Để lại bình luận
5