- Tổng hợp đơn vị tiền tệ của các nước trên thế giới hiện nay có thể bạn chưa biết
- Có bao nhiêu ngôn ngữ trên thế giới? Top 10 ngôn ngữ phổ biến nhất
- Danh sách Tên các nước (quốc gia) trên thế giới bằng tiếng Việt
Kinh tế phát triển, hội nhập quốc tế bùng nổ khiến cho vận chuyển hàng không ngày càng phát triển. Để đáp ứng số lượng hành khách ngày càng tăng, các sân bay cũng đang không ngừng cải thiện và mở rộng cơ sở hạ tầng.
Top 10 những sân bay lớn nhất thế giới
Sân bay là cửa ngõ đưa bạn ra thế giới. Các sân bay cung cấp cơ sở hạ tầng cho máy bay, xử lý các vấn đề nhập cư, vận chuyển hàng hóa và cũng chứa hàng nghìn du khách mỗi năm. Do đó nó cần đủ rộng để có thể hoàn thành tốt những hạng mục công việc này. Dưới đây là Top 10 các sân bay lớn nhất thế giới về diện tích.
Sân bay quốc tế King Fahd (DMM) – King Fahd International Airport
- Diện tích: ~776km²
- Quốc gia: Ả Rập Xê Út
Sân bay Quốc tế King Fahd, còn được gọi là Sân bay Dammam (DMM). Nó được mở cửa hoạt động vào năm 1999. Đây là sân bay chính của 3 hãng hàng không lớn là Saudia, Saudi Gulf Airlines và Flynas. Với diện tích lên tới 776km, DMM là sân bay lớn nhất thế giới hiện nay.
Sân bay có ba nhà ga. Nhà ga chính sáu tầng khai thác các chuyến bay quốc tế và nội địa. Nhà ga Aramco phục vụ các hãng hàng không tư nhân do Saudi Aramco điều hành. Nhà ga Hoàng gia phục vụ hoàng gia Ả Rập Xê Út, khách chính thức và các quan chức chính phủ. Sân bay Dammam có hai đường băng.
Sân bay quốc tế Denver (DEN) – Denver International Airport
- Diện tích: ~135,7 km²
- Quốc gia: Hoa Kỳ
Sân bay Quốc tế Denver bắt đầu hoạt động vào năm 1995. Sân bay này là trung tâm hoạt động chính của hãng hàng không United Airlines và Frontier Airlines, cũng là cơ sở của Southwest Airlines (LUV).
Sân bay Denver có một nhà ga, được kết nối với ba sân bay chính giữa A, B và C. Sân bay có tận sáu đường băng.
Sân bay quốc tế Dallas/Fort Worth (DFW) – Dallas/Fort Worth International Airport
- Diện tích: ~ 69,5 km²
- Quốc gia: Hoa Kỳ
Sân bay Quốc tế Dallas bắt đầu hoạt động vào năm 1974. Sân bay này là trung tâm hàng không chính của American Airlines (A1G) (AAL).
Sân bay Dallas có năm nhà ga. Nhà ga A đã được hãng hàng không American Airlines (A1G) (AAL) chiếm giữ hoàn toàn. Các nhà ga B, C, D, E còn lại phục vụ các chuyến bay quốc tế và nội địa. Sân bay có tổng cộng bảy đường băng. Sân bay DFW là sân bay duy nhất trên thế giới có bốn đường băng trải nhựa dài hơn 4.000m có thể sử dụng được.
Sân bay quốc tế Washington Dulles (IAD) – Washington Dulles International Airport
- Diện tích: ~ 52,6 km²
- Quốc gia: Mỹ
Sân bay Quốc tế Washington Dulles, thường được gọi là Sân bay Quốc tế Dulles, bắt đầu hoạt động vào năm 1962. Sân bay này là trung tâm hoạt động đầu tiên và chính của hãng hàng không United Airlines.
Khu phức hợp nhà ga của sân bay bao gồm một nhà ga chính và hai tòa nhà ga hàng không là A/B và C/D. Sân bay Dulles có bốn đường băng.
Sân bay quốc tế Orlando (MCO) – Orlando International Airport
- Diện tích: ~ 50,9 km²
- Quốc gia: Hoa Kỳ
Sân bay này bắt đầu dịch vụ thương mại vào năm 1981. Sân bay Orlando là sân bay chính của JetBlue (JBLU), Southwest Airlines (LUV) và Spirit Airlines (S64) (SAVE).
Sân bay Orlando có hai nhà ga chính là A và B. Mỗi nhà ga được chia thành 2 nhằm cùng khai thác các chuyến bay quốc tế cũng như nội địa. Sân bay có bốn đường băng.
Sân bay quốc tế Đại Hưng Bắc Kinh (PKX) – Beijing Daxing International Airport
- Diện tích: ~ 47km²
- Quốc gia: Trung Quốc
Sân bay Đại Hưng Bắc Kinh, đứng thứ 6 trong danh sách các sân bay lớn nhất về quy mô diện tích. Nó tự hào là sân bay một tòa nhà lớn nhất trên thế giới. Sân bay được khai trương vào năm 2019 và đã trở thành trung tâm hàng không chính của ba hãng hàng không lớn của Trung Quốc – Air China, China Southern Airlines (ZNH) và China Eastern Airlines (CIAH) (CEA).
Sân bay Đại Hưng chỉ có một nhà ga duy nhất. Tuy nhiên, nhà ga này là nhà ga một tòa nhà lớn nhất trên thế giới. Nó có 5 phòng chờ và trông giống như một con sao biển khi nhìn từ trên trời. Sân bay “sao biển” có bốn đường băng.
Sân bay liên lục địa George Bush (IAH) – George Bush Intercontinental Airport
- Diện tích: ~ 40,5 km²
- Quốc gia: Hoa Kỳ
Ban đầu được đặt tên là “Houston Intercontinental Airport”. Tuy nhiên sau này nó được đổi tên theo tên của vị tổng thống thứ 41 của Mỹ. Sân bay này được khai trương vào năm 1969. Hiện sân bay này là trung tâm hàng không lớn thứ hai của United Airlines.
Sân bay George Bush có năm nhà ga. Các nhà ga A, B, C, D và E phục vụ cả hoạt động trong nước và quốc tế. Sân bay có năm đường băng.
Sân bay quốc tế Phố Đông Thượng Hải (PVG) – Shanghai Pudong International Airport
- Diện tích: ~ 39,1 km²
- Quốc gia: Trung Quốc
Sân bay bắt đầu hoạt động dịch vụ thương mại vào năm 1999. Sân bay Phố Đông Thượng Hải là trung tâm hàng không chính của Shanghai Airlines và China Eastern Airlines (CIAH) (CEA).
Sân bay Phố Đông hiện có hai nhà ga hành khách chính. Nhà ga số 1 và nhà ga số 2 lần lượt khai thác các chuyến bay nội địa và quốc tế. Nhà ga thứ ba đã được lên kế hoạch từ năm 2015 cùng với hai đường băng bổ sung. Sân bay này hiện có bốn đường băng.
Sân bay Quốc tế Cairo (CAI) – Cairo International Airport
- Diện tích: ~ 36,3 km²
- Quốc gia: Ai Cập
Sân bay quốc tế Cairo bắt đầu hoạt động vào năm 1945. Sân bay này nằm ở Heliopolis. Đây là sân bay bận rộn nhất ở Ai Cập và là trung tâm chính của Egypt Air và Nile Air.
Sân bay quốc tế Cairo có bốn nhà ga. Ba nhà ga chính phục vụ cả các chuyến bay quốc tế và nội địa. Năm 2011, nhà ga mới được gọi là Nhà ga Chuyến bay theo mùa (SFT – Seasonal Flight Terminal) bắt đầu hoạt động. Mục đích chính của nhà ga SFT là để giảm bớt căng thẳng hoạt động trên các nhà ga hiện có trong các mùa hành hương. Sân bay có hai đường băng.
Sân bay quốc tế Suvarnabhumi (BKK) – Suvarnabhumi International Airport
- Diện tích: ~ 32,4 km²
- Quốc gia: Thái Lan
Sân bay quốc tế Suvarnabhumi được biết đến là sân bay quốc tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Đi vào hoạt động từ năm 2006, sân bay hiện là trung tâm hoạt động chính của Thai Airways, Thai Smile, Bangkok Airways và Thai VietJet.
Suvarnabhumi có ba nhà ga chính. Nhà ga số 1 và nhà ga số 2 xử lý các chuyến bay quốc tế. Trong khi nhà ga số 3 chỉ phục vụ các hoạt động nội địa. Sân bay Suvarnabhumi có hai đường băng song song.
Top 10 hãng hàng không lớn nhất thế giới
Có sân bay thì chắc chắn phải có máy bay đúng không nào. Hàng loạt các hãng hàng không lần lượt được ra đời do nhận thấy nhu cầu của người dân về loại hình vận chuyển nhanh chóng này ngày càng lớn. Vậy bạn có biết hãng hàng không nào lớn nhất trên thế giới hiện nay không? Bảng đánh giá sau đây sẽ giúp bạn thấy được top 10 những hãng hàng không lớn nhất thế giới thông qua tổng số đường bay của mình trong năm 2018 và 2019.
Hãng máy bay lớn nhất hiện nay là American Airlines
Tên sân bay | Nước sản xuất | Quy mô đội bay (chiếc) | Số dặm bay (RPKs) | Doanh thu (USD) |
American Airlines | Hoa Kỳ | ~956 | 331 tỷ | ~45.7 tỷ |
Delta Air Lines | Hoa Kỳ | ~879 | 330 tỷ | ~47.1 tỷ |
United Airlines | Hoa Kỳ | ~765 | 330 tỷ | ~43.2 tỷ |
Emirates Airlines | Dubai | ~221 | 330 tỷ | ~25.1 tỷ |
Southwest Airlines | Hoa Kỳ | ~749 | 215 tỷ | ~21.9 tỷ |
China Southern Airlines | Trung Quốc | ~597 | 200 tỷ | ~20 tỷ |
Ryanair Airlines | Ireland | ~439 | 171 tỷ | ~8.7 tỷ |
China Eastern Airlines | Trung Quốc | ~525 | 166 tỷ | ~18.5 tỷ |
Air China | Trung Quốc | ~418 | 161 tỷ | ~2.1 tỷ |
Lufthansa | Đức | ~400 | 159 tỷ | ~44 tỷ |
(Trong đó RPKs – revenue passenger-kilometers, là số số km chuyên trở hành khách)
Trên đây là một số thông tin khái lược nhất về những sân bay lớn nhất thế giới. Mặc dù năm 2020 vừa qua là một năm đìu hiu với ngành vận tải hàng không. Hàng loạt các máy bay phải nằm “đắp chiếu” do dịch Covid-19. Nhưng nó vẫn sẽ là dịch vụ vận chuyển hành khách hứa hẹn vô cùng phát triển trong tương lai.
Để lại bình luận
5