- Xem ngay những lý do khiến bạn khó kiềm chế cảm xúc
- Có 4 thứ "không đáng" cần phải buông bỏ trong cuộc đời mỗi người
- Có 7 điều khó tìm kiếm nhất trong cuộc sống bạn đã tìm thấy nó chưa?
- Giả vờ cho đến khi thành thật – Fake it till you make it
- 7 thói quen của người có chỉ số EQ cao: Bạn có những thói quen đó không?
Những người có chỉ số IQ cao thường có công việc tốt và ổn định. Nhưng chúng ta lại không biết rằng để trở thành người thành công thì cần trí tuệ cảm xúc (EQ) cao. Vậy trí tuệ cảm xúc là gì và nó quan trọng thế nào trong xã hội chúng ta?
1. Trí tuệ cảm xúc là gì?
Vào năm 1990, Peter Salovey và John D. Mayer đã định nghĩa cho trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận biết cảm nhận, cảm xúc của chính mình và người khác. Dựa vào đó, chúng ta có thể biết được cách sống đẹp và đối nhân xử thế với những người xung quanh ta. Chính nhờ vào sự hiểu biết này, rất nhiều người đã thành công và trở thành những nhà lãnh đạo tài ba.
2. Dấu hiệu của người có trí tuệ cảm xúc cao
Để nhận biết được những người có EQ cao là không khó. Vì đơn giản chính hành động của họ đã thể hiện ra điều đó rồi. Một người có trí tuệ cảm xúc thường sẽ nhạy cảm với những tín hiệu cảm xúc. Nói một cách đơn giản thì họ có thể nhận biết được khi nào bạn buồn, tức giận, cảm thấy khó chịu hay các cảm xúc khác. Thậm chí, những người có EQ cao còn có thể dự đoán trước những tình huống có thể gây ra những cảm xúc đó. Nhờ vào khả năng này, họ sẽ luôn cẩn thận và điều chỉnh suy nghĩ, hành động của mình. Từ đó tránh được những tình huống éo le trong công việc và cuộc sống.
Ngoài ra, những người có trí tuệ cảm xúc cao còn biết được đâu là thế mạnh và điểm yếu của mình. Đây có thể xem họ đang trung thực với bản thân mình. Và tìm cách làm việc hiệu quả trong khuôn khổ này. Và theo nghiên cứu: rất ít người có thể làm được như vậy. Nhờ vào đặc điểm này, họ cũng là người biết cách tự thúc đẩy bản thân để đạt được mục tiêu.
3. 5 giá trị của trí tuệ cảm xúc là gì?
Khi sinh ra, mỗi người đều có trong mình một chỉ số EQ nhất định. Ấy thế mà bạn nghĩ rằng chúng ta không thể thay đổi được chỉ số này. Ngược lại, chúng ta hoàn toàn có thể phát triển nó từng ngày sau khi đã hiểu rõ 5 giá trị của trí tuệ cảm xúc là gì.
3.1 Self – awareness (Nhận thức cảm xúc)
Nhận thức cảm xúc là gì? Đây chính là giá trị cốt lõi của trí tuệ cảm xúc. Khả năng nhận thức cảm xúc chính là khi bạn có thể nhận biết được bất kỳ cảm xúc nào của bản thân. Bên cạnh đó, bạn cũng thấy được loại cảm xúc đó đã ảnh hưởng đến người xung quanh như thế nào.
Đây chính là giá trị cốt lõi của trí tuệ cảm xúc. Khả năng nhận thức cảm xúc chính là khi bạn có thể nhận biết được bất kỳ cảm xúc nào của bản thân. Bên cạnh đó, bạn cũng thấy được loại cảm xúc đó đã ảnh hưởng đến người xung quanh như thế nào.
3.2 Self – regulation (Quản lý cảm xúc)
Là khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân. Bạn sẽ biết được cách biểu hiện cảm xúc đối với từng trường hợp. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn phải che giấu đi cảm xúc thật. Bạn học cách điều hướng cảm xúc vào đúng thời điểm mới là điều quan trọng.
3.3 Social skills (Kỹ năng xã hội)
Kỹ năng xã hội bao gồm việc lắng nghe, cách giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ cơ thể hay quản lý cảm xúc. Từ đó chúng ta có thể đạt đến mục tiêu của buổi trò chuyện.
3.4 Empathy (Sự cảm thông)
Đây đơn giản chỉ là sự thấu hiểu giữa người với người. Bạn tôn trọng người đối diện, cuộc hội thoại và để nó diễn ra mạch lạc với thái độ chân thành và cảm thông.
3.5 Motivation (Động lực)
Không còn gì xa lạ, đây chính là nguồn sức mạnh xuất phát từ tinh thần của bản thân. Nó sẽ giúp bạn thúc đẩy bản thân trong mọi việc, kể cả xây dựng các mối quan hệ và rèn luyện trí tuệ cảm xúc.
Sống đẹp là thế nào? Sống như thế nào thì được gọi là sống đẹp? Cùng tìm hiểu qua bài viết: “Thế nào mới gọi là sống đẹp?”
4. Cách phát triển trí tuệ cảm xúc
Khi đã hiểu rõ trí tuệ cảm xúc là gì và 5 giá trị trên, chúng ta có thể cải thiện chỉ số EQ của bản thân bằng những cách sau:
4.1 Khai thác cảm xúc của bạn
Cảm xúc chính là thứ cốt lõi trong mọi mối quan hệ. Chính vì thế, biết cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân sẽ giúp chúng ta xây dựng các mối quan hệ tốt hơn. Thế nên, ngay từ bây giờ bạn có thể tập ghi nhận lại những cảm xúc của bạn trong ngày. Hãy liên kết với chúng bằng những hành động của cơ thể. Ví dụ khi bạn giận thì cơ thể bạn sẽ thể hiện điều đó như thế nào. Sau đó, bạn sẽ cần tìm hiểu điều gì dẫn đến những cảm xúc này và bạn đã xử lý nó như thế nào.
Tuy nhiên, việc ghi chú các phản ứng cảm xúc đã xảy ra không dùng để tự kiểm điểm. Thế nên bạn đừng cố gắng phán xét bản thân. Chúng sẽ chỉ khiến bạn bị ức chế cảm xúc. Liên tục như vậy, bạn sẽ không thể thể hiện cảm xúc và sẽ gặp khó khăn trong việc phản ứng với các cảm xúc mới. Tất cả loại cảm xúc đều có giá trị riêng. Kể cả cảm xúc tiêu cực. Vì thế ta hãy học cách điều khiển nó thay vì chèn ép cảm xúc nhé.
Suy nghĩ theo hướng tích cực sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào? Tại sao chúng ta cần suy nghĩ một cách tích cực? Hãy đón đọc ngay bài viết: “Tôi đã tự học cách suy nghĩ tích cực như thế nào để sống trọn vẹn hơn?”
4.2 Kết nối với người khác
Bên cạnh sự nhận biết cảm xúc của bản thân, chúng ta cũng cần nâng cao khả năng kết nối giữa người với người. Bạn có thể bắt đầu luyện tập bằng việc cởi mở và hòa đồng. Không phải ai cũng sẽ có phản ứng cảm xúc giống như bạn. Vì thế khi tranh luận, hay ở bất kỳ tình huống nào bạn hãy thử nhìn nhận từ quan điểm, góc nhìn của đối phương. Từ đó, cùng với sự cảm thông bạn sẽ giải quyết những xung đột ổn thỏa hơn với sự bình tĩnh và quyết đoán.
Tiếp đó, điều ta cần chính là học cách đọc ngôn ngữ cơ thể. Trên thực tế thì đa số chúng ta đều nói một đằng nhưng cơ thể lại diễn tả một nẻo. Ví dụ điển hình là khi có ai đó nói bản thân đang cảm thấy vui và ổn nhưng cơ mặt và biểu hiện của họ lại cho thấy sự buồn bã.
Chính vì thế hãy thực hành quan sát các hành động của đối phương và nhận biết cảm xúc thật của họ. Song song với nó, bạn cũng cần quan sát các tác động của bản thân đối với người khác. Người khác thường có cảm xúc gì khi giao tiếp với bạn. Họ có vui vẻ khi gặp bạ. Hay là căng thẳng khi phải thấy bạn. Từ đó bạn hãy cải thiện thái độ bản thân để đem lại cảm xúc tốt hơn với người đối diện.
4.3 Áp dụng trí tuệ cảm xúc trong thực tế
Khi hoàn thành các bài học lý thuyết thì cũng là lúc chúng ta cần bắt tay vào việc áp dụng EQ vào thực tế. Việc làm đầu tiên chính là tập trung phát triển 5 kỹ năng cốt lõi của trí tuệ cảm xúc để cân bằng cuộc sống. Sau đó hạ thấp mức độ căng thẳng của bạn bằng cách tăng cường chỉ số EQ. Đặc biệt quan trọng, suy nghĩ tích cực và lạc quan, vui vẻ chính là con đường dẫn đến sự thoải mái của cảm xúc. Chính con đường này sẽ mở ra nhiều cơ hội mới, lớn hơn cho bạn.
Trí tuệ cảm xúc chính là cầu nối giữa người với người. Giúp cho các mối quan hệ tốt hơn. Ailamdep hy vọng sau bài viết này, bạn đã hiểu rõ trí tuệ cảm xúc là gì và tầm quan trọng của nó. Chúc bạn tự tin và có một lộ trình nâng cao chỉ số EQ thành công!
Tại sao các nhà tuyển dụng luôn khuyên các bạn trẻ “thái độ hơn trình độ”. Một thái độ tốt sẽ quyết định thành công – điều này liệu có chính xác. Hãy đón đọc ngay bài viết: “Thái độ quyết định thành công và sự khác biệt chỉ riêng bạn mới có“
Để lại bình luận
5