Cử chỉ và biểu cảm của ngôn ngữ cơ thể có truyền tải rất nhiều thông điệp tương đương với sự giao tiếp qua lời nói.

1. Ngôn ngữ cơ thể là gì?

Ngôn ngữ cơ thể là một dạng của truyền thông phi ngôn ngữ trong đó các chuyển động và sắc thái của cơ thể, chứ không phải ngôn ngữ, được sử dụng để thể hiện hoặc truyền đạt thông tin. Hành vi như vậy bao gồm các biểu hiện trên khuôn mặt, tư thế cơ thể, cử chỉ, cử động của mắt, đụng chạm và sử dụng không gian cá nhân.

Hất tóc, bắt tay, giao tiếp bằng mắt và mỉm cười không chỉ đơn thuần là những chuyển động cơ thể - chúng là một phần trong giao tiếp phi ngôn ngữ, có kèm thêm với điểm nhấn và cảm xúc.

"Ngôn ngữ cơ thể đại diện cho một sự giao tiếp riêng biệt ngoài lời nói", Ross Buck, Tiến sĩ, giáo sư khoa học giao tiếp và tâm lý học tại Đại học Connecticut nói. "Ngôn ngữ cơ thể tồn tại song song với ngôn ngữ, nhưng nó có bao gồm cả cảm xúc và phần lớn xảy ra ở cấp độ tiềm thức."

Ngôn ngữ cơ thể chiếm 55% sự thành công trong giao tiếp, giúp đối phương đoán được suy nghĩ, trạng thái hiện tại của người đang giao tiếp với mình.

Khi tuyển dụng nhân sự, nhà tuyển dụng dựa vào cách ứng viên thể hiện ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp để đánh giá sự tự tin, tính trung thực và thái độ của ứng viên.

Ngôn ngữ cơ thể là gì? Những kỹ năng ngôn ngữ cơ thể bạn nên biết
Ngôn ngữ cơ thể là gì? Những kỹ năng ngôn ngữ cơ thể bạn nên biết

2. Tác dụng của ngôn ngữ cơ thể

Các nhà khoa học đưa ra một nghiên cứu ngôn ngữ chỉ chiếm 7% tác động đến người nghe, 38% là do giọng điệu và quan trọng nhất vẫn là ngôn ngữ cơ thể chiếm đến 55%. Điều đó có nghĩa, body language mang lại trọng lượng lớn trong giao tiếp mà bạn cần tìm hiểu kỹ nếu muốn các cuộc giao tiếp đạt được mong muốn.

Trong các cuộc nói chuyện được nghiên cứu, một cuộc giao tiếp xảy ra kéo dài khoảng 30 phút, hai người có thể có đến hơn 800 thông điệp biểu hiện qua ngôn ngữ cơ thể khác nhau. Chính vì thế việc quan sát và hệ thống các cử chỉ như ánh mắt, cách đưa tay, bắt chéo chân, nhướng mày… có thể đánh giá người đó có thực tình khi giao tiếp không.

Khi kiểm soát được hành vi, cử chỉ của mình và của người đối diện, chúng ta sẽ thấy được những cái lợi của ngôn ngữ cơ thể. Sự thật là không nên tin hoàn toàn vào lời nói nhưng ngôn ngữ của cơ thể phản ánh chính xác cảm xúc thực sự bên trong.

Biết sử dụng ngôn ngữ cơ thể đúng cách sẽ giúp bạn tạo được kết quả giao tiếp tốt hơn mà đôi khi lời nói không thể làm được.

Còn gì tuyệt vời hơn là nắm bắt được cảm xúc, ý nghĩ thật của người khác khi giao tiếp ?

  • Việc chú ý quan sát cử chỉ, hành động của đối phương sẽ cho bạn biết đối phương đang nói dối hay nói thật, thực sự tán thành hay không tán thành, đang vui hay buồn và có hứng thú với câu chuyện của bạn hay không,….
  • Bạn cũng có thể ăn nói gần gũi, tự tin và thuyết phục hơn khi thay đổi dáng vẻ cơ thể của mình.
  • Ngoài ra, trạng thái cơ thể còn ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của bạn. Mỗi cảm xúc mà bạn trải qua đều có một dáng vẻ, điệu bộ gắn liền với nó. Khi buồn, tư thế của bạn thường ủ rũ, mắt nhìn xuống, thở dài, cơ mặt chùng xuống,…
  • Nhưng bạn có thể nào cảm thấy buồn nếu bạn bị buộc phải giữ điệu bộ vui vẻ không ? Dĩ nhiên là không, vì não bộ và cơ thể của bạn được kết nối với nhau qua hệ thần kinh.
  • Khi bạn thay đổi dáng vẻ, bạn tự động thay đổi tâm trí và cảm xúc của bạn. Vì thế nếu muốn trở nên tích cực và vui vẻ, hãy giữ cho mình một tư thế tích cực và vui vẻ.

3. Những kỹ năng trong giao tiếp cơ thể

Biểu cảm khuôn mặt

Khuôn mặt là bộ phận đa cảm xúc thể hiện được chân thực và rõ ràng nhất thông điệp của body language thực sự của người muốn nói. Sau đây là một số cử chỉ mang ý nghĩa nhất định bạn có thể tham khảo:

  • Né tránh ánh mắt: nếu một người đang nói dối, người ta thường tránh nhìn thẳng bằng ánh mắt
  • Nhìn lướt: Trong một cuộc trò chuyện nếu người đối diện hời hợt và chỉ nhìn lướt qua bạn thì có nghĩa họ đang muốn thoát khỏi cuộc giao tiếp đó vì chán
  • Nhìn chằm chằm: cách nhìn này thường biểu hiện sự tức giận của người đối diện
  • Ánh mắt chăm chú: việc liên tục thể hiện ánh mắt tập trung vào người đối diện cho thấy họ rất trung thực và muốn nghe bạn nói. Điều này cũng giúp người nói cảm thấy tự tin hơn.
  • Nghiêng đầu: Hơi nghiêng đầu khi nói chuyện chứng tỏ người đó không tự tin lắm về điều vừa được nói và cảm thấy e dè.
  • Gật đầu có chu kỳ: Khi đồng ý với bạn, muốn tiếp tục nghe nói, người đối diện sẽ gật đầu một cách chầm chậm theo nhịp nói của bạn trong khi bạn đang nói.
  • Cười: Khi cảm thấy tự tin và khi đồng ý, người ta sẽ cười với bạn một cách tự nhiên.
  • Che miệng: Ở điệu bộ này, não điều khiển bàn tay che miệng hoặc giả vờ một cách vô thức nhằm che giấu những lời nói dối đang được thốt ra.
  • Dụi mắt: Đây là ngôn ngữ cơ thể nhằm tránh nhìn thẳng vào mắt người đối diện khi đang nói dối.

Kỹ năng giao tiếp qua ánh mắt

Ngôn ngữ cơ thể là gì? Những kỹ năng ngôn ngữ cơ thể bạn nên biết
Ngôn ngữ cơ thể là gì? Những kỹ năng ngôn ngữ cơ thể bạn nên biết

Đôi mắt được ví là cửa sổ của tâm hồn, là yếu tố bộc lộ rõ nhất và chính xác nhất cảm xúc của con người trong body language. Khi giao tiếp, nhìn vào ánh mắt đối phương có thể giúp bạn hiểu được khá nhiều ý nghĩa thực sự trong đầu người nói.

  • Ánh mắt hỗ trợ ngôn ngữ nói: Ánh mắt đi kèm theo lời nói sẽ làm cho lời nói truyền cảm hơn, tự tin hơn, giúp tiếp thêm năng lượng thuyết phục hơn.
  • Ánh mắt thay thế lời nói: Có những điều kiện, hoàn cảnh, những cuộc trò chuyện mà người ta không cần nói nhưng vẫn có thể làm cho người ta hiểu được điều mình muốn nói thông qua ánh mắt.
  • Ánh mắt đi kèm cử chỉ khác: ngoài thể hiện ánh mắt việc sử dụng một số cử chỉ khác giúp làm tăng giá trị và ý nghĩa mà người muốn nói muốn truyền đi. Ví dụ như ánh mắt rạng rỡ kèm nụ cười và một cái giơ tay cũng khiến cho người đối diện cảm thấy vui vẻ và chào đón.

Kỹ năng giao tiếp qua nụ cười

Nụ cười được xem là một công cụ giao tiếp của body language vô cùng giá trị và truyền tải được rất nhiều thông điệp của người muốn nói. Sử dụng nụ cười đúng lúc, hợp lý, nghệ thuật là một tài sản vô cùng quý giá. Bạn nên hiểu rõ giá trị và ý nghĩa của nụ cười để thực hành nó thường xuyên nâng cao hiệu quả giao tiếp.

Hãy mỉm cười một cách chân thành khi nói chuyện, lắng nghe, gọi điện thoại, khi gặp người lạ… Điều này giúp người nói chuyện cảm thấy thỏa mái, tự tin chia sẻ cũng như tích cực hơn trong cuộc trò chuyện.

Vị trí và khoảng cách trong giao tiếp

Vị trí và khoảng cách trong giao tiếp khi ngồi hoặc đứng đều thể hiện thái độ, mục đích của mỗi người một cách khác nhau. Vị trí và khoảng cách giữa hai người khi trò chuyện cho thấy bạn tôn trọng không gian riêng tư của người khác. Một khoảng cách hợp lý giữa hai người sẽ tạo nên sự hài hòa, thoải mái trong buổi nói chuyện.

Một nghiên cứu đánh giá cho thấy ý nghĩa của body language cũng thể hiện trong không gian mang lại nhiều ý nghĩa như sau:

  • Vùng thân mật: từ 15cm – 46cm. Đây là vùng mà ta canh giữ như thể nó là tài sản của riêng họ. Chỉ những người gần gũi với ta như vợ chồng, cha mẹ, con cái, người yêu,… mới được phép bước vào.
  • Vùng riêng tư: từ 46cm – 1,22cm. Đây là khoảng cách dành cho những bữa tiệc, liên hoan ở trường lớp, cơ quan, giao tiếp xã hội và họp mặt thân mật.
  • Vùng xã giao: từ 1,22m – 3,6m. Chúng ta giữ khoảng cách này với người lạ như thợ sửa ống nước, thợ mộc đang sửa quanh nhà, người đưa thư,…
  • Vùng công cộng: trên 3,6m. Khi phát biểu trước đám đông thì đây là khoảng cách thoải mái mà ta chọn đứng.

Kỹ năng giao tiếp bằng tay

Bắt tay là body language quen thuộc trong giao tiếp và mang nhiều thông điệp nhất là trong các cuộc giao tiếp quan trọng, công việc… Bắt tay như thế nào để thể hiện thái độ lịch sự và đúng mực là điều cần phải học hỏi, quan sát và tích lũy rất nhiều.

Ngôn ngữ cơ thể là gì? Những kỹ năng ngôn ngữ cơ thể bạn nên biết
Ngôn ngữ cơ thể là gì? Những kỹ năng ngôn ngữ cơ thể bạn nên biết

Bắt tay tùy vào đối tượng: cái bắt tay sẽ tăng sự chân thành và ý nghĩa nếu bạn biết phân biệt rõ đối tượng của mình là ai? Độ tuổi? Giới tính? Nếu là phụ nữ bạn không nên là người bắt tay trước. Nếu với người lớn tuổi nên bắt bằng cả hai tay…

Cách bắt tay: Không nên bắt tay quá chặt hoặc quá hời hợt, quá lâu hoặc quá nhanh chóng. Hãy bắt tay một cách tin tưởng, chắc chắn và rõ ràng, tự tin và tôn trọng đối phương thể hiện sự tự nhiên với cảm giác tin tưởng và tôn trọng đối phương.

Cách đặt tay khi nói chuyện: khi nói chuyện đừng khua tay múa máy quá nhiều, hãy nên để úp bàn tay xuống sẽ tạo ấn tượng về phong thái của bạn đối với mọi người. Đây có vẻ là một chi tiết khá nhỏ, nhưng việc đặt bàn tay úp xuống trên bàn, trên đùi hay quầy nước giúp tạo ấn tượng về sự tự tin, đĩnh đạc.

Kỹ năng giao tiếp qua tư thế

Khi giao tiếp, đừng để người khác thấy bạn ở trong tư thế thõng vai, cúi đầu, xởi lởi, không tập trung hay quá gồng mình. Điều đó thể hiện thái độ miễn cưỡng, không thoải mái nơi bạn. Tư thế tốt nhất khi đối diện với người khác là hơi rướn ngực, vai mở rộng, ánh mắt kiên định, nụ cười mím môi.

4. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể để tạo lợi thế của bạn

Nếu bạn muốn tận dụng tốt hơn ngôn ngữ cơ thể của mình, bạn cần suy nghĩ về các hoạt động của bạn trong ngày và cách bạn muốn thể hiện bản thân mình thông qua ngôn ngữ cơ thể.

Mặc dù bạn cho rằng mình là người thân thiện, nhưng nếu bạn đi thẳng đến văn phòng của bạn và tránh giao tiếp bằng mắt với bất kỳ ai và bạn gặp trên lối đi, nó có thể gửi một tín hiệu ngược lại cho đồng nghiệp của bạn.

Hãy suy nghĩ xem buổi sáng của bạn diễn ra thế nào, bạn đã làm gì vào buổi trưa, bạn đã có một buổi chiều thế nào? Hãy tự hỏi mình các câu hỏi như là: Tôi có cười không? Tôi đã có sự giao tiếp bằng mắt với mọi người chưa? Một khi mà bạn đã nhận ra được ngôn ngữ cơ thể của bạn, bạn có thể kiểm soát nó một cách hiệu quả hơn.

Làm thế nào bạn có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể để tạo ra lợi thế cho bạn? Quan trọng nhất là bạn nên tin tưởng chính mình. "Ngôn ngữ cơ thể nói lên rất nhiều ý nghĩa, đến mức bạn có thể sử dụng nó để đánh giá sự chân thành đằng sau lời nói của một người nào đó". Ross Buck nói.

Nếu một người đang nói với bạn điều gì đó, và anh ta che miệng lại thì có thể là anh ta có thể đang nói dối. Nếu một người dùng tay xoa từ trán xuống khắp mặt, anh ta có thể đang cố gắng che dấu cảm xúc, như căng thẳng hoặc lo lắng. Dù bằng cách nào, nếu những gì một người đang nói mâu thuẫn với ngôn ngữ cơ thể của anh ta, thì trực giác của bạn có thể cho bạn một cảm giác rằng có điều gì đó không đúng.

Tuy nhiên, cho dù bạn đang cố gắng để cải thiện hoặc kiểm soát ngôn ngữ cơ thể của mình tốt hơn hay đang cố gắng hiểu ngôn ngữ của người khác thông qua ngôn ngữ cơ thể của họ, đầu tiên bạn hãy luôn ghi nhớ giá trị của giao tiếp thông qua lời nói. "Nếu bạn quá chú ý đến ngôn ngữ cơ thể, thay vì những gì bạn đang nói hoặc những lời ai đó đang nói với bạn, bạn có thể bỏ lỡ những thông tin quan trọng hơn từ quá trình giao tiếp bằng lời nói”, Buck nói.

5. Một số tình huống nên sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Phỏng vấn

Trong cuộc phỏng vấn, giao tiếp bằng mắt khi nghe nhằm thể hiện sự quan tâm của bạn đối với người đang nói là một chiến lược tốt, nhưng đừng nhìn chằm chằm

Một sự hiểu biết cơ bản về ngôn ngữ cơ thể, kết hợp với giao tiếp bằng lời nói, có thể có ích trong hầu hết mọi tình huống trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Dưới đây là một số tình huống phổ biến trong đó ngôn ngữ cơ thể có thể có đem lại hiệu quả giao tiếp tốt.

Ngôn ngữ cơ thể là gì? Những kỹ năng ngôn ngữ cơ thể bạn nên biết
Ngôn ngữ cơ thể là gì? Những kỹ năng ngôn ngữ cơ thể bạn nên biết

Buổi hẹn hò đầu tiên

Những cuộc hẹn hò đầu tiên và những tín hiệu cơ thể sẽ giúp bạn hiểu thêm về người bạn đang hẹn hò.

Đàn ông có xu hướng nói nhiều vào những cuộc hẹn hò đầu tiên khi họ quan tâm đến phụ nữ. Nếu bạn cũng quan tâm tới người đó, bạn hãy giao tiếp bằng mắt và lắng nghe.

Nếu một trong hai người trong buổi hẹn đầu tiên có dấu hiệu không quan tâm, và nhìn quanh phòng và tránh giao tiếp bằng mắt thì đó là dấu hiệu người này không muốn có buổi hẹn hò thứ hai.

Lời khuyên trong ngày hẹn hò đầu tiên

Khi đàn ông chạm nhẹ vào eo hoặc vai dưới của cô gái để giúp cô ấy đi qua một cánh cửa nào đó thì đó là dấu hiệu của sự tự tin và sự quan tâm. Đối với phụ nữ, độ dài của sự động chạm có thể mang tới nhiều thông điệp với họ. Đối với ngày hẹn hò đầu tiên, những cú chạm ngắn, ít hơn một giây là phù hợp, còn những cú chạm quá dài có thể truyền đạt một ý nghĩa thân thiết hơn.

Phỏng vấn xin việc

Đầu tiên và quan trọng nhất, đừng ngồi xuống trong khi bạn chờ người phỏng vấn đến và chào bạn; nó đặt bạn vào một tình huống khó xử, khi mà bạn phải đứng dậy và bắt đầu vơ vội lấy đồ đạc của bạn trong một trạng thái xáo trộn đến kỳ lạ.

Thay vào đó, bạn hãy đứng và chờ đợi, hoặc ngồi trên tay ghế. Và khi người phỏng vấn của bạn đến, hãy giao tiếp bằng mắt, khẽ nhướn mày, mỉm cười và sau đó bắt tay.

Trong cuộc phỏng vấn, giao tiếp bằng mắt khi nghe nhằm thể hiện sự quan tâm của bạn đối với người đang nói là một chiến lược tốt, nhưng đừng nhìn chằm chằm. Ngồi lên ghế của bạn một cách ngay ngắn thay vì trượt người xuống, và khi bạn đã hoàn thành buổi phỏng vấn, bạn hãy thể hiện sự mạnh mẽ bằng cách bắt tay thật tốt.

Ngôn ngữ cơ thể là gì? Những kỹ năng ngôn ngữ cơ thể bạn nên biết
Ngôn ngữ cơ thể là gì? Những kỹ năng ngôn ngữ cơ thể bạn nên biết

Ăn tối với gia đình nhà chồng/vợ

"Một trong những dấu hiệu ngôn ngữ cơ thể quan trọng nhất bạn nên truyền đạt trong lần gặp đầu tiên với cha mẹ chồng/vợ tương lai là giao tiếp bằng mắt với vị hôn phu của mình. Cha mẹ vợ/chồng tương lai đều muốn biết rằng bạn quan tâm và chăm sóc con của họ. Cách tốt nhất bạn truyền tải một thông điệp rằng bạn là "người duy nhất" đối với người bạn đời của mình là nhìn họ bằng tình yêu trong ánh mắt.

7, Theo Reviview 365 tổng hợp