- Chườm lạnh hay chườm nóng để giảm đau?
- Các món ăn giữ ấm cơ thể, tránh cảm lạnh trong mùa đông, ai cũng cần biết
- Cách để khắc phục tình trạng chân tay lạnh trong mùa đông?
- Tại sao trời càng lạnh càng nhiều người bị đột quỵ
Trời rét đậm - Cần giữ ấm 4 vị trí này trên cơ thể để tránh bị ốm
Những ngày qua không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các nơi ở miền Bắc. Nhiệt độ ở các tỉnh thành giảm sâu, có nơi dưới 10 độ C. Ở các vùng núi cao đã xảy ra tình trạng băng giá, tuyết rơi. Mặc áo ấm, chùm chăn thôi chưa đủ mà bạn cần lưu ý giữ ấm các bộ phận này của cơ thể để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
1. Đầu và tai
Đầu là bộ phận quan trọng bởi đây là nơi lưu thông hàng trăm mạch máu trong toàn cơ thể. Dó đó, nếu bạn để đầu bị lạnh sẽ dễ dẫn đến lạnh toàn thân, đặc biệt là tình trạng ê buốt và đau nhức đầu, lâu ngày có thể dẫn đến bệnh đau đầu mạn tính.
Trong khi đó, đôi tai cũng quan trọng không kém. Nếu để tai quá lạnh có thể gây cảm lạnh hoặc nhức đầu. Chính vì vậy, bạn nên dùng mũ ấm trùm cả đầu, tai hoặc dụng cụ bịt tai để giữ ấm tốt hơn.
2. Bàn chân
Bàn chân là nơi có nhiều mạch máu và huyệt đạo chịu trách nhiệm điều hòa âm dương cho cơ thể. Nếu chân bị lạnh, các cơ quan nội tạng cũng bị ảnh hưởng.
Do đó, khi trời lạnh bạn không nên quên các đôi tất xinh xắn. Đặc biệt, đừng chỉ đi tất lúc ra ngoài mà ngay cả trong nhà, khi ngủ thì việc đi tất cũng rất cần thiết.
3. Vùng bụng
Lạnh bụng rất dễ gây đau dạ dày, đặc biệt đối với những người từng bị bệnh dạ dày trước đó. Ngoài ra, phụ nữ để vùng bụng nhiễm lạnh có thể gây ra những vấn đề sức khỏe như đau bụng khi tới kỳ hoặc kinh nguyệt không đều.
Để phòng ngừa những tình trạng này, vào mùa Đông bạn nên chọn loại trang phục kín đáo, có thể giữ ấm cho vùng bụng.
4. Cổ
Nếu bạn chủ quan và để hở cổ trong mùa Đông có thể sẽ dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm họng, khàn giọng… thậm chí còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác của cơ thể. Vì vậy, vào mùa lạnh bạn nên lưu ý giữ cho cổ luôn ấm bằng các loại áo cao cổ hoặc sử dụng khăn choàng.
Một số lưu ý giữ gìn sức khỏe trong những ngày lạnh giá
- Trong thời tiết giá lạnh, người già và trẻ em cần hạn chế ra ngoài, đặc biệt là khoảng thời gian từ 21 giờ hôm trước đến 6 giờ hôm sau.
- Tránh tiếp xúc với khói thuốc, khói bếp than, không nên uống rượu bia.
- Ăn uống đủ chất đảm bảo năng lượng cho cơ thể chống rét.
- Không nên tắm khuya sau 22 giờ, tắm quá lâu hoặc tắm nơi không kín gió vì dễ bị sốc nhiệt, nguy hiểm đến tính mạng.
- Người mắc các bệnh tim mạch, bệnh hô hấp mạn tính… đã được chẩn đoán cần lưu ý tuân thủ nguyên tắc dùng thuốc, có chế độ vận động, dinh dưỡng hợp lý theo hướng dẫn của bác sỹ.
Để lại bình luận
5