- Lời Phật dạy về thị phi: Không tranh cãi là cách giải quyết nhanh nhất
- 7 mục tiêu cần đạt được trước 30 tuổi và lợi ích mà nó đem lại
- Top những lời cảm ơn hay, chân thành làm đốn tim người nhận
10 quy tắc vàng của cuộc sống bạn nhất định phải biết
Dù không có đường tắt để sống một cuộc đời có ý nghĩa và hạnh phúc nhưng có những nguyên tắc vàng có thể giúp bạn tìm được niềm vui trong cuộc sống...
Cùng tìm hiểu 10 nguyên tắc vàng giúp bạn có một cuộc sống hạnh phúc, bình yên và ý nghĩa hơn dưới đây.
1. Lưu thủy bất tranh tiên
Câu này có nghĩa là nước chảy không tranh lên trước. Cổ nhân từng nói “Thượng thiện nhược thủy, thủy thiện lợi vạn vật, phù duy bất tranh, cố vô vưu”, ý nói nước là thiện lành nhất, là tốt nhất.
Nước đem lại lợi ích cho muôn vật và con người mà lại không tranh không giành lợi ích, có thể làm mòn đá núi và không gì có thể ngăn được nước chảy.
Tính cách thực sự của nước là chính là một lòng tự nguyện giúp đỡ vạn vật một cách vô tư mà không tranh giành danh lợi, không tranh giành cao thấp trước sau, cũng không tự cho mình là kẻ cao sang lắm tài, lại không khoe khoang bản thân.
Vì không ham sân si tranh giành với vạn vật, cho nên không có oán hận lo âu, vô tư và bình lặng giữa dòng đời tấp nập.
““Bất tranh tiên” không phải là không phấn đấu cầu tiến, mà là tôn trọng quy luật tự nhiên, không phá hoại cán cân công lý, không vì cái lớn mà đánh mất mình.
Bạn không thể làm mọi việc một cách vội vàng, nhưng hãy thực hiện nó một cách nghiêm túc.
Cũng giống như nước chảy, nước chảy chậm, không tranh giành quyền ưu tiên đi trước mà tích lũy sức lực của bản thân từng chút một. Lúc có đủ sức mạnh và quyền lực thì còn quan tâm đến điều gì nữa?
Một dòng nước dài, chực chờ vỡ òa. Theo quy tắc của cuộc sống, kinh nghiệm phải dựa vào sự từng trải mới có thể đạt được những tích lũy phong phú.
Trí tuệ không phải một sớm một chiều mà đạt được, sau khi suy nghĩ và lĩnh hội thì nó tiến bộ từng bước một đi kèm với con mắt sáng suốt để khám phá những điều tinh tế thì mới có thể vẹn toàn.
2. Kỳ thị dục thâm giả, kỳ thiên ky thiển
Câu nói này có nghĩa là nếu một người có quá nhiều dục vọng ham muốn, thì trí tuệ của bản thân người này sẽ bị vấy bẩn. U muội mất ý chí thì sẽ mất hết mọi thứ, tham lam ham muốn quá nhiều thì hại thân chứ chẳng được cái gì cả.
Cuộc sống không hoàn hảo nên ở đời làm gì có kẻ tham lam tiền bạc, quyền lực, sắc dục mà không mất lý trí, mất lý trí là cái đầu hại đời.
Nếu một người không tập trung vào sự nghiệp và tu dưỡng bản thân, không biết cách kiềm chế dục vọng của mình, người đó sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh khủng bất cứ lúc nào. Người không có sựtự chủ thì không đủ tư cách để nói chuyện với đời
3. Quân tử tri mệnh bất toán mệnh
Câu nói này có nghĩa là người quân tử chính nghĩa hiểu vận mệnh thì không đi đoán mệnh, không tính toán chi li ở đời.
Vạn sự vạn vật trên cuộc sống này đều có thời, có vận, có thế.
“Thời vận” là cơ hội, có thiên thời mà vận khí chưa đến thì thất bại là điều khó tránh khỏi, đừng than thân trách phận.
“Vận” chính là sự hòa hợp của thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Nếu 3 cái này không hòa hợp thì tài vận tự nhiên chững lại, tài không khởi thì người dễ mắc bẫy.
“Thế” chính là sự sai lệch về tình thế, sự sai lệch càng lớn thì năng lượng càng lớn như thác nước đổ.
Tóm lại 3 điều này hợp lại với nhau gọi chung là “mệnh”.
Khổng Tử từng nói: “Bất tri mệnh, vô dĩ vi quân tử dã, bất tri lễ, vô dĩ lập dã, bất tri tín, vô dĩ tri nhân dã”. Câu này có nghĩa là không biết mệnh trời thì không thể làm người quân tử. Không biết lễ thì không thể tự lập thân. Không biết chữ tín thì không hiểu được người.
“Tri mệnh” trước tiên là biết được “mệnh của tự thân”, chính là nên hiểu được rằng là một con người khi được sinh ra trong thế giới này nên làm sao để đối nhân xử thế.
Phải biết “thiên mệnh”, sau khi có đủ kinh nghiệm sống thì mới thấu được lẽ tự nhiên của trời đất để thuận theo mệnh trời.
Một người sau khi biết được thân phận của mình, trong lòng không nghi ngờ gì nữa, có thể bình tĩnh tiếp nhận mọi chuyện, tự nhiên không cần xem bói hay mê tín dị đoan làm gì cả, cũng không cần đi toán mệnh nữa.
4. Nhân hữu thiên toán, thiên tắc nhất toán
Nghĩa là con người có tính toán vạn lần cũng không bằng trời tính một lần.
Con người chúng ta đa số ai cũng có tính toán trong lòng để thu được lợi ích cho bản thân rồi tính luôn cả chuyện của người khác. Nhưng theo lẽ đời thì “ người tính không bằng trời tính”. Có hàng ngàn phép tính, và sự tính toán của con người không bằng phép tính của trời.
“Thiên tắc nhất toán”, trời tính là tính như thế nào? Chính là căn cứ theo lượng “đức” nhiều ít của mỗi người. “Đức” mà nhiều thì sẽ được hưởng nhiều phúc lộc, còn “đức” ít, “nghiệp” nhiều thì có tính toán nhiều đến đâu cũng không thành, có khi còn mang họa đến thân.
Theo lời Phật dạy, người có thiện niệm, trời Phật sẽ bạn phước cho họ, người có trung hậu, phước lành sẽ đi theo sau!
5. Nhân tình thế thái, bất nghi thái chân
Câu nói trên có nghĩa là nhân tình thế thái của con người trong thế gian, thông qua con người khi ở vào tình cảnh khó khăn mà trở nên lúc nóng lúc lạnh, sắc mặt của con người cũng thuận theo địa vị cao thấp của đối phương mà biến đổi nhiệt tình hay lạnh nhạt.
Nhận thức được điều này, chúng ta nên coi thường những thay đổi trong mối quan hệ của con người với nhau, khi thất vọng thì cho ra rìa, cũng không cần mắng mỏ làm gì cả.
Việc đối xử chân thành với mọi người và nhìn mọi người bằng bộ mặt thật của mình, việc này phải nghiêm túc.
Về phần đối phương có thành tâm hay không, cũng không cần quá coi trọng. Người không tốt với mình, mình càng phải tốt với họ. Khi tâm mình bình yên thì chẳng có sóng gió nào làm lung lay được.
6. Trực mộc tiên phạt, cam tỉnh tiên kiệt
Câu nói trên có nghĩa là cây thẳng bị đốn trước, giếng ngọt bị cạn trước cũng như người luôn giỏi giang và nổi trội hơn người khác tất sẽ bị người ta ghen ghét.
Tâm lý đố kỵ, không thích người khác hơn mình xuất hiện thường xuyên trong xã hội ngày nay.
Nhiều người trong cuộc sống luôn tỏ ra đố kỵ, ganh ghét những người tài giỏi và thông minh hơn mình.
Họ thường không chấp nhận tài năng cũng như kết quả mà người khác đạt được. Thế nhưng, thay vì công khai đối đầu, họ lại tỏ thái độ thân thiện, tốt bụng và tìm cách “đâm sau lưng” người khác.
Nếu có tài giỏi giang là một việc rất tốt tuy nhiên cần phải khiêm tốn, đừng đi đâu cũng phô trương, khoe mẽ bản thân. Kiêu căng, ngạo mạn chỉ là thể hiện sự nông cạn của bản thân còn mang tai họa cho chính mình.
7. Trung hòa vi phúc, thiên kích vi tai
Trung hòa là phúc còn cực đoan là tai họa. Những người ôn hòa, chừng mực trong hành động là người có phúc, còn những người cứng đầu, bướng bỉnh, nóng nảy thường có cuộc sống khó khăn, thậm chí gây ra tai họa cho chính bản thân mình và cho xã hội.
Có một câu chuyện từng kể rằng khi Tăng Quốc Phiên làm quan tổng đốc ở Lưỡng Giang, một số người đã tiến cử một số nhân tài cho ông, một trong số họ là Lưu Tích Hồng.
Lưu Tích Hồng văn thơ cực tốt, viết được ngàn chữ, giỏi chuyện thiên hạ, rất nổi tiếng thời bấy giờ. Tuy nhiên sau khi gặp mặt Tăng Quốc Phiên, cho rằng đây là người “tràn đầy chí khí bất bình”, e rằng không được lâu dài.
Không lâu sau Lưu Tích Hồng làm phó sứ đi theo Quách Tung Đạo, đi sứ tới các nước phương Tây thì quả nhiên là 2 người nảy sinh bất hòa.
Lưu Tích Hồng bèn viết thư gửi về triều đình nói rằng, Quách Tung Đạo đưa vợ bé xuất ngoại, qua lại thân thiết với người nước ngoài, làm ô nhục hình ảnh quốc gia.
Còn Quách Tung Đạo cũng viết thư cho triều đình, nói rằng Lưu Tích Hồng đã đánh cắp đồng hồ của người nước ngoài.
Lý Hồng Chương là người phụ trách giải quyết vụ việc mâu thuẫn giữa hai người, là người có quan hệ mật thiết với Quách Tung Đạo, đã cho triệu tập Lưu Tích Hồng về, không cho anh ta làm phó sứ nữa.
Lưu Tích Hồng rất bất bình về điều này, và đã viết thư cho hoàng đế, liệt kê mười tội ác của Quách Tung Đạo.
Vào thời điểm đó, triều đình đang dựa rất nhiều vào Lý Hồng Chương về mặt ngoại giao nên châm chước bỏ qua cho Lưu Tích Hồng, không quan tâm đến lời anh ta tố cáo.
Kể từ đó anh ta rất tức giận và trở nên cực đoan hơn, thường nói năng thô lỗ với mọi người, tất cả mọi người đều né xa anh ta ra.
Có một lần Lưu Tích Hồng bày tiệc chiêu đãi khách khứa nhưng không có ai đến, chẳng bao lâu sau ông chết vì bệnh trầm cảm.
8. Thiểu sự vi phúc, đa tâm chiêu họa
Câu nói trên mang ý nghĩa rằng ít chuyện là phúc, đa nghi là chiêu mời tai họa. Có phúc hay không là ở việc có ít chuyện hay nhiều chuyện, có họa hay không là ở việc đa nghi nhiều hay ít.
Hạnh phúc lớn nhất của một người là không có gì phải lo lắng, và không có tai họa nào khủng khiếp hơn sự nghi ngờ của một người đối với người khác.
Nguồn gốc của cái đúng và cái sai thường nằm ở sự đa đoan của con người, điều này không có lợi cho sự giao tiếp qua lại giữa người với người.
Chỉ những ai làm việc chăm chỉ suốt ngày mà vướng vào những chuyện tầm thường mới biết rằng không có gì là hạnh phúc lớn nhất. Chỉ những người luôn bình tĩnh và an nhiên mới biết rằng nghi ngờ là tai họa lớn nhất.
9. Chân bất ly huyễn, nhã bất ly tục
Câu nói trên có nghĩa là sự thật không thể tách rời với ảo tưởng, cao thượng không tách rời với trần tục.
Chân thực và ảo tưởng, cao thượng và dung tục là những điều tương khắc đối lập nhau. Tại sao trời đất lại phân ra ngày và đêm? Chính là để chúng ta một nửa sống trong hiện thực, một nửa rơi vào cõi mê.
Hoa sen sống giữa bùn lầy, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, vẫn giữ được sự thanh cao lại vừa trần tục. Đơn giản tới đỉnh điểm, chính là tận cùng của sự tao nhã.
10. Mất có 2 năm học nói, mất cả đời học im lặng
Cổ nhân dạy: “Nhiều lời là bệnh thứ nhất trong đối nhân xử thế, động không bằng tĩnh, nói nhiều không bằng im lặng” là quy tắc của cuộc sống.
Đa phần, càng nói nhiều, chúng ta càng xa nhau và càng nảy sinh nhiều mâu thuẫn.
Ngày ta chập chững lò dò tập đi, ta được học nói. Gọi mẹ, gọi cha, đòi ăn, đòi chơi,…ta đặt câu hỏi, ta giãi bày lòng mình, ta chia sẻ học thức. Nhưng rồi, cái miệng cũng bắt đầu biết buông lời nói dối, lời cay đắng, lời nóng giận để biến mỗi lời thành lưỡi dao nhọn sắc.
Trong giao tiếp, hầu hết mọi người luôn mong muốn được thể hiện bản thân, vội vàng tranh nhau nói khi chưa hiểu hết ý của đối phương.
Chúng ta không cần phải cố công cố sức nói với một người nhiều lần về một vấn đề nếu như người ta tin vào kết quả khác của riêng họ mà không muốn nghe. Chúng ta thắng cũng chẳng ích gì?
Tai con người rất lạ, nó chỉ thích vểnh lên nghe tiếng trên cao mà lờ đi âm thanh dưới thấp. Người đặt bản ngã mình cao hơn người khác sẽ chẳng thể nghe được gì, chẳng học được gì mà cứ lẩn quẩn trong u minh mãi.
Những người ba hoa thao thao bất tuyệt đôi khi không phải là người có thể tỏa sáng. Ngược lại có những người im lặng không nói lại ẩn chứa sâu thẳm trong tâm những suy nghĩ cao thâm khó lường.
Để lại bình luận
5