- Cách phân biệt các loại da: Da dầu, da khô, hay da hỗn hợp
- Bản chất thực sự của việc làm giàu và những ảo tưởng về nó bạn đã biết chưa?
- Nói dối là gì? Những biện pháp phòng chống nói dối để cuộc sống tốt hơn
- Hàng fake là gì? Cách nhận biết mỹ phẩm giả bạn nên lưu ý
Một khi đã hiểu Vì sao tích đức hơn tích tiền chắc chắn bạn khá nóng lòng muốn biết những cách tích đức đơn giản phù hợp với khả năng của mình. Thông thường chúng ta chỉ hiểu rằng giúp đỡ ai đó bằng tiền bạc khi họ khó khăn được xem là tích đức nhưng còn có nhiều hình thức khác mà không cần tới tiền bạc.
1. Mỉm người với người khác
Hãy thử tưởng tượng về một khuôn mặt cáu kỉnh, khó gần mà bạn phải nhìn thấy mỗi sáng bạn sẽ có cảm giác nặng nề như thế nào. Nụ cười có thể xóa tan những khoảng cách, và thậm chí nụ cười chân thành còn có giá trị hơn cả ngàn vàng mang lại sức mạnh cho những người xung quanh. Khi niềm vui được lan tỏa cũng là lúc bạn mang phước lành tới mọi người và cũng là mang lại phước lành cho chính mình.
Không cần phải có phép thuật nhưng bạn cũng đã có sức ảnh hưởng mãnh liệt tới người khác chỉ bằng nụ cười. Đây thực sự là cách tích đức đơn giản, hiệu quả mà bạn ít khi nghĩ tới đấy.
2. Biết cảm ơn
Hãy cảm ơn vì những gì bạn đang có và nhớ trân trọng vì sự hiện diện của mình trên cuộc đời này, đó là công sức của đấng sinh thành và của những người giúp đỡ có được cuộc sống hiện tại.
Với thái độ biết ơn bạn sẽ luôn sẵn lòng nói lời cảm ơn tới người hỗ trợ bạn dù là những việc nhỏ nhặt nhất thường ngày.
Không chỉ có thế, bạn cũng hãy nói lời cảm ơn tới người ghét bạn, những đối thủ của mình vì họ sẽ mang lại cho bạn sức mạnh tiềm tàng mà bạn ít khi có cơ hội phát huy. Nếu không có những khó khăn mà họ tạo ra thì làm gì có bạn ở hiện tại phải không nào?
3. Tích đức từ lời nói
Những người hay nói lời mỉa mai tự biện minh rằng mình "khẩu xà nhưng tâm Phật" nhưng họ không hiểu rằng lời nói của họ có sức mạnh khủng khiếp, có thể ảnh hưởng, tổn thương người đối diện dù họ muốn hay không. Có những lúc lời nói như nhát dao cứa vào tim người khác làm họ không thể nào gượng dậy nổi, thậm chí có người đã từng tự tự chỉ vì lời chê bai của những kẻ vô tâm.
Vì thế, nên học cách nói giảm, nói tránh khi cần. Khi nói lời phê bình, khiển trách, hãy đảm bảo rằng lòng tự tôn của người nghe không bị tổn thương. Nhìn thấy rõ một người cũng đừng nên chỉ thẳng ra, hãy lựa lúc mà nói. Đừng bao giờ làm tổn thương thể diện của người khác bởi hậu quả của nó là khôn lường. Xem thêm: 45 lời Phật dạy về lời nói không biết dễ phạm lỗi khiến bản thân hối hận
4. Biết tán thưởng
Tán thưởng người khác là cách tích đức đơn giản mà ai cũng nên học tập và tạo thành thói quen thường trực của bản thân.
Ai cũng thích nghe những lời khen, vì thế hãy học cách khen người khác một cách chân thành. Hãy nhìn về điểm tốt của họ để ca ngợi, họ sẽ vô cùng biết ơn bạn.
Chẳng ai muốn cô đơn, lạc lõng giữa thế gian này, ai cũng cần dù chỉ là một người tán đồng với mình, thấu hiểu mình. Và bạn hãy luôn nhớ rằng, một lời khen ngợi đúng lúc có khi còn cứu được cả mạng người.
5. Tín nhiệm người khác
Ai cũng mong có người thấu hiểu, thừa nhận mình. Hiểu người khác cũng chính là đem lại lợi ích cho họ, cho chính bản thân bạn. Khi đã hiểu được tâm tình, tâm sự bạn sẽ dành cho đối phương sự tin tưởng mà họ cần, giúp họ tự tin hơn, cuộc sống đẹp hơn.
Với những người đa nghi sẽ không có ai dám lại gần, khó có được bạn chân thành. Được người khác tin tưởng, tín nhiệm là một loại hạnh phúc. Người có bao nhiêu tín nhiệm thì sẽ có bấy nhiêu cơ hội thành công.
Người xưa nói: “Đã nghi ngờ người thì không kết giao, đã kết giao thì không nên nghi ngờ người”.
6. Tích đức từ việc tôn trọng người khác
Cho người khác được lợi cũng chính là làm lợi cho mình. Thời điểm người khác cần bạn nhất, hãy sẵn sàng cho họ một bờ vai để nương tựa. Suy nghĩ cho người khác cũng chính là suy nghĩ cho bản thân mình.
Hãy luôn đặt sự tự tôn của người khác ở vị trí cao nhất, thậm chí cao hơn chính bản thân mình. Sự tôn nghiêm của một người chính là phẩm giá và đạo đức, đôi khi là sinh mệnh của họ. Đừng bao giờ mạo phạm người khác nếu không muốn chính mình cũng bị mạo phạm. Đối với những kẻ yếu hơn, lại càng phải tôn trọng, trân quý họ.
Địa vị càng cao thì càng không thể khinh thường người khác. Làm được như vậy thì chính là bạn đã có phẩm chất của một người quân tử. Người quân tử chính là tôn trọng kẻ yếu, không sợ kẻ mạnh, là nghĩ cho người trước, nghĩ đến mình sau.
Ở vào thời khắc quan trọng, ai mà không hy vọng có người trợ giúp mình?, “Vì người khác” sẽ luôn luôn chiến thắng “vì mình”. Lòng tốt sẽ luôn luôn được người khác khắc sâu, nhớ kỹ.
7. Tích đức từ tính cách khiêm nhường
Người xưa nói, người kiêu căng ngạo mạn, thích thể hiện tài năng thì đi đâu cũng có kẻ địch. Hãy tránh khoe khoang tài năng của mình mọi lúc mọi nơi và học cách buông bỏ kiêu căng, giảm bớt tự kỷ.
Bạn cũng không nên ở trước mặt người đang thất ý mà đàm luận về đắc ý của mình. Làm người, trước là đừng khoa trương tùy tiện, sau đừng đắc ý, nên khiêm nhường một chút, mọi thứ sẽ suôn sẻ hơn.
8. Chân thành với mọi người
Dù bạn chân thành hay giả dối thì những người nói chuyện với bạn đều cảm nhận được hết, vì thế, dù bạn có cố gắng biến thành một kẻ nào đó khác thì có ích gì? Tốt hơn hết hãy sống thật chân thành vì điều đó mới thực sự thu phục lòng người.
Nếu bạn sống giả dối thì đừng trách người khác cũng giả dối với mình. Có được chữ tín bạn sẽ có sức mạnh vô dong. Hãy giữ gìn chữ tín, lòng chân thật, bạn sẽ thu phục được lòng người, sẽ trở thành người được yêu mến, thành công.
9. Biết lắng nghe
Nói nhiều không thể hiện rằng bạn hiểu biết, chính thói quen biết lắng nghe khiến người khác mới thực sự nể phục bạn. Đủ lòng kiên nhẫn để lắng nghe người khác nói, bạn cũng sẽ đủ lòng kiên nhẫn để thấu hiểu, yêu thương con người. Và đó cũng chính là cách giúp đỡ những người đang đối mặt với khó khăn mà không tiền bạc nào có thể thay thế được.
Sự lắng nghe cùng lòng kiên nhẫn có thể đã là câu trả lời tuyệt vời nhất cho những mâu thuẫn, khổ đau, buồn bực trong đời. Từ xưa đến nay, người thông minh nhất chính là người biết lắng nghe nhiều nhất.
10. Lòng khoan dung
Làm người nên học cách tu dưỡng lòng nhân ái, xem nhẹ mọi việc, khoan dung với lỗi lầm của người khác. Khi dễ dàng tha thứ bạn mới thực sự đủ rộng lượng, khoáng đạt, tâm hồn của bạn cũng sẽ nhẹ nhàng hơn.
Với lỗi lầm của người khác, bằng sự khoan dung của bạn sẽ là cơ hội cho họ sửa đổi bản thân, tránh việc hận thù khiến cuộc sống thêm tù bức, khó chịu.
Người có lòng khoan dung không chỉ là biết nghĩ cho người khác, mà còn là nghĩ cho mình. Vì sự tức giận, khó chịu sẽ như những viên thuốc độc đang tự hủy hoại chính bản thân mà thôi. Còn khoan dung là dòng nước mát tưới tắm tâm hồn khổ đau, cũng là liều thuốc giải độc cho mọi oán thù trên cõi đời này.
Để lại bình luận
5