- Tình yêu khi chạm tuổi 30: Tăng hoài nghi, giảm kỳ vọng, nhưng đừng mất niềm tin
- “Cửa trên” - “cửa dưới” và những mối quan hệ rạn vỡ niềm tin: Chưa yêu bạn đã là người thua cuộc rồi
- 6 nguyên tắc xây dựng niềm tin và sự tín nhiệm trong cuộc sống
- Lưu lại 20 câu nói hay giúp bạn lấy lại niềm tin và động lực cuộc sống
Cách nhận biết người nói dối như thế nào? Trong bài học hôm tay Review365 sẽ cùng các bạn làm rõ về nói dối và các vấn đề xoay quanh về việc nói dối.
1. Nói dối là gì?
Nói dối là gì? Ai cũng từng gặp những người nói dối, và đôi khi chúng ta cũng nhận ra điều đó. Nhưng thực sự nói dối là gì?
1.1 Định nghĩa nói dối.
Nói dối là gì? Nói dối là 1 từ để chỉ những phát ngôn sử dụng lời nói để diễn tả sai một điều gì đó một cách có chủ đích. Lời nói dối được tạo ra nhằm mục đích lừa gạt, khiến cho người nghe hiểu sai về câu chuyện được đề cập đến.
Nói dối cho dù được dùng với mục đích tích cực hay tiêu cực đều là việc làm không nên. Tất nhiên trong những trường hợp nhất định 1 lời nói dối giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Nhưng hầu hết các lời nói dối đều mang ý nghĩa tiêu cực. Những người thường xuyên sử dụng lời nói để lừa gạt đều những đối tượng bị xã hội chỉ trích.
Nói dối là một hành động có chủ tâm, cố ý cung cấp thông tin sai sự thật về vấn đề nào đó để người nói dối đạt được mục đích mà họ mong muốn. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tình huống, hoàn cảnh khác nhau mà mỗi chúng ta ít nhất cũng một lần đưa ra“quyết định” nói dối.
Có những mục đích chính đáng như tránh bị trừng phạt, không để người khác buồn phiền nhưng cũng có những mục đích không chính đáng như lừa đảo, vu khống người khác hay thậm chí là để thỏa mãn thú vui của bản thân.
1.2 Nguồn gốc của nói dối là gì?
Nguồn gốc của việc nói dối là gì? Tại sao con người lại nói dối? Rõ ràng rằng chúng ta luôn được dạy phải sống trung thực, nhưng chắc chắn 1 điều ai cũng từng nói dối. Có thể lời nói dối đó vô hại, nhưng cũng có thể nó mang lại những điều tồi tệ cho bạn và người xung quanh. Để có thể phòng tránh có hiệu quả những lời nói dối, bạn cần tích luỹ cho mình những kiến thức và kinh nghiệm sống phong phú có.
Nhưng trước hết hãy xem nguồn gốc người ta nói dối để làm gì?
Nói dối để che dấu khuyết điểm
Đây là dạng nói dối phổ biến nhất mà chúng ta thường thấy trong xã hội. Thông thường người ta hay nói dối để che đi những việc làm sai trái của mình. Mục đích là để giảm nhẹ tội, để không bị mất mặt, để người khác nghĩ tích cực hơn về mình.
Đây là dạng nói dối có mức độ nguy hiểm trung bình. Đa số những lời nói dối này chỉ mang tính chất làm thay đổi cách nhìn của người khác về mình. Điển hình cho loại này là nói khoác hay nói xạo. Những lời nói như vậy sẽ làm mất niềm tin của người khác vào những câu chuyện của bạn. Chắc hẳn bạn từng nghe câu “1 lần bất tín, vạn lần bất tin”.
Nói dối để che đi khuyết điểm thông thường là những lời nói không mang tính mưu mô cao. Nhưng những người có thói quen này dần sẽ tăng cấp độ theo thời gian. Và vô tình hay cố ý thì nó cũng làm ảnh hưởng rất nhiều đến công việc, mối quan hệ của bạn và những người xung quanh.
Nói dối để làm vui lòng người khác.
Đây là lời nói dối có tính nguy hại thấp nhất ở trạng thái tức thời. Tức là lời nói dối làm vui lòng người khác sẽ không, hoặc ít làm thiệt hại đến người hoặc vật. Nhưng nếu có quá nhiều lời nói dối này sẽ làm ảnh hưởng to lớn đến con người, suy nghĩ, và hành động của người đối diện.
Có rất nhiều người nói dối với mục đích tốt. Nói dối là để người nghe có thêm động lực sống và phấn đấu. Nhưng nhất định bạn phải nhớ rằng, cần cân nhắc trước khi làm điều này. Vì đơn giản cái kim trong bọc lâu này cũng lòi ra. Đồng thời đây lại loại nói dối có tình thời điểm. Vì vậy không nên kéo dài và lặp lại thường xuyên.
Nói dối làm vui lòng người khác ở khía cạnh khác người ta gọi là “nịnh hót”. Lời nói dối này nhằm mục đích lấy lòng và chuộc lợi từ người đối diện. Kẻ xua nịnh là kẻ luôn tìm những lời ngon tiếng ngọt, đưa đẩy. Mục đích của họ là đưa người đối điện đến cảm giác hưng phấn và đưa ra những quyết định có lợi cho mình.
Nói dối để kiếm lời
Đây là lời nói dối bị lên án nhiều nhất, đồng thời cũng có mức nguy hại lớn nhất. Những kẻ nói dối nhằm mục đich chuộc lợi, kiếm lời đôi khi bị lên án.
Tiêu biểu cho các hành vi nói dối kiếm lời bao gồm:
- Giả mạo giấy tờ nhằm mục đích lừa gạt chiếm đoạt tài sản.
- Các hành vi quảng cáo khuyến mại lừa đảo.
- Các hành vi thay đổi mẫu mã, nhãn mác.. của sản phẩm đều được quy vào nói dối, lừa dối gân hiểu nhầm….
1.3 Những hình thức nói dối.
Có rất nhiều hình thức nói dối khác nhau. Tuỳ theo góc độ nhìn nhận sự việc chúng ta có thể chia làm 2 dạng.
- Nói dối dưới góc độ thời gian,
- Nói dối ở góc độ nội dung.
Vậy các góc độ khác nhau của Nói dối là gì?
Nói dối ở góc độ thời gian
Đây là hình thức tường thuật, nói lại, kể lại, hoặc dự đoán về các sự vật, sự việc đã, và đang hoặc chưa sảy ra.
Chúng được chia làm 3 dạng:
- kể lại sai sự thật,
- tường thuật sai,
- và dự báo sai.
Vậy cụ thể ở góc độ thời gian việc thực hiện hành vi nói dối là gì?
- Kể lại sai sự thật: Là hình thức kể lại câu chuyện bất kìa trong quá khứ. Tuy nhiên việc kể lại này được chỉnh sửa, thêm bớt hoặc thay đổi nội dung một phần hoặc toàn bộ nhằm đạt mục đích.
- Nói dối dạng Tường thuật: Nói dối ở dạng tường thuật là việc bình luận, tường thuật trực tiếp các sự kiến đang diễn ra, hoặc vừa mới diễn ra. Tuy nhiên người thực hiện tường thuật lại nội dung không đúng với những gì họ chúng kiến. Họ cố tình làm sai lệch hoặc bóp méo nội dung theo hướng có lợi cho họ.
- Dự báo sai: Thông thường hình thức nói dối này là kiểu dự đoán, hoặc biết trước nội dung của việc sắp sảy ra. Tuy nhiên người thực hiện hành vi này cố tình dự báo, loan báo sai làm chệch hướng chú ý và suy nghĩ của mọi người.
- Ví dụ “tôi biết tối nay trời sẽ mưa, tuy nhiên tôi lại thông báo rằng tối nay trời có trăng”. Đó là hành vi nói dối hay còn gọi là lừa gạt.
Nói dối ở góc độ nội dung
Ở góc độ nội dung sự việc chúng ta có 4 hình thức nói dối tiêu biểu bao gồm: Vọng ngữ, nói dối 2 chiều, nói lời hung ác, và nói dối thêu dệt.
- Vọng ngữ: là hình thức nói dối làm tăng cấp độ, chệch hoặc sai hướng sự thật đang diễn ra.
- Nói dối 2 chiều: Đây là hình thức nói dối thường thấy ở kẻ tiểu nhân nịnh hót. Người này họ đồng thời thực hiện 2 lời nói dối trước mặt nói nịnh hót tăng bốc, sau lưng thì hạ thấp nói xấu người ta.
- Nói dối hung ác. Là những kẻ nói dối có chủ đích. Chúng thực hiện hành vi nói dối nhằm lừa gạt với mục đích xấu. Thông thường loại nói dối này nhằm mục đích tác động đến nhiều người gây chia rẽ, đồng thời gây đau khổ, sợ hãi nghi ngờ giữa mọi người với nhau.
Nói dối thêu dệt.
Đây là loại nói dối tương đối phổ biến. Chúng ta thường gọi nó với một cái tên khác là nói khoác hay phóng đại. Trong lời nói dối này có sự thật. Tuy nhiên chúng thường được phóng đại lên nhiều lần hoặc giảm nhẹ. Mục đích là để thay đổi tăng nặng hoặc giảm nhẹ cường độ ảnh hưởng của câu chuyện.
2. Biện pháp phòng chống nói dối là gì.
Chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm Nói dối là gì? Vậy làm cách nào để phòng chống việc nói dối?
Nói dối là một trong những hành vi xấu xuất hiện từ khi chúng ta còn nhỏ. Những hành vi nói dối được dạy dỗ, và rèn luyện một cách vô thức trong quá trình trẻ giao tiếp với thế giới. Đôi khi chính bố mẹ là người dạy những đứa con của mình nói dối.
Chúng ta cùng phân tích và điểm qua một số vấn đề từ đó rút ra cho mình những bài học nhé.
2.1 Giáo dục trẻ em.
Có một sự thật là “nhân chi sơ tính bản thiện”. Tâm tính con người không tự nhiên mà có. Nó chỉ được sinh ra do được dạy dỗ và rèn luyện. Chúng ta nên tránh những hành vi vô tình hoặc cố ý buộc trẻ phải nói dối.
Thông thường sẽ có 3 loại:
- Xúi giục,
- Ép buộc,
- Làm gương.
Việc nâng cao nhận thức cho trẻ về Nói dối là gì làm sao để phòng chống nó cũng là một giải pháp hay.
- Hành vi xúi giục: Có khách đến nhà chơi, bạn xúi “con ra bảo bác ý bố không có nhà”. Đó cũng chính là hành vi nói dối.
- Hành vi ép buộc: Thông thường hành vi này ép trẻ làm điều mà trẻ không thích. Qua đó buộc trẻ phải tìm cách phản ứng lại đối phó với cha mẹ. Những hành vi ép buộc cũng cần được hạn chế,
- Ví dụ: Khi trẻ đi học về bạn điều tra và mắng nhiếc trẻ khi điểm kém. Hành vi này buộc trẻ phải nói sai sự thật để được an toàn.
- Hành vi làm gương: Đó là khi bố mẹ thực hiện hành vi nói dối. Điều đáng nói ở đây là việc đó diễn ra khi có sự chứng kiến của trẻ. Trẻ học rất nhanh và tất nhiên những điều xấu thường được học nhanh nhất. Ngoài ra còn có các yếu tố như môi trường xung quanh cũng tác động đến trẻ rất nhiều.
2.2 Môi trường sống.
Môi trường sống ảnh hưởng trực tiếp đến con người mỗi chúng ta. Chính vì vậy chúng ta cần lựa chọn những môi trường sống lành mạnh. Từ đó chúng ta sẽ học được những thói quen tốt hành vi tốt, hạn chế những hành vi xấu của bản thân.
Chọn bạn mà chơi. Những người bạn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời bạn. Họ là tấm gương phản chiếu con người bạn. Những hành vi của họ tác động trực tiếp đến hành vi của bạn.
2.3 Nâng cao trình độ
Giáo dục và giáo dục nền là 2 khái niệm cần được quan tâm trong tất cả các khía cạnh. Người có nền tảng kiến thức tốt thông thường sẽ biết cách điều chỉnh hành vi phù hợp. Vì vậy hãy hoàn thiện và phát triển bản thân thật tốt.
Nói dối là gì? Ai là người hay nói dối? Tất nhiên là những người vì danh vì lợi rồi. Trong khi đó những người ít thành công thường có xu hướng nói dối nhiều hơn. Khi bạn có nền tảng kiến thức tốt, hiểu biết và khả năng tạo dựng cuộc sống. Lúc này bạn sẽ có khả năng kiến tạo cho mình cuộc sống tốt đẹp mà không cần phải lừa gạt để kiếm lời.
Như vậy trong bài viết này Review365 đã cùng bạn đi tìm hiểu về Nói dối là gì? Mong rằng qua bài viết này chúng ta sẽ có thêm được nhiều kiến thức liên quan đến việc nói dối. Qua đó góp phần nhận biết, rèn luyện và loại bỏ hành vi nói dối ra khỏi cuộc sống của bạn để bạn và những người xung quanh có cuộc sống tốt hơn.
Để lại bình luận
5