- Người chồng đổ lỗi hôn nhân tan vỡ vì có con
- 3 chiếc giường đo hạnh phúc của một cuộc hôn nhân
- Nguyên tắc vàng để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc
- Những bài học đắt giá mang lại cho cuộc hôn nhân trọn vẹn
Con người hiện đại thời nay đều có tư tưởng và ý thức cao hơn, vậy nên kiểu ‘hôn nhân sắp đặt’ của thời xưa đã không còn nữa, thay vào đó là tự do yêu đương theo sự phát triển của thời đại.
Trong thời đại hôn nhân và tình yêu được tự do và cởi mở như vậy, mà cũng có không ít những điều kỳ lạ và khó hiểu. Tỷ lệ ly hôn mỗi năm một tăng cao, cũng có rất nhiều người sau khi trải qua mối quan hệ hôn nhân, cả cuộc đời cũng không còn tin vào tình yêu nữa. Vậy cuộc hôn nhân như thế nào sẽ dễ đi đến tan vỡ?
1. Hôn nhân từ tình yêu đơn phương
Khi được hỏi ‘muốn lấy một người chồng như thế nào’? Phần lớn phụ nữ đều có khuynh hướng lựa chọn người yêu mình chứ không phải người mình yêu. Bởi vì thật sự rất khó có được tình yêu xuất phát từ hai phía, hai người thật lòng yêu thương nhau, mà bản thân đơn phương một mình thì lại quá mệt mỏi, cho nên mọi người đều muốn trở thành đối tượng được yêu.
Tuy nhiên, lý thuyết giao tiếp giữa người với người nói cho chúng ta biết rằng, khi mỗi một người tiến hành giao tiếp với người khác thì đều có mục đích riêng của mình, đối với một mối quan hệ thân mật, cá thể luôn mong muốn dùng cái giá nhỏ nhất để đổi lấy được phần thưởng lớn nhất.
Điều này xuất phát từ bản chất lợi ích vị kỷ của con người, nhưng sau khi bước vào hôn nhân, tuyệt đối không thể ỷ vào việc đối phương yêu mình hơn mà trở nên vô tâm, không chịu hy sinh cho đối phương.
Hôn nhân không bao giờ được thắt chặt và duy trì chỉ bằng sự nỗ lực một chiều, mục đích kết hôn cũng là vì muốn cùng nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc đời, hôn nhân không phải là ‘hầm trú ẩn’ của cuộc đời. Giống như trong “Tam thập nhi dĩ” của Chung Hiểu Cần có một đoạn viết: “Ai cũng muốn tránh bão, vậy ai làm hầm trú ẩn?”
Hôn nhân phần lớn là một loại trách nhiệm, mỗi người trong hôn nhân đều đảm nhận một vai trò xã hội khác nhau, cũng cần phải gánh vác được phần trách nhiệm đó của mình, cuộc hôn nhân chỉ có một bên gánh vác hết toàn bộ trách nhiệm của gia đình, thì sớm muộn gì cũng sẽ đi đến sự tan vỡ.
Trong bộ phim “Nửa đời trước của tôi”, La Tử Quân từ một bà vợ nội trợ lúc đầu được mọi người ngưỡng mộ rồi đi đến ly hôn, cũng là vì La Tử Quân giao hết toàn bộ gánh nặng cuộc sống cho chồng mình, còn bản thân thì không gánh vác một chút gì cả.
Một gia đình có thể thực sự đi đến cuối cùng luôn luôn là đôi bên nâng đỡ lẫn nhau, tất cả chúng ta đều muốn được phần thưởng trong mối quan hệ giao tiếp, không ai muốn có một cuộc sống chỉ có hy sinh mà không nhận lại được phần thưởng.
Cuộc hôn nhân được xây dựng đơn phương một phía là vô cùng mệt mỏi, sẽ khiến cho bên gánh chịu trách nhiệm bị đè nén đến không thể thở nổi. Vì vậy, trong hôn nhân, hai người cùng nhau cố gắng, có mục tiêu chung mới là quan trọng nhất.
2. Hôn nhân không chung thủy
Hôn nhân kỵ nhất chính là sản sinh hành vi hoặc tư tưởng không chung thủy đối với nhau, không một ai có thể chịu đựng được nửa kia của mình có hành vi ngoại tình. Để duy trì một cuộc hôn nhân là phải dựa vào việc hai người có thể có cảm nhận tương đồng hay không.
Phần lớn mọi người đều cho rằng hôn nhân là phải trong sạch, không được dính một vết bẩn nào. Khi một bên nảy sinh hành vi không chung thủy, sẽ gây ra sự tổn thương tinh thần cho người bạn đời của mình, cảm giác tin tưởng giữa hai bên cũng vì vậy mà chịu một cú đả kích rất lớn.
Cho dù có thể vì nhân tố bên ngoài để đi đến hòa giải, nhưng những hành vi đã xảy ra rồi thì không thể nào xóa bỏ được. Nó sẽ giống như một vết thương đi theo người chịu tổn thương đến hết cuộc đời, cho dù vết thương đó có thể liền sẹo theo thời gian đi nữa, nhưng dấu vết thì vẫn luôn tồn tại.
Cũng giống như năm đó, khi Giả Nãi Lượng theo đuổi Lý Tiểu Lộ, anh ấy có thể vì Lý Tiểu Lộ mà làm ra bất cứ chuyện xấu hổ gì, chỉ mong bảo vệ được người mình yêu. Nhưng cuối cùng, sự phản bội của Lý Tiểu Lộ đã khiến cho cuộc hôn nhân này không thể nào duy trì tiếp nữa, đành phải kết thúc bằng việc ly hôn.
Con người thà là nghe đối phương nói không yêu mình nữa, cũng còn tốt hơn là hành vi ngoại tình. Một cuộc hôn nhân tốt đẹp là phải tạo được đủ cảm giác an toàn cho đối phương, không phụ lòng tin cậy của đối phương dành cho mình.
3. Hôn nhân kiểu ‘bạo hành lạnh‘
Bạo hành lạnh là một kiểu bạo hành về tinh thần, nó là bạo hành vô hình thông qua những biểu hiện như: lạnh nhạt, thờ ơ, không quan tâm, khinh bỉ, quát mắng, đe dọa, v.v… Khiến người ta bị tổn thương về mặt tinh thần và tâm lý, nó không gây ra bất cứ tổn thương nào trên da thịt, nhưng lại gây ra những tổn thương mà mắt thường không thể nhìn thấy đối với người bị ‘bạo hành’.
Phần lớn tình yêu là để cảm nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống, rất nhiều người đều nói quá trình yêu nhau là khoảng thời gian tuyệt đẹp nhất của cả hai. Bởi vì lúc đó, chúng ta sẽ không phô bày bản chất của mình quá mức, mà luôn để lại hình tượng tốt đẹp nhất trong lòng nhau.
Nhưng khi bước vào hôn nhân, cả hai sẽ phô bày với nhau nhiều hơn, đây cũng là rủi ro của hôn nhân. Bạn sẽ dần dần phát hiện ra rằng anh ấy/cô ấy không còn giống như tượng tưởng của bạn nữa, từ đó sản sinh cảm giác hụt hẫng.
Có nhiều cuộc hôn nhân cũng vì vậy mà đi đến bạo hành lạnh, kết hôn rồi mới phát hiện chủ đề nói chuyện chung của cả hai thật ra không nhiều như trước đây, bạn không nói, anh ấy cũng không hỏi, hai người đột nhiên không có giao tiếp, rõ ràng cùng sống trong một không gian, nhưng lại trở nên xa lạ hơn bất cứ ai.
Cuộc hôn nhân như vậy sẽ rất đáng sợ, cho dù là cãi nhau thì tốt nhất cũng không nên bạo hành lạnh, hôn nhân không có sự chia sẻ và giao tiếp thì tự nhiên sẽ đi đến tan vỡ.
Để lại bình luận
5