- 7 thói quen khiến phụ nữ già đi nhanh chóng
- 21 thói quen tốt cho một năm 2021 thành công rực rỡ
- 5 Thói quen kỉ luật nhất định phải rèn nếu bạn muốn thành công
- Nhận diện 4 kiểu trầm cảm phổ biến trong cuộc sống
Lắm lúc, cơ thể bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán chường dù bạn đã ngủ đủ 8 tiếng hay ăn uống điều độ. Hoặc bỗng dưng bạn cảm thấy lười biếng, muốn trì trệ công việc nhưng không tìm ra nguyên nhân. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc. Thật ra, sự mệt mỏi thường xuất hiện từ những nguyên nhân khá nhỏ nhặt mà bạn không hề nghĩ tới. Đó có thể do thói quen xấu trong việc ăn uống hoặc một số khúc mắc trong cuộc sống chưa được giải quyết triệt để.
1. Lười tập thể dục
Cơ thể dễ dàng rơi vào mệt mỏi nếu bạn không vận động trong thời gian dài, đơn giản vì các bộ máy làm việc trong cơ thể sẽ “ù lì” nếu như không được “khởi động” thường xuyên.
Theo một nghiên cứu vào năm 2008 của trường Đại học Georgia, tập thể dục cường độ thấp khoảng 30 phút mỗi ngày giúp giảm thiểu tình trạng mệt mỏi xuống đến 60% đồng thời tăng thêm 20% năng lượng cho cơ thể. Không cần vất vả đến phòng tập, bạn chỉ cần dành ít thời gian đi bộ quanh khu vườn nhà bạn là đủ để cơ thể luôn tràn trề năng lượng.
2. Cơ thể mất nước
Uống ít nước là thói quen xấu phổ biến nhất. Theo phản ứng tự nhiên, khi thiếu nước, cơ thể sẽ ưu tiên đưa nước tới các cơ quan quan trọng như não, tim, gan, phổi, thận, đồng thời giảm lượng nước tới các cơ quan ít quan trọng hơn như tiêu hóa, cơ, khớp, da và niêm mạc. Chúng ta sẽ thấy dấu hiệu thiếu nước xuất hiện sớm nhất ở các cơ quan ít quan trọng bên ngoài.
Thiếu nước nhẹ và vừa sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, da khô, ngứa (vì các tế bào da thiếu nước bị bong tróc), nổi mụn, chảy máu mũi vì niêm mạc khô, mạch máu dễ tổn thương, nhức đầu, chóng mặt… Hãy luôn nhắc nhở bản thân uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả.
3. Thiếu chất sắt
Ăn ít thức ăn có chứa sắt là một trong những thói quen xấu mà nhiều người dễ mắc phải. Sắt rất quan trọng cho việc sản sinh hemoglobin, một protein giúp hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Do đó, thiếu sắt thì mọi cơ quan đều bị ảnh hưởng và có thể dẫn đến thiếu máu.
Kiệt sức là dấu hiệu phổ biến nhất của thiếu sắt và có lẽ cũng khó phát hiện nhất. Thiếu sắt khiến oxy tới các mô ít hơn, vì thế cơ thể bị cạn kiệt nguồn năng lượng cần thiết. Nếu sự mệt mỏi tưởng như bình thường của bạn đi kèm với cảm giác yếu ớt, bồn chồn hoặc không thể tập trung, thì cần nghĩ đến việc bổ sung sắt.
Lượng sắt chúng ta cần thường phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính. Các nguồn tốt nhất của sắt chủ yếu đến từ thịt đỏ và các loại đậu. Thuốc bổ máu cũng là một trong những nguồn cung cấp sắt hiệu quả cho cơ thể.
4. Ăn vặt quá nhiều
Các loại thức ăn nhanh như fastfood, nước ngọt có ga, bánh kẹo ngọt sẽ khiến cơ thể dư thừa năng lượng dẫn đến mệt mỏi. Cần hạn chế thấp nhất lượng thức ăn vặt được nạp vào cơ thể. Bạn có thể thay thế thói quen xấu này bằng các loại hoa quả, đậu, những thức ăn vặt có xuất xứ từ thiên nhiên.
5. Làm việc suốt những ngày nghỉ và cuối tuần
Cố gắng làm việc trong những ngày cuối tuần hay ngày nghỉ là thói quen xấu khiến cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi liên tục. Việc kiểm tra thư điện tử suốt kì nghỉ cũng đủ khiến não mệt mệt mỏi. Hãy để cơ thể có những giây phút nghỉ ngơi thật sự để não có thời gian hồi phục và đạt năng suất cao nhất khi quay trở lại guồng công việc.
6. Các mối quan hệ
Theo nhà khoa học Jacob Teitelbaum, bạn bè và đồng nghiệp chính là “ma cà rồng hút cạn năng lượng” của chúng ta. Tưởng chừng không liên quan nhưng những người đồng nghiệp hay bạn bè có suy nghĩ tiêu cực có ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến cảm xúc và hiệu quả công việc của bạn. Vì thế, điều cần làm là chọn những người bạn và đồng nghiệp “tỏa” ra những năng lượng tích cực để bạn luôn cảm thấy sảng khoái, tràn đầy năng lượng.
Để lại bình luận
5