- Hồng sâm baby có tác dụng gì? Hồng sâm baby có thực sự tốt cho trẻ?
- Tìm hiểu tác dụng của vỏ quýt đối với sức khoẻ và làm đẹp của con người
- Sữa non của Mẹ có tốt cho bé không? Sữa non của mẹ có màu gì?
Lúc này, để cân bằng lại cơ thể, có thể chọn uống một vài loại trà hoa hồng sau đây sẽ rất tốt.
Phụ nữ thức khuya, có thể khiến cơ thể chịu một số ảnh hưởng như tàn nhang, tính khí nóng nảy, tóc bạc, lão hóa sớm, mệt mỏi, béo phì, đau bầu vú, phì đại tuyến vú. Đây đều là biểu hiện của chứng rối loạn nội tiết.
Khi những triệu chứng này xuất hiện, bạn có thể uống một vài loại trà hoa hồng vô hại để điều hòa nội tiết, thúc đẩy tuần hoàn máu, giải độc dưỡng nhan, dưỡng da trừ mụn, tiêu trừ lo âu mất ngủ.
Trung y cho rằng Mai khôi hoa (hoa hồng đỏ) có vị ngọt hơi đắng, tác dụng lưu thông khí huyết, giảm phiền muộn, thúc đẩy tuần hoàn máu và loại bỏ huyết ứ. Dược tính của hoa hồng ôn hoà, tốt cho tim, gan và mạch máu, giải phóng khí ứ đọng trong cơ thể. Ngoài ra còn có công dụng xoa dịu làm giảm phiền muộn, trầm cảm.
Trà hoa hồng cũng có thể giúp tiêu trừ mệt mỏi và hỏa khí, cân bằng nội tiết, cải thiện tình trạng da xấu do rối loạn nội tiết, như mụn trứng cá, tàn nhang, da sần sùi, điều hòa kinh nguyệt và giảm đau.
Dưới đây xin giới thiệu với bạn 5 cách pha trà hoa hồng
1. Lạc thần mai khôi hoa trà
- Hoa hồng đỏ khô 4 bông
- Lạc thần (hay còn gọi là hoa bụp giấm) khô 2 bông
- Đường phèn lượng vừa đủ.
Sơ chế: Hoa hồng và lạc thần hoa đem rửa sạch rồi để riêng, sau đó cho vào ấm trà, đổ nước sôi vào trong ấm, đậy nắp khoảng 5 phút. Cuối cùng cho đường phèn vào và thưởng thức.
Tác dụng: Trà hoa hồng đỏ có thể cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết, chống lại các gốc tự do, chống lão hóa, tiêu trừ mệt mỏi.
Lạc thần hoa giúp thanh nhiệt lợi tiểu, làm dịu cơn khát, điều hòa khí huyết, tiêu trừ mệt mỏi, điều hòa và cân bằng lipid máu và huyết áp.
2. Kim ngân mai khôi hoa trà
- Kim ngân hoa 5 gram
- Hoa hồng đỏ 3 bông
- Mạch đông 2 gram
Sơ chế: Dùng nước rửa sạch các nguyên liệu, sau đó cho tất cả vào ấm, đổ nước sôi vào hãm trong khoảng 5-10 phút. Cuối cùng là thưởng thức khi trà còn ấm.
Tác dụng: Mai khôi hoa có tác dụng bổ khí, bổ huyết, hoạt huyết tán ứ, lưu thông khí huyết, giảm phiền muộn, cân bằng nội tiết, tiêu trừ mệt mỏi, làm đẹp da.
Kim ngân hoa có tác dụng thanh nhiệt giải độc, làm dịu cổ họng, giải nhiệt tiêu trừ phiền muộn, thúc đẩy quá trình bài xuất độc tố ra khỏi cơ thể.
Mạch đông có tác dụng dưỡng âm nhuận phế, tốt cho dạ dày, có thể chữa khô phổi, ho khan, khó chịu mất ngủ, và các chứng về táo bón
Loại trà này cũng giúp thanh nhiệt, giải trừ phiền muộn, cải thiện chứng rối loạn nội tiết, gây ra các vấn đề như sắc mặt vàng khô, da khô.
3. Táo đỏ mai khôi hoa trà
- Hoa hồng đỏ 5 bông
- Táo đỏ 3 đến 5 quả
Sơ chế: Táo đỏ đem rửa sạch, xắt nhỏ, bỏ hạt, cho tất cả nguyên liệu vào tách trà và pha với nước nóng 80 độ C là có thể uống được.
Tác dụng: Điều hòa khí huyết rất tốt, có thể cải thiện các vấn đề như tình trạng kinh nguyệt ra ít, đau bụng kinh, lưu thông khí huyết giảm phiền muộn, giúp cơ thể thư giãn, hiệu quả trong việc bổ dưỡng gan cũng rất tốt.
Táo đỏ mai khôi hoa trà có tác dụng điều hòa khí huyết rất tốt, có thể cải thiện các vấn đề như tình trạng kinh nguyệt.
4. Nịnh mông mai khôi hồng trà
- Hoa hồng đỏ 6 bông
- Chanh vàng (nịnh mông) 2 quả
- Hồng trà 1 túi
Sơ chế: Đổ nước vào nồi đun sôi, sau đó cho túi hồng trà vào, hãm khoảng 6 phút. Tiếp đến cho thêm Mai khôi hoa vào khuấy đều, tiếp tục đun lửa nhỏ, đợi khi nước cạn bớt một chút, thì cho thêm lát chanh vào.
Tác dụng: Có hàm lượng vitamin C cao, giúp điều hòa lại nội tiết, dưỡng da, trừ mụn, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giảm cân tiêu trừ chất béo.
5. Quế viên Mai khôi hoa trà
- Long nhãn (quế viên) 5 gram
- Câu kỷ tử 5 gram
- Mai khôi hoa 2 bông
Sơ chế: Lấy phần thịt của long nhãn, cùng kỷ tử, hãm trong nước sôi 10 phút, rồi cho Mai khôi hoa vào.
Tác dụng: Dưỡng huyết dưỡng âm, làm đẹp da, điều hòa rối loạn nội tiết. Nêú có thể sử dụng lâu dài, thì hiệu quả sẽ ngày càng rõ rệt.
Để lại bình luận
5