- Những dấu hiệu cảnh báo mất cân bằng nội tiết tố nữ
- 8 bí mật nhỏ về cơ thể phụ nữ, khám phá để hiểu
- Chứng rối loạn tiền đình: hiện tượng, nguyên nhân và cách xử lý
- 8 loại viatmin mà phụ nữ trên 40 cần bổ sung để cơ thể trẻ khỏe dẻo dai
Ngoài ra, suy giảm nội tiết tố nữ cũng là vấn đề mà nhiều chị em gặp phải nhưng chưa rõ dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị. Hãy cùng Review 365 tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé.
Nội tiết tố nữ là gì?
Nội tiết tố nữ là hormone sinh dục nữ chủ yếu do buồng trứng tiết ra, còn có một phần ở nhau thai, tuyến thượng thận...
Nội tiết tố nữ có vai trò vô cùng quan trọng với cuộc sống của người phụ nữ bởi nó chính là yếu tố quyết định tới đời sống tình dục, vóc dáng, sự trẻ trung và vẻ ngoài của người phụ nữ.
Có hai loại nội tiết tố nữ chính là estrogen và progesterone. Ngoài ra, testosterone được coi là nội tiết tố nam nhưng thực tế, phụ nữ cũng sản sinh là nội tiết tố này nhưng chỉ với một lượng nhỏ.
Nội tiết tố nữ là yếu tố quyết định tính nữ, ngoại hình, nhan sắc, sự trẻ trung và chức năng tình dục, sinh sản của phụ nữ.
Estrogen
Estrogen là nội tiết tố nữ chính. Estrogen đóng một vai trò lớn trong sự phát triển sinh sản và tình dục, bao gồm: tuổi dậy thì, kinh nguyệt, thai kỳ và mãn kinh.
Estrogen có ảnh hưởng tới những cơ quan như: não bộ, hệ tim mạch, tóc, hệ thống cơ xương, da và đường tiết niệu.
Nồng độ estrogen có thể được xác định bằng xét nghiệm máu, tính bằng đơn vị picogram trên mililit (pg/mL).
Nồng độ estrogen được coi là bình thường khi:
- Nữ trưởng thành, tiền mãn kinh: 15-350 pg/mL
- Nữ trưởng thành, mãn kinh: <10 pg/mL.
Nồng độ estrogen sẽ thay đổi nhiều trong suốt chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Progesterone
Buồng trứng sẽ sản xuất ra nội tiết tố progesterone sau khi rụng trứng. Khi phụ nữ mang thai, nhau thai cũng sẽ sản xuất ra progesterone.
Vai trò của progesterone là tạo niêm mạc tử cung cho trứng được thụ tinh, hỗ trợ quá trình mang thai, ức chế sản xuất estrogen sau khi rụng trứng.
Nồng độ progesterone cũng được xác định nhờ xét nghiệm máu, đơn vị được tính bằng nanogam trên mililit (ng/mL).
Testosterone
Testosterone chỉ chiếm một lượng nhỏ trong cơ thể người phụ nữ nhưng vai trò cũng không kém quan trọng. Nó có ở tuyến thượng thận và buồng trứng.
Testosterone có những chức năng bao gồm: ham muốn tình dục, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, sức mạnh của xương và cơ bắp. Nồng độ testosterone cũng được xác định bằng xét nghiệm máu. Nồng đồ testosterone được coi là bình thường ở phụ nữ là 15 -70 nanogram trên deciliter (ng/dL).
Nội tiết tố nữ là yếu tố không thể thiếu trong chức năng của cơ thể người phụ nữ. Tuy nhiên, nhu cầu nội tiết tố nữ thay đổi rất nhiều trong những giai đoạn khác nhau như tuổi dậy thì, mang thai, sinh con, cho con bú và tiếp tục thay đổi khi gần đến giai đoạn mãn kinh. Những thay đổi này là hoàn toàn tự nhiên.
Suy giảm nội tiết tố nữ là gì?
Nội tiết tố nữ estrogen vô cùng quan trọng đối với cơ thể người phụ nữ bởi nó quyết định tới chức năng sinh dục, kiểm soát sự phát triển của niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt và khi bắt đầu mang thai, sự tăng trưởng kích thước ngực, liên quan đến chuyển hóa xương và cholesterol, điều chỉnh lượng thức ăn, trọng lượng cơ thể, chuyển hóa glucose và độ nhạy insulin.
Do đó, suy giảm estrogen cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống.
Suy giảm nội tiết tố nữ estrogen tức là việc sụt giảm nghiêm trọng nồng độ estrogen trong cơ thể.
Nồng độ estrogen được coi là bình thường khi:
- Nữ trưởng thành, tiền mãn kinh: 15-350 pg/mL
- Nữ trưởng thành, mãn kinh: <10 pg/mL.
Nếu dưới mức này, người phụ nữ có thể đã bị suy giảm nội tiết tố nữ estrogen.
Nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố nữ
Mất cân bằng hay rối loạn nội tiết tố nữ thường xảy ra do một hoặc một số nguyên nhân cụ thể như sau:
Sự lão hóa của tuổi tác
Cùng với thời gian, cơ thể chúng ta ngày một lão hóa, kéo theo sự suy giảm của buồng trứng gây nên tình trạng thay đổi nội tiết tố nữ theo thời gian
Tác động từ việc sinh nở
Sự tăng lên nhanh chóng của các loại hormone Progesterone, Estriol giúp bảo vệ thai nhi trong suốt thai kỳ. Cùng với đó là thói quen sinh hoạt, căng thẳng, áp lực khi mang thai và sau sinh khiến tình trạng mất cân bằng nội tiết tố nghiêm trọng hơn.
Di chứng cắt buồng trứng
Như chúng ta đã biết estrogen tiết ra chủ yếu trong buồng trứng. Do đó nếu chị em phụ nữ phải cắt 1, hoặc 2 bên buồng trứng cũng sẽ khiến hormone estrogen sản sinh không đủ gây thiếu hụt và mất cân bằng.
Do căng thẳng
Tình trạng này thường gặp phải ở những người làm văn phòng, và luôn làm việc nhiều trong tâm trạng mệt mỏi, áp lực công việc cao dẫn đến stress cũng làm suy giảm nội tiết tố nữ.
Thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại
Thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại như: thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, hay sống gần các nhà máy sản xuất hóa chất cũng gây tác động xấu đến cơ thể nói chung và làm thay đổi nội tiết tố nữ nói riêng.
Lạm dụng thuốc tránh thai
Nhiều chị em có thói quen dùng thuốc tránh thai trong thời gian dài mà không biết rằng việc này can thiệp đến hormone nội tiết, làm ức chế suy giảm và mất cân bằng Estrogen.
Nguyên nhân khác
- Tập thể dục quá mức
- Rối loạn ăn uống, ví dụ như chán ăn
- Tuyến yên hoạt động kém
- Suy buồng trứng sớm, có thể là do yếu tố di truyền, độc tố hoặc tình trạng tự miễn dịch
- Hội chứng Turner
- Bệnh thận mãn tính
Những dấu hiệu cảnh báo nội tiết tố nữ đang suy giảm
Nội tiết tố nữ sẽ thay đổi một cách tự nhiên trong suốt cuộc đời người phụ nữ. Nó có thể thay đổi khi bước vào tuổi dậy thì, thai kỳ, cho con bú, tiền mãn kinh và mãn kinh, sử dụng biện pháp tránh thai hoặc liệu pháp hormone.
Các chuyên gia sản phụ khoa cho biết, khi phụ nữ bước vào tuổi 30, buồng trứng hoạt động kém đi, nội tiết tố nữ estrogen bắt đầu bị suy giảm.
Đây chính là mốc thời gian khởi đầu cho thời kỳ người phụ nữ mất dần thanh xuân, các cơ quan bắt đầu xuống cấp. Sau tuổi 35, nội tiết tố sẽ suy giảm rõ rệt hơn, đặc biệt trở nên trầm trọng ngoài tuổi 40, và đến khi 50 tuổi thì estrogen chỉ còn khoảng 10% so với thời trẻ.
Theo thời gian, các triệu chứng suy giảm nội tiết xuất hiện ngày càng rõ rệt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhan sắc, cuộc sống và tinh thần của người phụ nữ.
Tuy nhiên, việc mất cân bằng nội tiết tố nữ cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng như: Hội chứng buồng trứng đa nang, dư thừa androgen, chứng rậm lông, suy giảm nội tiết tố nữ, sảy thai, đa thai hay khối u buồng trứng...
Nhận biết triệu chứng thay đổi nội tiết tố estrogen
Thay đổi nội tiết tố nữ đặc biệt là các trường hợp suy giảm Estrogen khiến nhan sắc, sức khỏe và tinh thần của người phụ nữ bị “tàn phá” nghiêm trọng.
Do đó việc nhận biết dấu hiệu là đặc biệt quan trọng giúp các chị em có thể lựa chọn được những phương pháp bổ sung kịp thời.
Sự thay đổi của làn da
Đây là biểu hiện rõ nét nhất như da mất đàn hồi, không còn sự mịn màng như tuổi 18 mà thay bằng các vết nám sạm, tàn nhang, mụn,… Ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhan sắc của chị em.
Rối loạn kinh nguyệt
Một chu kỳ kinh nguyệt thường trong khoảng 28 – 32 ngày. Nếu tình trạng chu kỳ kinh nguyệt của bạn thay đổi, không còn đều mà ngắn hoặc dài hơn bình thường thì rất có thể bạn bị rối loạn nồng độ estrogen.
Giảm ham muốn
Theo thống kê có đến 60% phụ nữ sau khi sinh bị suy giảm ham muốn tình dục do âm đạo khô, rát.
Nếu để tình trạng này kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Dễ mắc các bệnh phụ khoa
Thay đổi nội tiết tố nữ làm môi trường axit trong âm đạo bị ảnh hưởng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho nấm, và vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm phụ khoa.
Huyết áp tăng bất thường
Nếu huyết áp cao cộng với chứng bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm,… thì rất có thể chị em đang bị suy giảm nồng độ estrogen. Bên cạnh đó, chị em cũng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về tim mạch.
“Phá” dáng
Rối loạn nội tiết tố nữ dẫn đến tình trạng tăng cân không kiểm soát do một số loại hormone khiến cơ thể tích mỡ và phá vỡ khối cơ. Bên cạnh đó, vòng một cũng bắt đầu có dấu hiệu chảy xệ, mất đi sự săn chắc.
Đối tượng có nguy cơ suy giảm nội tiết tố nữ estrogen
Bắt đầu từ lúc dậy thì đến mãn kinh, phụ nữ đều có thể bị suy giảm nội tiết tố nữ estrogen, bất chấp lứa tuổi nào.
Tuy nhiên, những đối tượng sau có thể có nguy cơ cao hơn:
- Phụ nữ sau tuổi 30
- Phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh
- Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh có nguy cơ suy giảm nội tiết tố nữ estrogen.
- Phụ nữ mắc các vấn đề về buồng trứng
- Phụ nữ sau sinh nở
- Phụ nữ mắc các bệnh về tuyến giáp
- Người lạm dụng các biện pháp tránh thai
- Nữ giới tuổi dậy thì
Các phương pháp cân bằng nội tiết tố nữ an toàn và hiệu quả nhất
Nội tiết tố dồi dào, cân bằng giúp chị em tận hưởng cuộc sống vui vẻ, khỏe mạnh. Chính vì vậy, khi xuất hiện các dấu hiệu rối loạn nội tiết tố, chị em cần tìm cho mình giải pháp cân bằng nội tiết tố nữ bằng một trong các phương pháp dưới đây:
Bổ sung thực phẩm chứa nhiều estrogen
Chị em có thể bổ sung nội tiết tố nữ với các thực phẩm quen thuộc chứa nhiều estrogen và vitamin như:
Bông cải xanh
Những loại rau có màu xanh đậm như súp lơ, rau cải, cải thảo, cải xoan,… không chỉ giàu chất xơ, chất chống oxy hóa còn rất giàu vitamin A, B6, C, K và cung cấp nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe
Đặc biệt những loại rau có màu xanh đậm có tác dụng tăng cường trao đổi chất của estrogen, qua đó giúp các chị em có làn da mịn màng và tươi sáng,… Chị em có thể dùng bông cải xanh bằng cách luộc, xào với thịt bò, lợn,…
Đậu nành (Đậu tương)
Đậu nành có hàm lượng dinh dưỡng cao đặc biệt là hoạt chất phytoestrogen (tương tự estrogen) có trong đậu nành có tác dụng rất tốt cho phụ nữ như ngăn ngừa lão hóa, giảm nám sạm, khô hạn,… Nhưng để đạt được hiệu quả cao nhất người ta thường sử dụng đậu nành nảy mầm (mầm đậu nành).
Trong các món ăn được chế biến từ mầm đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ còn có rất nhiều protein và các thành phần khác như daidzein, genistein, glycine… cùng một lượng vừa phải tinh bột và chất béo
Hạt lanh
Sau đậu nành thì hạt lanh là sản phẩm được rất nhiều chuyên gia khuyến khích phụ nữ sử dụng để bổ sung cân bằng nội tiết tố nữ. Bởi hạt lanh có chứa hàm lượng phytoestrogens rất cao (mỗi 28g hạt lanh có chứa tới 85,5mg phytoestrogen).
Bạn có thể sử dụng hạt lanh bằng cách rang rồi tán thành bột mịn sau đó có thể kết hợp với đồ ăn, đồ uống để ngừa ung thư vú và các bệnh về tim mạch hiệu quả.
Lưu ý:
- Trên đây là 3 thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ được cho là an toàn nhất. Tuy nhiên những thực phẩm này dễ bổ sung nhưng rất khó hấp thụ đươc những hoạt chất.
- Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ suy giảm nội tiết tố nữ estrogen.
Tập luyện thể dục thể thao
Giảm căng thẳng, stress
Cân bằng nội tiết tố estrogen bằng thực phẩm chức năng
- Chị em có thể sử dụng các loại estrogen thảo dược được đóng gói dạng viên từ mầm đậu nành để dễ dàng sử dụng cũng như mang theo bên mình.
- Chị em cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm bổ sung như Sâm( đặc biệt như nước hắc sâm), Nấm, Đông trùng, Linh chi, Hoa anh thảo,.....
Tuy nhiên, cần lựa chọn sản phẩm của thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng và tính an toàn khi sử dụng.
Điều trị bằng can thiệp y tế
Liệu pháp estrogen: Phụ nữ trong độ tuổi từ 25 - 50 bị thiếu estrogen thường được kê đơn liều cao estrogen. Việc này có thể làm giảm nguy cơ lãng xương, các triệu chứng mãn kinh, các bệnh tim mạch và mất cân bằng các nội tiết tố khác.
Liều lượng thực tế sẽ tùy thuộc vào mức độ suy giảm estrogen và phương pháp điều trị. Trong một số trường hợp, việc điều trị lâu dài vẫn cần thiết ngay cả khi mức độ estrogen đã trở lại bình thường. Tuy nhiên, liệu pháp estrogen dài hạn chủ yếu được khuyên dùng cho những phụ nữ sắp mãn kinh hoặc đã cắt bỏ tử cung. Liệu pháp estrogen được khuyến cáo chỉ áp dụng trong 1- 2 năm bởi nó có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
Để lại bình luận
5