- Top 3 cách chế biến món trứng gà vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng
- 6 thói quen giúp ngăn ngừa nhồi máu não ở người trẻ
- Thực phẩm cực tốt phục hồi trí nhớ cho bệnh "não cá vàng"
1. Thiếu ngủ
Chúng ta đều biết thiếu ngủ không tốt cho sức khỏe nhưng chúng ta vẫn làm và cho rằng, thi thoảng sẽ không sao đâu, tuy nhiên hậu quả của thiếu ngủ để lại vốn rất lớn. Thiếu ngủ được cho là một nguyên nhân gây sa sút trí tuệ, bao gồm bệnh Alzheimer.
Tốt nhất là nên tạo thói quen ngủ đúng giờ đều đặn. Nếu bạn mắc chứng khó ngủ, hoặc các vấn đề với giấc ngủ khác, hãy tránh dùng cồn, thức uống chứa caffeine và các thiết bị điện tử vào buổi tối, bên cạnh đó nên thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng làm dịu trước khi ngủ để ngon giấc hơn.
2. Cô đơn quá lâu
Mỗi một con người đều có những mối gắn kết với cộng đồng. Một người dù chỉ có vài người bạn thân nhưng cũng cảm thấy hạnh phúc và làm việc hiệu quả hơn, họ cũng ít có nguy cơ mắc suy giảm trí não và bệnh Alzheimer hơn. Nếu bạn cảm thấy cô đơn, hãy gọi điện cho bạn bè, tham gia vào các hoạt động mới có nhiều người tham gia như khiêu vũ, chơi quần vợt, đánh cầu,...
3. Thực phẩm rác
Với những người duy trì chế độ ăn thường xuyên với bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và nước ngọt thì các bộ phận của não liên quan đến học tập, trí nhớ và sức khỏe tinh thần của người đó sẽ ít hơn so với những người có chế độ ăn lành mạnh.
Trái lại, quả mọng, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và rau lá xanh có tác dụng bảo tồn chức năng não và làm chậm quá trình suy giảm trí tuệ.
4. Sử dụng tai nghe với âm lượng cao
Dùng tai nghe ở mức âm lượng tối đa, có thể làm hỏng thính giác của bạn vĩnh viễn. Ngoài vấn đề mất thính giác, tình trạng này còn có liên quan đến các vấn đề về não, chẳng hạn như bệnh Alzheimer và mất mô não. Điều này có thể là do bộ não của bạn phải làm việc quá sức để hiểu những gì đang được nói xung quanh và nó không thể lưu trữ những gì bạn đã nghe vào bộ nhớ. Vì vậy, hãy giảm âm lượng xuống, không lớn hơn 60% âm lượng tối đa của thiết bị và cố gắng không nghe trong thời gian liên tục.
5. Ít vận động
Nếu cơ thể không được tập thể dục thường xuyên, bạn sẽ có nhiều khả năng bị sa sút trí tuệ, mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và cao huyết áp. Tất cả đều có thể liên quan đến bệnh Alzheimer.
Bạn không nhất thiết phải vận động mạnh, chỉ cần đi bộ trong nửa tiếng mỗi ngày sẽ mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe. Tập luyện ảnh hưởng đến não bộ theo nhiều cách khác nhau. Tập luyện giúp tăng nhịp tim, đưa nhiều oxy hơn đến não. Vận động tích cực hỗ trợ giải phóng các hormone, cung cấp một môi trường tuyệt vời cho sự phát triển của các tế bào não. Tập thể dục cũng thúc đẩy sự dẻo dai của não bằng cách kích thích sự phát triển của các kết nối mới giữa các tế bào ở nhiều vùng vỏ não quan trọng của não. Nghiên cứu từ UCLA - Đại học California tại Los Angeles chứng minh rằng, tập thể dục làm tăng các yếu tố tăng trưởng trong não, giúp não dễ dàng phát triển các kết nối tế bào thần kinh mới.
6. Hút thuốc lá
Một hậu quả rất đáng sợ là hút thuốc có thể làm não teo nhỏ, giảm trí nhớ và tăng cao gấp đôi nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ, bao gồm cả Alzheimer. Hút thuốc lá cũng gây ra bệnh tim, tiểu đường, đột quỵ và huyết áp cao.
Các yếu tố sinh học hút thuốc liên quan đến cách não phản ứng với nicotine. Khi một người hút thuốc lá, nicotin sẽ đến não trong vòng khoảng mười giây. Lúc đầu, nicotine giúp cải thiện tâm trạng và sự tập trung, giảm tức giận và căng thẳng, thư giãn cơ bắp và giảm cảm giác thèm ăn. Nhưng tiếp xúc nicotine thường xuyên dẫn đến những thay đổi trong não.
7. Ăn quá mức cần thiết
Nếu cơ thể tiêu thụ quá nhiều thức ăn ngay cả loại thực phẩm phù hợp, não có thể gặp khó khăn khi xây dựng mạng lưới kết nối mạnh mẽ giúp bạn suy nghĩ và ghi nhớ. Ăn quá nhiều trong thời gian dài khiến tăng nguy cơ thừa cân, từ đó có nguy cơ cao mắc những căn bệnh nguy hiểm như bệnh tim, tiểu đường, huyết áp cao, tất cả đều liên quan đến các vấn đề về não và bệnh Alzheimer.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, lượng calo cao theo thời gian thực sự có thể làm tăng tỷ lệ mắc chứng mất trí nhớ hoặc suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) khi vào giai đoạn cao niên
Nghiên cứu được trình bày vào đầu năm nay tại cuộc họp thường niên của Học viện Thần kinh Hoa Kỳ, cho thấy rằng tiêu thụ từ 2.100 đến 6.000 calo mỗi ngày có thể tăng gấp đôi nguy cơ mắc MCI ở những người từ 70 tuổi trở lên. Nghiên cứu có sự tham gia của hơn 1.200 nam giới và phụ nữ, tuổi từ 70 đến 89, những người không có dấu hiệu sa sút trí tuệ khi bắt đầu nghiên cứu.
Tiến sĩ Gad Marshall, nhà thần kinh học hành vi tại Harvard, Bệnh viện Phụ nữ và Brigham trực thuộc Đại học Harvard ở Boston, giải thích: "Nghiên cứu này ngụ ý rằng trong giai đoạn cuối đời, khi bạn đã có nhiều nguy cơ bị suy giảm nhận thức, chủ yếu do bệnh Alzheimer, lượng calo tăng lên có liên quan đến tăng nguy cơ suy giảm nhận thức".
8. Ở trong bóng tối quá lâu
Khi bạn không tiếp xúc đủ lâu với ánh sáng tự nhiên, nguy cơ bị trầm cảm cũng tăng lên và khiến não bộ hoạt động chậm chạp lại. Các nghiên cứu cũng cho thấy ánh sáng mặt trời giúp não bộ làm việc hiệu quả hơn. Ánh sáng mặt trời và bóng tối kích hoạt việc giải phóng các hormone trong não của bạn. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời được cho là làm tăng giải phóng một loại hormone gọi là serotonin trong não. Vào ban đêm, bóng tối sẽ kích hoạt não tạo ra một loại hormone khác gọi là melatonin. Hormone này có tác dụng khiến con người thấy buồn ngủ.
Giảm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, gây giảm mức serotonin, có thể dẫn đến trầm cảm nặng theo mùa. Các tác động do ánh sáng tạo ra của serotonin được kích hoạt bởi ánh sáng mặt trời đi qua mắt. Ánh sáng mặt trời báo hiệu các khu vực đặc biệt trong võng mạc, nơi kích hoạt giải phóng serotonin. Vì vậy, nhiều người bệnh được ghi nhận có nhiều khả năng gặp phải loại trầm cảm này vào mùa đông, khi ngày ngắn hơn.
Vì thế để giúp đầu óc luôn tỉnh táo và hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, Alzheimer... bạn nên chủ động duy trì một lối sống lành mạnh.
Để lại bình luận
5