- Chú ý 10 căn bệnh có khả năng cao di truyền từ bố mẹ sang con cái
- Khí là gì? Huyết là gì? Khí huyết có mối quan hệ như thế nào?
- Người bị cao huyết áp có dùng Nhân Sâm được không? Dùng như thế nào an toàn nhất
ADN là gì?
ADN (DNA - tên khoa học là deoxyribonucleic acid) được xác định là vật liệu di truyền ở đa số các cơ thể sống trong đó có sinh vật và con người. Hiểu một cách đơn giản, ADN chứa đựng các thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ khả năng phân đôi trong quá trình sinh sản và quyết định tất cả các đặc điểm của chúng ta.
Hầu hết ADN nằm trong nhân tế bào (nơi được gọi là ADN nhân), nhưng cũng có một lượng nhỏ ADN có thể được tìm thấy trong ty thể (nơi được gọi là ADN ty thể hoặc mtDNA). Ty thể là cấu trúc bên trong các tế bào chuyển đổi năng lượng từ thức ăn thành dạng mà tế bào có thể sử dụng.
ADN ARN là gì?
- ARN là một đại lượng phân tử sinh học, còn được người dùng biết đến với tên gọi khác là RNA. ARN là bản sao của một đoạn ADN (tương ứng với một gen), ngoài ra ở một số virut ARN là vật chất di truyền.
- ARN có cấu trúc mạch đơn: Các ribônuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị giữa H3PO4 của ribônuclêôtit này với đường C5H10O5 của ribônuclêôtit kế tiếp. Tạo nên một chuỗi pôli nuclêôtit (kích thước của ARN ngắn hơn rất nhiều so với kích thước của ADN.
ADN trần là gì?
- Từ nguyên. Thuật ngữ "chromosome" hình thành trong lịch sử nghiên cứu hình thái và cấu tạo tế bào bằng kính hiển vi quang học. ... NST nhân sơ (prokaryote chromosome) thường là phân tử DNA không có kết hợp với prôtêin (như histôn). Trạng thái cấu trúc này đã được gọi là "DNA trần".
ADN Plasmid là gì?
- Mỗi nhiễm sắc thể là một phân tử DNA vòng, chiếm một vùng không gian trong tế bào gọi là vùng nhân, có kích thước lớn nhất so với các DNA vòng còn lại (là các plasmit).
- Plasmids được hiểu là các phân tử ADN mạch đôi dạng vòng, sợi kép, tự tái bản. Plasmid nằm ngoài ADN nhiễm sắc thể và được duy trì trong vi khuẩn như các thực thể độc lập. Trong một số trường hợp có thể tìm thấy trên thực vật nhân thực. Plasmid có kích thước đa dạng, plasmid lớn cho tới vài trăm bản sao trong cùng một tế bào. Plasmid bình thường và nhỏ cho kích thước chỉ một bản sao.
- Plasmid thông thường sẽ chứa các gene-cassettes (nhóm gene) hay gene. Plasmid mang lại ưu thế chọn lọc cho tế bào vi khuẩn chứa nó. Mỗi plasmid vai trò vị trí bắt đầu sao chép và có chứa ít nhất một trình tự ADN. Plasmid còn có khả năng tự sao chép độc lập với ADN nhiễm sắc thể.
Ai phát hiện ra sự tồn tại của ADN?
- Năm 1869, Friedrich Miescher - nhà hóa sinh gốc Thụy Điển là người đầu tiên phát hiện ra sự tồn tại của ADN trong quá trình nghiên cứu những vết mủ trên băng cứu thương. Lúc đó, ông đã gọi những vật chất lạ này là "nuclein" vì thấy chúng xuất hiện trong nuclei của các tế bào.
- Sau khi nghiên cứu sâu hơn, nhà khoa học này đã đặt ra nhiều nghi vấn về mối liên hệ giữa các "nuclein" và việc di truyền ở động vật. Do đó, có thể nói rằng Friedrich Miescher đã phần nào đúng khi đặt tên cho vật chất mới này như vậy.
- Tuy nhiên, những câu hỏi của Friedrich Miescher phải rất lâu sau mới được giải đáp khi mà đến đầu thế kỷ XX Thomas Hunt Morgan mới tìm ra được các bằng chứng thuyết phục về mối quan hệ giữa ADN và sự di truyền qua các thế hệ.
Chức năng của ADN là gì?
- ADN có chức năng lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền giữa các thế hệ.
- Thông tin di truyền này chứa đựng dữ liệu về cấu trúc và đặc điểm của toàn bộ các loại protein có trong cơ thể sinh vật, do vậy sẽ góp phần quy định các tính trạng của sinh vật.
Xét nghiệm ADN là gì?
Xét nghiệm ADN là xét nghiệm xác định huyết thống thông qua việc phân tích trình tự ADN đặc trưng giữa hai người có nghi ngờ quan hệ huyết thống với nhau.
Xét nghiệm ADN bằng mẫu gì?
- Ở giai đoạn đầu của công nghệ giải trình tự ADN, mẫu xét nghiệm ADN thường được dùng là mẫu máu tươi hoặc máu khô thấm trên giấy FTA chuyên dụng.
- Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ tách chiết ADN và giải trình tự ADN thế hệ mới, mẫu sinh phẩm phổ biến dùng trong xét nghiệm ADN huyết thống là mẫu niêm mạc miệng có trong nước bọt, hoặc mẫu móng tay móng chân và mẫu gốc chân tóc.
- Đây đều là những mẫu dễ lấy, đảm bảo chất lượng để tách chiết ADN và quan trọng nhất là vẫn đảm bảo được độ chính xác của xét nghiệm ADN.
Xét nghiệm ADN có chính xác không?
Công nghệ phân tích ADN hiện nay đã trải qua quá trình nghiên cứu và phát triển lâu dài nên đã đạt được những thành tựu cụ thể trong lĩnh vực xét nghiệm ADN.
Xét nghiệm ADN hiện tại sử dụng bộ kit 24 locus gen để đánh giá mối quan hệ huyết thống giữa 2 người với độ tin cậy đạt trên 99,9999%. Như vậy, có thể xem như độ chính xác của xét nghiệm ADN là 100%
ADN tiếng Anh là gì? viết tắt của từ gì?
ADN còn được biết đến với tên gọi là axit deoxyribonucleic. Thuật ngữ tiếng Anh của ADN là DNA, viết tắt của Deoxyribonucleic acid
- ADN là cách gọi theo tiếng Việt
- DNA là cách gọi theo tiếng Anh
Do vậy, tại Việt Nam, khi đề cập đến ADN và DNA, chúng ta hiểu rằng chúng có ý nghĩa như nhau, cùng để chỉ vật chất di truyền có ở người và trong các sinh vật khác.
DNA là phân tử mang thông tin di truyền quy định mọi hoạt động sống (sinh trưởng, phát triển và sinh sản) của các sinh vật và nhiều loài virus.
Đây là từ viết tắt thuật ngữ tiếng Anh deoxyribonucleic acid, theo tiếng Việt gọi là acid deoxyribonucleic (nguồn gốc từ tiếng Pháp: acide désoxyribonucléique, viết tắt: DNA).
Để lại bình luận
5