- Cao huyết áp là gì? Những điều cần biết về căn bệnh này
- Mối quan hệ giữa tim và huyết áp là gì???
- Phân tích 3 nguyên nhân hàng đầu dễ dẫn tới tăng huyết áp đột ngột
Cao huyết áp có được dùng nhân sâm không?
Từ xa xưa, nhân sâm được xếp là vị thuốc đứng đầu trong nhóm bổ khí và được dùng trong nhiều bệnh lý khác nhau, được xếp ở vị trí đầu tiên trong Tứ Đại Danh Dược: Sâm - Nhung - Quế - Phụ. Đông y cũng xếp loại dược liệu này vào nhóm hàng thượng phẩm - một trong những vị thuốc ích huyết, đại bổ nguyên khí, sinh tân, định thần, ích trí hiệu quả,... Vậy nhân sâm có được dùng cho những người mắc bệnh tăng huyết áp hay không?
Có thể nói, đây là một vấn đề còn gây nhiều tranh cãi và chưa thật sự đi đến thống nhất, ngay cả trong giới y học cổ truyền. Một số tài liệu đã đưa ra quan điểm, không dùng nhân sâm cho bệnh nhân cao huyết áp, nôn mửa, bị trào ngược. Bởi lẽ, thành phần dược chất của sâm mặc dù có tác dụng hạ huyết áp nhưng ở giai đoạn đầu sẽ gây tăng huyết áp. Và nếu người cao huyết áp sử dụng nhân sâm sẽ dễ dẫn đến biến chứng là tai biến mạch máu não, đe dọa tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, với người bị cao huyết áp vẫn có thể dùng nhân sâm để bồi bổ sức khỏe chỉ cần dùng đúng liều lượng, đúng cách.
Trước hết, nhân sâm có tác dụng dược lý hết sức phong phú như làm hưng phấn hệ thần kinh trung ương, chống mệt mỏi, nâng cao năng suất làm việc, phòng chống tích cực tình trạng vữa xơ động mạch; chống ôxy hóa và lão hóa; tăng cường miễn dịch; kháng khuẩn tiêu viêm, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh nan y... Các tác dụng này trực tiếp hoặc gián tiếp đều có lợi cho sức khỏe của người bệnh nói chung và người bị tăng huyết áp nói riêng, đặc biệt là khả năng tăng cường lưu thông huyết mạch, làm giảm mỡ máu, rất hữu ích cho việc điều hòa huyết áp và dự phòng tích cực các biến chứng do tăng huyết áp gây nên.
Thực tế là bệnh nhân huyết áp cao vẫn có thể sử dụng nhân sâm. Vì về bản chất, sâm có tác dụng bổ khí huyết, khi dùng cho người cao huyết áp sẽ điều hòa được khí huyết. Song để đảm bảo an toàn thì bệnh nhân nên căn chuẩn liều lượng, chủng loại sâm, không tự ý sử dụng quá liều,...
Nghiên cứu khoa học về tác dụng của nhân sâm đối với bệnh cao huyết áp
Như đã nói ở trên, người bệnh cao huyết áp cũng có thể sử dụng nhân sâm nhưng phải với liều lượng hợp lý, trong quá trình sử dụng thì nên theo dõi sát sao để kịp thời can thiệp biện pháp (nếu có). Mối quan hệ giữa bệnh cao huyết áp và nhân sâm được nhắc đến trong nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Cụ thể:
Nghiên cứu tại Bệnh viện Nissei - Nhật Bản:
Các bác sĩ tại Bệnh viện Nissei đã cho 3 nhóm bệnh nhân: Người huyết áp bình thường, người huyết áp thấp và người huyết áp cao sử dụng nhân sâm. Mỗi ngày, các bệnh nhân sẽ dùng 3 lần, mỗi lần 3-6g nhân sâm. Kết quả sau 2 tháng:
- Người bình thường: Huyết áp không thay đổi.
- Người huyết áp thấp: Huyết áp trở về mức ổn định.
- Người huyết áp cao: Huyết áp trở về mức ổn định.
=> Điều này chứng tỏ hồng sâm có tính điều hòa huyết áp.
Nghiên cứu tại Hàn Quốc và Trung Quốc:
Theo nhiều công bố tại Hàn và Trung Quốc thì dược chất có trong nhân sâm có tác dụng cải thiện tình trạng huyết áp thấp cho trên 50% người sử dụng. Còn ở những bệnh nhân cao huyết áp, sau khi sử dụng nhân sâm với liều lượng thấp và được theo dõi thường xuyên thì huyết áp gần như được trả về trạng thái cân bằng.
Người cao huyết áp sử dụng được sâm ở những dạng nào?
Như vậy thì bệnh nhân cao huyết áp có thể dùng được nhân sâm. Tuy nhiên, không phải loại sâm nào cũng phù hợp. Theo các chuyên gia tại Trung tâm Dược liệu Quốc gia, người cao huyết áp có thể sử dụng sâm ở những dạng sau:
- Sâm tươi
- Sâm khô
- Sâm tổng hợp dạng viên nang
- Sâm ngâm mật ong: người bệnh chỉ nên dùng sâm, hạn chế sử dụng mật ong ngâm cùng.
Đối với người bị cao huyết áp thì TUYỆT ĐỐI KHÔNG được sử dụng cao sâm nguyên chất 100% sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng nhân sâm cho người bệnh huyết áp
Nhân sâm là dược liệu quý được Đông y xếp vào nhóm thượng phẩm. Ngày nay, y học hiện đại đã không ngừng nghiên cứu và khẳng định tác dụng dược lý của nó vô cùng đa dạng như: Cải thiện trí nhớ, chống stress do căng thẳng mệt mỏi; Bồi bổ cơ thể, phục hồi chức năng của các cơ quan trong cơ thể,.. Đồng thời, dược liệu có tác dụng điều hòa bệnh huyết áp, ức chế quá trình lão hóa, thúc đẩy quá trình tổng hợp protein để phục vụ sự phát triển của tế bào mới.
Tuy là loại dược liệu tốt cho sức khỏe nhưng trong quá trình sử dụng nhân sâm, các bệnh nhân huyết áp nên lưu ý một số điểm cơ bản sau:
- Không sử dụng sâm gần với thời gian sử dụng thuốc hạ huyết áp.
- Trước khi quyết định sử dụng nhân sâm thì nên vận động, tham gia các môn thể thao nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe.
- Chỉ nên sử dụng 3-6g sâm mỗi ngày, không nên quá lạm dụng vì có thể gây tác dụng ngược không mong muốn.
- Trong quá trình sử dụng sâm, người bệnh nên duy trì thói quen ăn nhạt, tăng cường uống nước và sử dụng những loại rau củ quả, trái cây tươi,...
- Nếu là lần đầu dùng sâm thì nên sử dụng với liều lượng nhỏ. Cũng có thể pha sâm với nước như pha trà và nhâm nhi để dần cảm nhận các tác dụng của sâm đối với cơ thể.
- Để tăng cường hiệu quả sử dụng, chỉ nên dùng sâm sau khi ăn khoảng 15-20 phút.
- Tuyệt đối không dùng sâm gần với thời điểm uống thuốc tiểu đường, huyết áp.
- Không nên dùng sâm khi thân nhiệt lạnh – vã mồ hôi lạnh, da mẩn đỏ, nôn mửa, dị ứng các loại
- Không nên dùng sâm khi bụng đói....
- Theo dõi huyết áp thường xuyên và tuân thủ nghiêm túc sự chỉ dẫn của thầy thuốc
Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi: “Người bị cao huyết áp có dùng sâm được không?” là có, nhưng phải với liều lượng cho phép và phải có sự theo dõi của thầy thuốc. Nên nếu muốn dùng thì bạn phải liên hệ với thầy thuốc, những người có kiến thức chuyên môn để được tư vấn cụ thể, tuyệt đối không tự ý sử dụng để tránh hậu quả không mong muốn.
Để lại bình luận
5