Hàu là loại hải sản vô cùng hấp dẫn và cũng chứa rất nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là kẽm. Tuy nhiên, một số mẹ bầu lo lắng việc bổ sung một số loại hải sản vào chế độ ăn uống của mình có thể không tốt cho sức khỏe, hàu chính là một trong số đó.

Bà bầu ăn hàu được không?

Thực tế, bà bầu có thể ăn hàu trong giai đoạn thai kỳ, nhưng sự an toàn của việc ăn hàu khi mang thai sẽ tùy thuộc vào việc bạn ăn hàu theo hình thức nào.

Theo nguyên tắc, phụ nữ mang thai cần tránh tiêu thụ thịt động vật để nguyên chưa qua xử lý. Thịt nấu chưa chín hoặc thịt sống đều có thể còn chứa nhiều vi khuẩn dễ dẫn đến nhiễm trùng, đôi khi có thể vượt qua hàng rào nhau thai, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Nếu bạn ăn hàu sống hoặc các món ăn từ hàu chế biến chưa chín (chẳng hạn như hàu xông khói) sẽ rất nguy hiểm cho thai kỳ của bạn. Bà bầu có hệ thống miễn dịch suy giảm và ăn hàu tươi sống được cho là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

Ngoài ra, mẹ bầu ăn hàu chưa được nấu chín có thể gây ra các vấn đề về dạ dày-ruột, dẫn đến nhiễm trùng nặng cho thai nhi đang phát triển, thậm chí có thể dẫn đến các biến chứng như sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.

Bà bầu ăn hàu được không? bà bầu ăn hàu có tốt không? ăn hàu bao nhiêu là tốt?
Bà bầu ăn hàu được không? bà bầu ăn hàu có tốt không?

Tuy nhiên, nếu hàu được chế biến sạch sẽ và được nấu chín hoàn toàn thì chúng là loại thực phẩm an toàn mà bạn có thể ăn trong thời kỳ mang thai. Khi hàu được nấu chín, các loại vi khuẩn có hại đều đã bị tiêu diệt nên sẽ không còn nguy hiểm cho sức khỏe. Hơn thế, hàu cũng nằm trong danh sách các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp, nên sẽ khá an toàn cho mẹ bầu.

Một số lợi ích khi bà bầu ăn hàu

Vì hàu sống có nguy cơ ô nhiễm và ngộ độc thực phẩm, nên mẹ bầu chỉ ăn thịt hàu đã được nấu chín hoàn toàn bằng cách chiên, nướng, nấu canh hoặc luộc. Hàu chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, vì thế bà bầu ăn hàu sẽ nhận được các lợi ích sức khỏe như:

1. Cung cấp vitamin B12

  • Một khẩu phần hàu nấu chín có nhiều hơn 6 lần lượng vitamin B12 được khuyến nghị hàng ngày của bạn (RDA) trong thời kỳ mang thai. Đây là loại vitamin rất quan trọng cho sự phát triển của não và hệ thần kinh trung ương.

2. Ăn hàu bổ sung kẽm

  • Hàu là một trong những loại thực phẩm giàu kẽm. Kẽm là thành phần quan trọng trong việc hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của bé.

3. DHA và axit béo omega-3

  • Trong hàu cũng chứa nhiều DHA và axit béo omega-3. Axit béo omega-3 rất quan trọng cho sự phát triển của não và mắt và thậm chí có thể làm giảm nguy cơ sinh non.

4. Ăn hàu bổ sung Choline

  • Choline là dưỡng chất hỗ trợ sự phát triển trí não của bé. Vì thế, bà bầu ăn hàu sẽ giúp bé thông minh hơn ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Bà bầu ăn hàu được không? bà bầu ăn hàu có tốt không? ăn hàu bao nhiêu là tốt?
Bà bầu ăn hàu được không? bà bầu ăn hàu có tốt không?

5. Ăn hàu bổ sung sắt

  • Sắt là chất cần thiết để tạo ra hemoglobin, một loại protein trong tế bào hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy đến các tế bào khác. Hàu chứa nhiều sắt nên bà bầu ăn hàu có thể giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

6. Calo thấp

  • Hàm lượng calo trong hàu khá thấp, vì thế, chúng là lựa chọn hoàn hảo cho những mẹ bầu muốn duy trì cân nặng ổn định trong thai kỳ.

Bà bầu ăn hàu bao nhiêu là tốt?

  • Từ sau 3 tháng đầu bà bầu có thể ăn hàu, tuy nhiên chỉ ăn hàu đã được nấu chín kỹ để tránh nhiễm khuẩn cho cả mẹ và bé.
  • Trong một lần ăn, bà bầu chỉ nên ăn khoảng 200 – 300g hàu và ăn từ 1 – 2 lần/ 3 tháng giữa thai kỳ. Trường hợp bà bầu có các vấn đề về đường tiêu hóa thì không nên ăn.
  • Ngoài ra, nếu cảm thấy lo lắng mẹ bầu nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi ăn để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Một số công thức chế biến và cách ăn hàu biển

  • Hàu chiên: Hàu được tẩm bột và sau đó được chiên giòn. Để đảm bảo thịt hàu bên trong được chín, đối với những con hàu to, bạn có thể cắt đôi hàu rồi chế biến.
  • Hàu hấp: Đây cũng là món ăn rất giàu dinh dưỡng tốt, đối với những con hàu to, béo và đầy đặn sẽ mất nhiều thời gian để chín hơn. Vì vậy hãy kiểm tra xem những con lớn nhất đã chín hết chưa bằng cách cắt thử phần giữa. Khi hấp hàu nên cho các gia vị kèm theo như: Xả, ớt, gừng... để món ăn được thơm ngon hơn.
  • Hàu nướng chín: Hàu nướng với mỡ hành cũng là một món ăn hấp dẫn và rất bổ dưỡng cho những người mang thai. Nguyên liệu cần chuẩn bị: Hàu tươi tách một phần vỏ, hành lá thái hạt liệu, hành mỡ phi vàng và lạc rang. Hàu được đặt lên nướng khi gần chín cho các nguyên liệu vào đợi hàu chín hẳn và thưởng thức.
Bà bầu ăn hàu được không? bà bầu ăn hàu có tốt không? ăn hàu bao nhiêu là tốt?
Bà bầu ăn hàu được không? bà bầu ăn hàu có tốt không?

Bà bầu ăn hàu quá nhiều có thể gây ra tác dụng phụ gì?

Phụ nữ mang thai tuyệt đối phải tránh các sản phẩm thịt tươi sống hoặc chưa được nấu chín. Ăn hàu sống khi mang thai có thể khiến bà bầu gặp phải một số vấn đề sức khỏe như:

  • Rối loạn đường tiêu hóa
  • Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, dẫn đến sảy thai hoặc gây tổn hại nghiêm trọng đến sự phát triển trí não của trẻ.
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch.
  • Ngộ độc thực phẩm.

Lưu ý cần nhớ khi bà bầu ăn hàu

Ngoài việc phải nấu chín thịt hàu khi ăn, các chuyên gia dinh dưỡng và các nhà chuyên môn đưa ra lời khuyên về việc tiêu thụ hàu trong khi mang thai cần lưu ý thêm một số điều sau đây:

  • Không ăn hàu sống. Tuy nhiên, có thể thưởng thức hàu đã nấu chín vào một lần trong trong tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa) của thai kỳ
  • FDA khuyên bạn hạn chế dùng hải sản trong suốt thời kỳ mang thai vì rất nhiều loại cá và các loại hải sản khác chứa nhiều chất độc hại tổn thương đến em bé đang phát triển
  • Cũng nên tránh ăn hàu trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ
  • Đảm bảo tất cả các con hàu mà bạn tiêu thụ được nấu chín hoàn toàn (tốt nhất là dưới sự giám sát của bạn)
  • Nên ăn hàu và các loại hải sản hoặc động vật khác khi chúng còn tươi thay vì giữ chúng trong tủ lạnh vài ngày rồi mới dùng. Không ăn hải sản đông lạnh

Tóm lại, hàu là thực phẩm mẹ bầu có thể ăn được trong thai kỳ, tuy nhiên, cần hạn chế sử dụng và phải được chế biến đúng cách, nấu chín kỹ để đảm an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.

3, Theo Reviview 365 tổng hợp