Bạo lực mạng là gì?

Bạo lực mạng/bắt nạt mạng (cyber bullying) là các hành vi trực tuyến tấn công hình sự hoặc phi hình sự, nó có thể dẫn đến hành hung, ảnh hưởng sức khỏe thể chất, tâm lý hoặc tình cảm của một người. Nó được thực hiện bởi một cá nhân hoặc nhóm kẻ xấu thông qua điện thoại thông minh, các trò chơi Internet, mạng xã hội..

Phương tiện truyền thông giúp chúng ta kết bạn, giao tiếp nhanh chóng và dễ dàng với gia đình, người thân. Nhưng thật không may, mạng Internet đã bị những kẻ xấu lợi dụng và "tra tấn" các nạn nhân vô tội. Có thể nhiều người sẽ nghĩ mạng chỉ là một thế giới ảo thôi mà, sao có thể gây ảnh hưởng đến con người được. Bạo lực mạng diễn ra trực tuyến, nhưng nó ảnh hưởng đến những người ngoại tuyến và có tác động đến thế giới thực, khiến nạn nhân có thể bị sợ hãi, lo lắng hoặc đáng sợ hơn là kẻ xấu chi phối hành động ngoài đời thật của nạn nhân.

Bạo lực mạng - Tra tấn tinh thần qua mạng xã hội
Nhãn

Những hậu quả của bạo lực mạng

Theo dữ liệu về Đe dọa Trực tuyến năm 2019, khoảng 37% thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 12 đến 17 từng bị bắt nạt trên mạng. 30% đã có nó xảy ra nhiều hơn một lần. Theo thống kê từ Liên hợp quốc, 73% phụ nữ đã từng tiếp xúc hoặc trải qua một số hình thức bạo lực trực tuyến. 

Phụ nữ và thanh thiếu niên thường là nạn nhân của các cuộc bạo lực mạng. Bởi lẽ 2 đối tượng này có tâm lý mềm yếu, chưa có nhiều kiến thức về bảo mật thông tin trên các nền tảng trực tuyến. Và đây như mồi nhử với những kẻ xấu.

Một con số đáng sợ: 706.435 - chính là con số những hình ảnh/video xâm hại tình dục trẻ em trên mạng ở Việt Nam. 

Bạo lực mạng - Tra tấn tinh thần qua mạng xã hội
Nhãn

Tại Việt Nam có rất nhiều trường hợp nạn nhân suy sụp, trầm cảm thậm chí chọn cái chết để giải thoát. Vụ việc vào năm 2018, học sinh nữ tên H.T.L lớp 11 ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) bị một trang mạng đăng clip nữ sinh này cùng một nam sinh khác "hôn nhau", khiến H.T.L bị ám ảnh, chỉ trích và cuối cùng là nghĩ quẩn tìm đến cái chết. 

Hay mới đây, hot tiktoker N đã bị bóc "phốt", thực hư câu chuyện chưa rõ nhưng cư dân mạng đã bàn tán và chửi bới cô gái. Và cái kết, N đã tự tử, bỏ lại tương lai rộng mở phía trước.

Một số hành động và dấu hiệu của bắt nạt qua mạng

  • Gửi những thông điệp hoặc tin nhắn có nội dung xấu tới email hoặc điện thoại di động tới một ai đó.
  • Phát tán những tin đồn nhảm, có tính chất xúc phạm và làm nhục qua mạng.
  • Gửi những tin nhắn gây tổn thương hoặc đe dọa lên các trang mạng xã hội hoặc các trang web/blog.
  • Lấy trộm thông tin cá nhân của ai đó rồi lẻn vào tài khoản của họ để phá hoại hoặc gửi những thông điệp gây hại.
  • Làm giả một ai đó khác trên mạng để làm tổn thương người khác.
  • Lấy những bức hình/clip riêng tư hoặc không được đẹp của một ai đó rồi lan truyền qua Internet và mạng xã hội.
  • Nhắn tin gợi dục (mà chưa có sự đồng thuận) hoặc lưu hành những hình ảnh hoặc tin nhắn khêu gợi tình dục về một ai đó.
Bạo lực mạng - Tra tấn tinh thần qua mạng xã hội
Nhãn

Mạng xã hội đang thực sự bùng nổ: Facebook, Tiktok, Twitter... đều có kẻ xấu rình rập, chỉ chực chờ con mồi mắc bẫy. Tất cả mọi người cần tỉnh táo, mạnh mẽ để không trở thành nạn nhân hay vô tình trở thành kẻ bạo lực nhé!

424, Theo Reviview 365 tổng hợp