- Nguyên nhân gây suy giảm và mất cân bằng nội tiết tố nữ
- Tại sao Enzyme lại quan trọng? Enzym hoạt động như thế nào trong hệ tiêu hóa?
- Ăn dứa nóng hay mát? Tác dụng của dứa ít ai biết được.
- Mè đen là gì? 6 tác hại của mè đen khi dùng sai cách hoặc quá nhiều
1. Phổi có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể?
Phổi là cơ quan nằm bên trong lồng ngực, có chức năng chính là trao đổi khí của cơ thể và môi trường bên ngoài. Theo ước tính, 1 người trung bình sẽ hít thở khoảng 20000 lần/ngày, điều này cũng đồng nghĩa với việc phổi phải làm việc cả ngày lẫn đêm để hít vào thở ra, đảm bảo chu trình hoạt động của cơ thể sống.
Mặc dù là cơ quan rất quan trọng đối với cơ thể con người, chịu trách nhiệm về hô hấp và giúp các tế bào duy trì hoạt động sống, nhưng phổi cũng phải tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân từ môi trường bên ngoài nên thường rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus,...
Khi phổi có vấn đề, các triệu chứng ở người bệnh sẽ xuất hiện tùy thuộc vào mức độ như: Ho khan, ho có đờm, tức ngực, khó thở,....
2. Các thực phẩm tốt cho phổi
Hiện nay, bệnh lý ở phổi vô cùng phổ biến, có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong chẩn đoán, từ đó bỏ lỡ mất giai đoạn vàng để điều trị, làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Để đảm bảo phổi khỏe mạnh, tránh được các bệnh lý nguy hiểm thì cách tốt nhất chính là tập thể dục, không hút thuốc, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và đồng thời xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý với các loại thực phẩm tốt cho phổi.
Một số nhóm thực phẩm tốt cho phổi bao gồm:
2.1 Carotene
Trong dinh dưỡng, nhóm thực phẩm giàu carotene được đánh giá rất tốt cho phổi. Carotene được xác định là chất có khả năng chống lại oxy hóa, giúp ngăn ngừa những nguy cơ gây ung thư phổi. Carotene có trong các loại rau quả có màu cam hoặc đỏ, bao gồm: cà rốt, bí đỏ, gấc, đu đủ, berries (các loại quả họ dâu).
Cà rốt nhiều beta carotene là chất tiền vitamin A, cùng với đó là vitamin C và các chất chống oxy hóa như lycopene, tác dụng cải thiện sức khỏe phổi và làm giảm nguy cơ mắc bệnh phổi. Cà rốt cũng nhiều vitamin B6 và amino acid methionine, những hợp chất được chứng minh có khả năng phòng chống và làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Thực phẩm chứa vitamin C: Vitamin C đóng một vai trò quan trọng đối với cơ thể. Ăn nhiều các loại thực phẩm chứa lượng vitamin C như kiwi, ớt chuông xanh và ớt chuông đỏ đỏ, cam, chanh, bưởi, nước ép rau củ, cà chua, dứa, xoài, dưa hấu.... sẽ giúp cho phổi của bạn vận chuyển oxy đến toàn bộ cơ thể một cách hiệu quả nhất.
Nước ép từ cà rốt giúp bồi bổ sức khỏe và nâng cao sức đề kháng cho người bệnh ung thư phổi, bổ phổi.
Bí đỏ hay bí ngô, không chỉ là món ăn dân dã và bổ dưỡng mà còn là vị thuốc phòng trị bệnh. Chứa nhiều vitamin và khoáng chất, bí đỏ cũng giàu beta-caroten, một loại carotenoid mà cơ thể tổng hợp thành vitamin A, cùng các chất dinh dưỡng khác.
Thành phần trong bí đỏ còn có chất chống oxy hóa như alpha-carotene, beta-carotene và beta- cryptoxanthin, có thể vô hiệu hóa các gốc tự do, ngăn chặn chúng làm hỏng các tế bào. Các nghiên cứu chỉ ra các chất chống oxy hóa bảo vệ da chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời, bệnh về mắt, giảm nguy cơ ung thư, trong đó có ung thư phổi.
Các loại quả họ dâu, berries gồm cà chua, dâu tây, nam việt quất, phúc bồn tử, nho đỏ, lê đỏ... có chỉ số ORAC (khả năng chống oxy hóa) cao, vị ngọt tự nhiên, ít đường và đủ chất dinh dưỡng. Màu sắc sống động của những loại quả này có nghĩa nó chứa đầy đủ chất chống oxy hóa - điển hình là proanthocyanidin có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do, bổ phổi.
Củ cải đỏ giàu hàm lượng chất chống oxy hóa, cung cấp kali, chất xơ, folate, vitamin C và nitrat. Chất betanin mang lại màu sắc sặc sỡ cho củ cải, có lợi cho sức khỏe, giúp tăng khả năng miễn dịch nói chung và tốt cho phổi nói riêng.
Củ cải đỏ chế biến nhanh chóng và dễ dàng như: phơi khô, ngâm củ cải trong nước muối, kết hợp với cam quýt cùng xà lách tươi để làm món salad, hay làm nước ép...
Đu đủ là trái cây quen thuộc vùng nhiệt đới, giá trị dinh dưỡng cao. Trong đu đủ chứa các vitamin và khoáng chất như: vitamin A, C, B1, B2, magie, canxi, sắt, kẽm... Đặc biệt, nó giàu enzyme tự do, trong đó papain là loại enzyme có vai trò quan trọng trong điều trị nhiễm khuẩn. Papain là một chất chống viêm tự nhiên, ngăn cản sự tiến triển của quá trình nhiễm trùng tại phổi, hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng như ho có đờm, sốt, đau tức ngực, khó thở do viêm phổi gây ra.
Ngoài ra, đu đủ xanh còn chứa một lượng chất xơ tương đối lớn, hỗ trợ chức năng tiêu hóa, cải thiện đường ruột người bệnh.
Cà chua :Nhờ sở hữu một lượng lớn lycopene, mà cà chua và các sản phẩm được làm từ cà chua có khả năng cải thiện và duy trì sức khỏe của phổi. Chất chống oxy hoá lycopene có tác dụng làm giảm viêm đường thở ở những người bị hen suyễn và phục hồi chức năng phổi cho những người bị COPD.
Nghiên cứu thực hiện trên cơ thể của 105 người mắc bệnh hen suyễn vào năm 2019 cho thấy: Tiêu thụ nhiều cà chua giúp họ kiểm soát bệnh tốt hơn. Ở những người có thói quen hút thuốc lá, cà chua cũng có tác dụng làm chậm sự suy giảm chức năng phổi hiệu quả.
2.2 Omega-3
Bên cạnh trái cây màu đỏ - cam, thực phẩm chứa axit béo Omega-3 tác dụng hiệu quả trong bổ phổi, làm giảm các triệu chứng bệnh hen như khó thở, thở khò khè. Thực phẩm giàu axit béo omega-3 là các loại cá biển cá hồi, cá thu, cá ngừ...
Ngoài ra, có thể ăn các loại dầu thực vật như dầu đậu tương, dầu oliu, hướng dương... Chọn các loại hạt vào thực đơn như lạc, đậu, đỗ, vừng và ăn các loại hạt như hạt dẻ, óc chó.
2.3 Dưỡng chất khác
Nhóm các loại gia vị như tỏi, nghệ, gừng tốt cho phổi. Tỏi chứa một chất hoạt tính được gọi là allicin. Chất này chống lại nhiễm khuẩn và giảm viêm cho phổi. Tỏi cũng có thuộc tính chống oxy hóa và giúp loại bỏ các gốc tự do ra khỏi toàn bộ cơ thể vì nhiều selen, dự phòng ung thư phổi. Tỏi cũng tốt cho người bệnh hen và người bị bất cứ bệnh nhiễm trùng phổi nào.
- Gừng là loại gia vị rất dễ kết hợp vào bữa ăn của bạn để thêm hương vị và tăng cường sức khỏe. Chức năng kháng viêm sẽ làm sạch những chất ô nhiễm còn sót lại trong phổi - nguyên nhân dẫn tới các vấn đề sức khỏe.
- Nghệ giúp giảm viêm phổi vì có đặc tính kháng viêm. Nghệ chứa một chất gọi là curcumin giúp loại bỏ những chất sinh ung thư.
- Táo là một trong những loại thực phẩm tốt cho phổi bởi nó có chứa các vi chất và vitamin giúp duy trì chức năng hô hấp, đồng thời ngăn ngừa các bệnh về phổi.
- Bưởi: Theo nghiên cứu, những khoáng chất và vitamin có trong quả bưởi rất tốt trong việc đẩy lùi các tế bào ung thư ở phổi, đồng thời hạn chế được diễn biến xấu của bệnh.
- Nước: Nước có thể giúp làm tăng lưu thông máu tới các cơ quan ở cơ thể, trong đó có phổi. Uống nhiều nước sẽ giúp loại bỏ những độc tố và bảo vệ lá phổi luôn khỏe mạnh.
- Lựu: Trong quả lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa nên rất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, những chất dinh dưỡng trong lựu có thể làm chậm quá trình phát triển của khối u phổi ở người bệnh.
- Thực phẩm chứa magie: Magie là 1 loại khoáng chất thường được các bác sĩ đề nghị bổ sung cho người mắc bệnh lý ở phổi. Nguyên nhân là bởi nó có thể giúp tăng dung tích phổi và tăng hiệu quả của quá trình hô hấp.
Tóm lại, nếu bạn muốn làm sạch và giữ cho phổi khỏe mạnh thì hãy rèn luyện thói quen tập thể dục, không hút thuốc, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và đồng thời xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý với các loại thực phẩm tốt cho phổi. Chúc bạn có sức khỏe tốt!
Để lại bình luận
5