- Mắt kém tức gan có vấn đề đã đến lúc cần dưỡng gan
- Nếu trên cơ thể xuất hiện những nốt này, chứng tỏ gan đang ở mức báo động
- 9 sự thật ngỡ ngàng về cơ quan bí ẩn nhất cơ thể người
1. Gan nhiễm mỡ là gì?
Gan nhiễm mỡ là tình trạng bệnh lý xảy ra khi lượng mỡ trong gan tích tụ vượt quá chỉ số cho phép. Gan nhiễm mỡ hay còn được gọi với tên khác là gan thoái hóa mỡ. Mỡ trong gan được tồn tại dưới dạng triglycerid là chủ yếu. Thông thường, đối với một lá gan khỏe mạnh sẽ có lượng mỡ chiếm 4 - 5%. Khi lượng mỡ tích tụ nhiều lên, vượt quá 5% thì gây ra bệnh lý gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ thông thường có 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1: mỡ trong gan chiếm 5 - 10 %. Giai đoạn này được gọi là nhiễm mỡ nhẹ, chức năng gan chưa bị ảnh hưởng nhiều nên hầu như cũng chưa có triệu chứng nào điển hình.
- Giai đoạn 2: mỡ trong gan chiếm 10 - 25 %. Giai đoạn này chức năng gan bắt đầu bị ảnh hưởng, có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu như mệt mỏi, xanh xao, ăn uống khó tiêu,…
- Giai đoạn 3: mỡ trong gan đã chiếm >25 %. Gọi là nhiễm mỡ nặng, cơ thể có các triệu chứng của một bệnh gan điển hình: đầy bụng,chán ăn, vàng da,....
Mọi người vẫn thắc mắc gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không. Nếu được phát hiện kịp thời thì bệnh không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, để đến giai đoạn 3 thì hậu quả để lại có thể dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan.
2. Đối tượng nào dễ mắc bệnh gan bị nhiễm mỡ?
Người béo phì chính là người có nguy cơ mắc bệnh gan bị nhiễm mỡ cao nhất. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người bình thường không thể mắc bệnh. Thực tế, gan nhiễm mỡ có thể tìm đến bất cứ ai có lối sống không lành mạnh. Vậy đâu là những người có dễ mắc bệnh gan bị nhiễm mỡ bạn có biết?
Theo các báo cáo y tế, những đối tượng dễ mắc căn bệnh này nhất chính là:
- Người béo phì, có hàm lượng mỡ thừa cao trong cơ thể và các cơ quan nội tạng.
- Người nghiện các chất kích thích, chất cồn như rượu, bia,...
- Người cao tuổi, sức khỏe bắt đầu có dấu hiệu đi xuống, chức năng hoạt động bên trong cơ thể không còn linh hoạt.
- Người thường xuyên ăn đồ tanh như cá, tôm, cua,…
- Người lười vận động, dành ít thời gian để tập thể dục.
- Người có thói quen nhịn đói, không ăn uống khoa học, đúng giờ, đúng bữa,…
- Người đã từng bị bệnh viêm gan.
Những đối tượng nêu trên đều là những người có nguy cơ bị nhiễm mỡ gan cao. Nếu không xây dựng một lối sống lành mạnh, họ sẽ rất dễ mắc bệnh. Và nếu bạn thuộc diện những người trên, hãy luôn chú ý đến cơ thể mình. Có như vậy, bạn mới có thể kịp thời phát hiện bệnh nếu thấy dấu hiệu bất thường.
3. Những triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ
Những biểu hiện triệu chứng bệnh gan bị nhiễm mỡ là không quá khó để phát hiện. Thế nhưng lại không nhiều người kịp thời phát hiện ra những biểu hiện bất thường. Nguyên do là các dấu hiệu bệnh khá dễ nhầm lẫn với những bệnh vặt. Và nếu lơ là, chủ quan một chút, bạn sẽ không hề biết là mình đang mắc bệnh. Vậy những triệu chứng của bệnh gan bị nhiễm mỡ được thể hiện ra sao?
Chán ăn
Khẩu vị ăn uống đang bình thường bỗng dưng cảm thấy chán ăn là một dấu hiệu thường thấy ở bệnh. Lúc này, lượng mỡ trong gan cao khiến chức năng của gan bị đình trệ. Vì thế, quá trình chuyển hoá chất trong cơ thể bị ảnh hưởng khiến bạn cảm thấy ăn không ngon.
Nếu hiện tượng này chỉ kéo dài trong khoảng thời gian ngắn thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài quá lâu, bạn nên đi kiểm tra. Dấu hiệu này cho thấy có thể bạn bị viêm dạ dày hoặc các bệnh lý của gan trong đó hay gặp gan nhiễm mỡ. Vì vậy nên cũng nên chú ý đến dấu hiệu này nhé.
Buồn nôn, nôn mửa và thường xuyên cảm thấy trướng bụng
Khi gan bị nhiễm mỡ, chức năng của gan sẽ dần bị ảnh hưởng. Từ đó, cơ thể cũng xuất hiện nhiều biểu hiện khác thường. Điển hình nhất chính là buồn nôn và đầy bụng. Theo đó, mặc dù không ăn no nhưng bạn luôn cảm thấy bụng bị trướng. Đồng thời khi di chuyển cũng cảm thấy cơ thể nặng nề, mất sức.
Bên cạnh việc đầy bụng khó tiêu, bạn nên chú ý thêm những biểu hiện khác đi kèm. Nếu thấy nước tiểu màu đậm, phân xám thì khả năng mắc bệnh gan nhiễm mỡ là rất lớn.
Nội tiết mất cân bằng
Khi nội tiết mất cân bằng, bạn có thể thấy được những thay đổi rất rõ ràng ở cơ thể. Theo đó, ở nam giới, tuyến vú có hiện tượng phát triển mạnh hơn. Đặc biệt, tinh hoàn teo nhỏ hơn bình thường và tâm sinh lý tình dục ở họ cũng bị trở ngại.
Còn ở phái nữ, chu kỳ kinh nguyệt có thể đến không đều. Một số biểu hiện có thể thấy như là rong kinh hay tắc kinh. Khi bị rối loạn nội tiết do gan nhiễm mỡ, cân nặng của người bệnh cũng lên xuống thất thường hơn.
Vàng da
Hàm lượng mỡ trong gan tăng cao sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sự chuyển hoá bilirubin. Lúc này, nồng độ bilirubin có trong máu sẽ tăng cao bất thường. Từ đây, chúng xâm nhập vào các mô và da chuyển vàng. Vì vậy, khi mắc bệnh, bạn sẽ thấy da vàng vọt, thiếu sức sống.
4. Nguyên nhân dẫn đến bệnh gan bị nhiễm mỡ
Có hai loại nguyên nhân gây bệnh chính là mạn tính và cấp tính. Tùy theo từng nguyên nhân mà bạn có thể xác định được phương hướng điều trị bệnh hiệu quả:
- Nguyên nhân mạn tính thường là bia rượu hoặc do người mắc bệnh béo phì hay tiểu đường. Bên cạnh đó, người thiếu hụt dinh dưỡng, bị rối loạn di truyền hoặc từng mắc bệnh gan cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Nguyên nhân cấp tính là những người mắc hội chứng Reye hay ói mửa Jamaican. Mặt khác, việc nhiễm chất độc hay uống các loại thuốc chứa thành phần không phù hợp cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
Cơ chế gây ra bệnh gan nhiễm mỡ là:
- Cơ thể tăng tổng hợp triglycerid trong tế bào gan. Sự tăng lên này vượt quá khả năng vận chuyển triglycerid của gan ra ngoài.
- Cơ thể giảm khả năng vận chuyển triglycerid ra khỏi gan.
Trong đó, việc tăng tổng hợp triglycerid là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ ở mọi người. Các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến điều này gồm có:
- Nghiện rượu: Rượu sẽ làm giảm các chức năng của gan, làm gan hoạt động kém hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy những người nghiện rượu có khả năng mắc gan nhiễm mỡ cao hơn người bình thường.
- Chế độ ăn nhiều calo: Với một chế độ ăn nhiều calo thì bạn phải là người vận động nhiều để có thể giải phóng hết lượng calo mà mình nạp vào. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay thì các loại thức ăn giàu calo xuất hiện rất phổ biến trong khi chúng ta lại ít luyện tập, vận động. Do đó, tỷ lệ mắc gan nhiễm mỡ rất cao.
- Chế độ ăn nhiều lipid: Những người có sở thích ăn quá nhiều đồ ăn chiên, rán, đồ dầu mỡ,... sẽ nạp rất nhiều lipid vào cơ thể. Cơ thể chúng ta cũng mất rất nhiều thời gian để có thể chuyển hóa hết lượng lipid trên.
- Tăng sử dụng lượng mỡ dự trữ trong cơ thể trong lúc đói hoặc người bị đái tháo đường.
Bệnh gan nhiễm mỡ không phân biệt đối tượng mắc phải. Trên thực tế thì những người béo phì sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn. Bệnh gặp ở cả trẻ em, người lớn, đàn ông hay phụ nữ. Chính vì thế, mỗi người đều phải cẩn thận để tránh mắc phải căn bệnh này.
5. Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
Bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không vẫn là thắc mắc của rất nhiều người. Mỡ không phải là vi khuẩn hay vi rút, cũng không phải là chất độc. Chính vì thế trong giai đoạn đầu của bệnh, cơ thể gần như không có phản ứng nào biểu hiện thành triệu chứng rõ nét. Chính vì thế rất khó phát hiện bệnh từ sớm. Chỉ đến khi bệnh đã tiến triển, các tế bào mỡ chèn ép tế bào gan, cơ thể mới lộ các triệu chứng.
Nếu nghĩ rằng bệnh gan nhiễm mỡ không nguy hiểm thì bạn đã lầm. Bệnh này có để lâu có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng.
Suy giảm chức năng gan
Suy giảm chức năng gan chính là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không. Các bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ đa số đều dẫn đến biến chứng này. Các triệu chứng của việc chức năng gan bị suy giảm gồm có:
- Khó tiêu, đầy bụng, cảm giác chán ăn. Đặc biệt, người bệnh sẽ cảm thấy “sợ” các món đồ ăn nhiều dầu mỡ.
- Người bệnh có biểu hiện bị vàng da, vàng mắt. Nguyên nhân là do bilirubin không đào thải được nên phát tán ra ngoài cơ thể.
- Gan bị suy giảm các chức năng và khó tổng hợp được các chất cần thiết cho cơ thể như glucose, protein hay lipid,...
- Do chức năng gan bị suy giảm nên các vi khuẩn gây hại cũng có cơ hội xâm nhập cơ thể. Lúc này, hệ miễn dịch của người bệnh cũng bị suy yếu nên khả năng mắc các bệnh về nhiễm trùng rất cao.
- Khả năng lọc thải chất độc của gan bị suy yếu, các chất độc tố không được lọc ra sẽ tích tụ lại trong cơ thể. Điều này dẫn đến hội chứng não - gan rất nguy hiểm. Người bệnh có thể hôn mê và tử vong trong thời gian ngắn.
- Giảm khả năng tổng hợp Albumin - protein. Điều này gây lên áp lực trong lòng mạch máu làm ứ dịch trong cơ thể. Cùng lúc đó, lượng máu đến thận và phổi cũng giảm gây hội chứng gan - thận, gan - phổi. Người bệnh thiếu oxy, khó thở.
Xơ gan
Một biến chứng khác của gan nhiễm mỡ chính là xơ gan. Trong số các bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ thì có khoảng 30% các trường hợp bị biến chứng xơ gan. Đây là một con số không nhỏ nên chúng ta tuyệt đối không được xem nhẹ. Các triệu chứng của xơ gan gồm có:
- Suy giảm chức năng gan rõ rệt. Người bệnh dễ tử vong do nhiễm trùng hoặc hôn mê.
- Vỡ tĩnh mạch thực quản, nôn ra máu, đi đại tiện ra máu. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây tử vong do mất máu.
- Xơ gan là một loại tổn thương mà cơ thể không thể hồi phục. Do đó nếu ai đó hỏi gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không thì câu trả lời là có, đặc biệt là biến chứng xơ gan. Các phương pháp trị liệu hiện tại chỉ làm chậm lại quá trình diễn ra xơ hóa chứ không thể điều trị khỏi hoàn toàn.
Ung thư gan
Ung thư gan là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh gan nhiễm mỡ. Có khoảng 4% người bệnh mắc phải biến chứng này. Các triệu chứng của ung thư gan gồm:
- Bệnh nhân bị sút cân bất thường.
- Vùng bụng gan bị đau trong thời gian dài.
- Ở giai đoạn cuối của bệnh, bệnh nhân xuất hiện cả các triệu chứng đau nhức xương. Nếu ung thư di căn tới phổi thì bị tràn dịch màng phổi.
Những biến chứng khác
Bệnh gan nhiễm mỡ để lại các biến chứng rất đa dạng. Ngoài các biến chứng thường gặp như trên thì các bệnh nhân còn có nguy cơ mắc phải các biến chứng khác như đái tháo đường, mạch vành hoặc rối loạn chuyển hóa mỡ.
6. Chế độ dinh dưỡng và cách phòng bệnh gan nhiễm mỡ
Để giảm thiểu tình trạng của bệnh, chúng ta không chỉ tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ mà còn phải kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý.
- Sản phẩm đầu tiên cần được bổ sung vào bữa ăn đó là rau củ quả như: ngô, nấm hương, rau cải,… có thể giảm lượng cholesterol trong cơ thể người bệnh.
- Bên cạnh rau củ thì dầu thực vật cũng có tác dụng giảm lượng cholesterol rất tốt.
- Uống các loại nước, trà thanh lọc cơ thể, giải độc gan: trà gừng, trà chanh, trà atiso,…
- Tránh một số loại thực phẩm tác động xấu tới chức năng gan như: đồ ăn cay nóng, mỡ động vật, đồ ăn chứa nhiều hàm lượng cholesterol và rượu bia, chất kích thích,…
- Luôn giữ tâm trạng thoải mái, không thức khuya
Ngoài ra, để nâng cao sức khoẻ của cơ thể, người bị gan nhiễm mỡ nên dành thời gian vận động, tập thể dục để kích hoạt các hệ cơ quan, đặc biệt là hệ miễn dịch giúp chống lại bệnh tật. Theo lời khuyên của bác sĩ, mọi người đều nên dành 30 – 60 phút mỗi ngày cho việc rèn luyện thân thể.
Trên đây là phần cung cấp thông tin về bệnh gan nhiễm mỡ và giải đáp cho thắc mắc “gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?” Hy vọng những thông tin này là bổ ích đối với bạn.
Để lại bình luận
5