Chúng ta thường có xu hướng coi thất bại và thành công là hai thứ trái ngược nhau.

  • ‘Thành công’ nghĩa là bạn ở phe tốt, bạn đã hành động đúng đắn, bạn đạt được kỳ vọng mà mình đã đặt ra.
  • ‘Thất bại’ có nghĩa là bạn ở phe xấu, bạn đã bỏ lỡ thời cơ, bạn đặt kỳ vọng vượt quá sức mình.

Khi các bạn tiến hành công việc gì đó với tư duy như vậy, tức là các bạn đã tự tròng mình vào cái dây thòng lọng mang tên ‘thất bại không thể tránh khỏi’.

Điều quan trọng nhất là đặt mục tiêu nằm ngoài vùng thoải mái của bản thân

Để có thể liên tục nâng tầm bản thân trong một nghề nào đó, bạn phải đặt ra những mục tiêu khó khăn. Đó chính là điều cốt yếu. Bạn phải hướng ra ngoài vùng thoải mái của mình và căng hết sức ra để làm những thứ bạn vẫn chưa thể làm nổi. Về việc này thì tôi có một câu như sau : "Nếu bạn biết rõ được mình đang làm gì, tức là bạn vẫn chưa cố gắng hết sức."

Tuy nhiên, để có thể thực sự đặt ra những mục tiêu ở ngoài vùng thoải mái, bạn phải hiểu và chấp nhận một thực tế rằng, bạn sẽ thất bại. Bạn sẽ không đạt được mục tiêu sau lần đầu tiên, hoặc thứ hai, hay lần thứ ba. Bạn sẽ ngã dập mặt một cách cực kỳ chóng vánh. Bạn sẽ phạm sai lầm và đường đến đích không bao giờ là con đường bằng phẳng tít tắp.

Tuy vậy, "thất bại" trong việc đạt được những kỳ vọng mà bạn tự đặt ra khi hướng ra ngoài vùng thoải mái thực sự giúp bạn tiến gần hơn tới mục tiêu hơn so với việc bạn "thành công" điều gì đó một cách dễ dàng, một điều gì đó trong tầm tay.

Do đó, “Thành công”, theo nghĩa này, hóa ra lại là bất lợi. "Thất bại" mới là chiến thắng thực sự.

Cách bạn đương đầu với thất bại chính là cách giúp bạn trở nên thành công
Cách bạn đương đầu với thất bại chính là cách giúp bạn trở nên thành công

Mỗi thất bại đều ẩn chứa trong nó một bài học

Vấn đề mà rất nhiều người gặp phải, và cũng là lý do tại sao rất ít người có thể tiến xa hơn trong cuộc sống và sự nghiệp, là vì họ sợ thất bại. Việc đặt ra một mục tiêu hợp lý, đạt được nó rồi chìm trong những tiếng vỗ tay, cổ vũ và những cú vỗ nhẹ vào lưng từ những người xung quanh thì dễ dàng hơn rất nhiều so với việc nhắm đến một mục tiêu khó khăn, không đạt được nó, nhưng học được nhiều nhiều thứ hơn trong quá trình này.

Điều này dẫn đến một sự khác biệt giữa những người ‘trông có vẻ thành công’ và ‘hiểu biết thật sự’.

Nhiều người sẽ đặt mục tiêu dưới tầm và thế là ‘trông có vẻ thành công’ hơn so với việc đặt mục tiêu lớn, ‘trông có vẻ thất bại’, nhưng bên dưới lớp vỏ đó lại chứa đựng một lượng kiến thức công việc và cuộc sống phong phú vô cùng.

Nếu bạn nhìn nhận hành trình của riêng mình theo lăng kính ‘thành công - thất bại’, bạn đã thất bại sẵn rồi. Bạn đã không còn bước đi trên con đường đó nữa. Bạn quan tâm hơn nhiều đến việc tạo vẻ ngoài thành công hơn là thực sự có được những kiến thức trong lĩnh vực mình theo đuổi - những kiến thức mà chỉ có thể đạt được thông qua những thất bại.

Những người thực sự thành công, những nhà cách tân, những thiên tài sáng tạo, những huyền thoại đều có điểm chung này. Họ chẳng quan tâm đến việc biểu lộ ra mình thành công hay không thành công. Họ chỉ quan tâm đến kiến thức về nghề nghiệp của mình, và sẵn sàng tốn bao lâu thì tốn để đạt được nó.

Bạn không thể khám phá thêm được bất cứ điều gì mới mà không gặp thất bại. Bạn không thể khai phá ra những cách khác nhau để làm những thứ khác nhau mà không thất bại.

Bạn không thể tạo dựng lên được một con người mới từ chính mình mà không trải qua sự lạc lối, bị bầm dập, mất phương hướng, rồi trở lại, và chia sẻ những gì mình đã phát hiện ra.

Thực chất, thất bại không tồn tại. Nó chỉ tồn tại cho những người quá quan tâm hơn đến việc tạo ra lớp vỏ có vẻ thành công hào nhoáng.

Cách bạn đương đầu với thất bại chính là cách giúp bạn trở nên thành công
Cách bạn đương đầu với thất bại chính là cách giúp bạn trở nên thành công

Bài học đến từ các vĩ nhân đã từng thất bại

Bill Gates

Bill Gates hiện là một trong những cá nhân giàu có nhất thế giới, nhưng tất nhiên hành trình để thành công của ông cũng không hề dễ dàng và bằng phẳng.

Gates bước vào lĩnh vực kinh doanh với một công ty tên là Traf-O-Data, nhằm xử lý và phân tích dữ liệu từ các băng lưu lượng truy cập.

Ông đã cố gắng bán ý tưởng cùng với đối tác kinh doanh của mình, nhưng thật đáng tiếc rằng sản phẩm đó gần như không hoạt động. Đó có thể xem là một thảm họa với sự nghiệp của Gates vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, thất bại này đã không thể kìm hãm ông tiếp tục khám phá những cơ hội mới. Vài năm sau, ông đã tạo ra sản phẩm Microsoft đầu tiên của mình và mở ra một sự nghiệp huy hoàng như chúng ta đã biết.

Walt Disney

Bạn có biết, một trong những thiên tài sáng tạo bậc nhất của thế kỷ 20 đã từng bị sa thải khỏi một tờ báo vì bị cho là thiếu sáng tạo?

Vậy nhưng, với sự cố gắng kiên trì, Disney đã thành lập công ty hoạt hình đầu tiên của mình có tên là Laugh-O-Gram Films. Ông đã đổ vào 15,000 đô la cho công ty nhưng cuối cùng bị phá sản.

Tuyệt vọng và hết tiền, Disney tìm đường đến Hollywood và thậm chí phải đối mặt với nhiều chỉ trích và thất bại hơn nữa.

Cho đến khi một vài bộ phim kinh điển đầu tay của ông được ra mắt, tên tuổi của ông và sự phổ biến của những thước phim bắt đầu tăng lên chóng mặt.

Steve Jobs

Steve Jobs là một doanh nhân ấn tượng với những sáng tạo đột phá. Jobs tìm thấy thành công ở độ tuổi 20 khi Apple trở thành một đế chế khổng lồ. Thế nhưng, sau 10 năm gắn bó, ban giám đốc Apple quyết định sa thải ông.

Không nản lòng trước thất bại, Jobs đã thành lập một công ty mới tên NeXT, công ty cuối cùng đã được Apple mua lại.

Khi trở lại với Apple, Jobs đã chứng minh năng lực vĩ ​​đại của mình bằng cách tái tạo lại hình ảnh của công ty và đưa thương hiệu Apple lên một tầm cao mới.

Milton Hershey

Mọi người đều biết đến thương hiệu socola của Hershey, nhưng xuất phát điểm của Milton Hershey như thế nào thì lại được ít người biết tới.

Sau khi bị sa thải khi đang học nghề tại một xưởng in, Hershey bắt đầu ba dự án kinh doanh riêng biệt liên quan đến kẹo, và buộc phải chứng kiến ​​tất cả đều thất bại.

Trong một nỗ lực cuối cùng, Hershey đã thành lập Công ty Lancaster Caramel và bắt đầu thấy được những kết quả to lớn.

Tin tưởng vào tầm nhìn của mình về socola sữa cho đại chúng, cuối cùng ông đã thành lập Công ty Hershey và trở thành một trong những tên tuổi nổi tiếng nhất trong ngành này.

Bạn thấy đấy, thất bại không phải là tận thế. Việc tiếp tục tiến lên cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng quên đi nỗi buồn của sự thất bại. Điều quan trọng là bạn phải luôn duy trì nguồn năng lượng và những suy nghĩ tích cực để có thể đối mặt với thất bại một cách mạnh mẽ nhất.