- Các loại thực phẩm ăn vào giúp cơ thể thơm tho ai cũng muốn đến gần
- Hạn sử dụng in trên bao bì thực phẩm mà nhiều người đang hiểu sai về nó
- Những thực phẩm nào không nên để tủ lạnh?
Rã đông thực phẩm là công đoạn tưởng chừng đơn giản nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của món ăn và sức khỏe con người. Có rất nhiều người mắc phải sai lầm khi thực hiện rã đông thực phẩm.
Rã đông thực phẩm là một giai đoạn rất quan trọng
Thực phẩm thường được làm đông lạnh với mục đích để không làm chúng bị hư hỏng, biến chất và có thể bảo quản được lâu. Cách làm này sẽ giảm hoạt động vi sinh vật và các enzim, giảm tốc độ oxy hóa chất béo và protein.
Sau một thời gian bảo quản thực phẩm đông lạnh, bạn sẽ có nhu cầu rã đông chúng để có thể sử dụng được. Và việc bạn được trang bị đầy đủ những kiến thức về rã đông sao cho đúng cách cùng những lưu ý là rất quan trọng trong việc nội trợ hay vào bếp.
Việc rã đông sai cách có thể làm tăng nguy cơ phát triển vi khuẩn có hại trên thực phẩm của bạn. Nguyên nhân và vì thực phẩm sau khi đông lạnh rất dễ bị nhiễm khuẩn nếu không được rã đông đúng cách.
Một số sai lầm thường gặp khi rã đông
1. Để thực phẩm tự rã đông ở nhiệt độ phòng
- Chắc hẳn đây là cách rã đông phổ biến nhất được rất nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, khi thực phẩm đông lạnh tiếp xúc với nhiệt độ bình thường sẽ rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi, dẫn đến tình trạng ôi thiu. Vì thế, sau khi rã đông, nếu thức ăn không được nấu chín đúng cách sẽ gây ra ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy cho người dùng.
2. Rã đông bằng cách cho vào nước nóng hoặc dầu nóng
- Cho thực phẩm chưa rã đông vào chảo dầu nóng là cách làm thiếu khoa học. Bởi khi đó, đá lạnh và dầu nóng gặp nhau sẽ dễ gây ra cháy nổ. Ngoài ra, nếu bạn cho vào nước nóng sẽ khiến thực phẩm dễ bị hỏng và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
3. Rã đông bằng lò nướng
- Rã đông bằng lò nướng không tốn thời gian, diễn ra khá nhanh và thuận tiện nhưng cách làm này cũng khá nhạy cảm với vi khuẩn. Nếu bạn không sử dụng thực phẩm ngay khi ra đông sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Vì thế, với cách rã đông này bạn nên chế biến ngay hoặc cho vào ngăn để vào ngăn mát tủ lạnh để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn.
Phương pháp rã đông đúng cách
1. Rã đông bằng nước chảy
- Khi rã thịt tự nhiên, thịt sẽ mềm và có hương vị thơm ngon hơn. Nhưng thời gian rã đông tự nhiên rất dài, bạn có thể phải chờ đến hàng giờ đồng hồ. Do đó, bạn cho thể cho thực phẩm cần rã đông vào thau, rồi mở vòi nước cho nước chảy nhỏ giọt vào.
- Khi nước trên vòi nước chảy vào làm đầy thau và tràn ra ngoài, cứ như thế thực phẩm sẽ được rã đông bằng nước tự nhiên. Cách rã đông này vừa nhanh chóng vừa đảm bảo được độ tươi ngon của thực phẩm.
2. Rã đông bằng giấm
- Nếu rã đông thịt, bạn hãy cho vào một ít giấm, vì điểm đóng băng của giấm thấp hơn nước nên có thể tăng tốc độ làm tan đá. Bạn sẽ thấy được hiệu quả rõ nét của cách làm này. Vì giấm có vị chua, nên bạn không nên chọn những loại giấm quá chua sẽ khiến thực phẩm bị ngấm trong quá trình rã đông.
- Hơn nữa, bạn cần điều chỉnh lượng giấm cho vào sao cho phù hợp với lượng thực phẩm, nếu không thịt sẽ bị thay đổi hương vị.
3. Rã đông bằng gừng
- Cách rã đông với gừng cũng tương tự như rã đông bằng đường. Bạn cần chuẩn bị một thau nước ấm 40 độ C, sau đó cho vài lát gừng mỏng vào và khuấy đều. Cuối cùng bạn hãy thả miếng thịt cần rã đông vào.
- Gừng có tác dụng làm ấm nên sẽ giúp rã đông thịt nhanh chóng. Đồng thời, thịt cũng giữ được màu đỏ tự nhiên, hương vị và các chất dinh dưỡng sau khi rã đông.
4. Rã đông bằng kim loại
- Kim loại vốn là chất dẫn nhiệt rất mạnh nên chúng cũng sẽ giúp các tinh thể nước đá tan ra nhanh hơn, giúp ích cho việc rã đông các thực phẩm, đặc biệt là các loại thịt.
- Với phương pháp này, bạn chỉ cần đặt thịt hoặc kẹp thịt vào các vật dụng kim loại có bề mặt phẳng, sau khoảng 10 phút thì miếng thịt sẽ được rã đông và có thể dùng để chế biến món ngon ngay.
Một số loại thực phẩm cần lưu ý khi rã đông
- Đối với cá, bạn nên chọn cách rã đông trong tủ lạnh. Vì nếu rã đông bằng nước cá sẽ quá mềm, nhạt vị và mất chất dinh dưỡng. Do đó, bạn cần bọc cá trong túi bóng vì thời gian rã đông lâu nên nếu ngâm cá quá lâu sẽ khiến cá dễ hỏng.
- Đối với các loại rau củ đông lạnh, bạn không cần phải rã đông vì chúng sẽ bị mềm nhũn và mất chất. Nên có thể chế biến ngay. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, bạn không nên lưu trữ rau củ quá lâu trong tủ lạnh.
- Với trái cây, nên bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh sẽ được tươi lâu hơn. Không nên để trái cây trong tủ lạnh rồi để ngoài nhiệt độ phòng quá lâu sẽ đẩy nhanh quá trình oxy hóa, trái cây bị đen, mềm, ăn không ngon và không tốt cho sức khỏe.
Cách chế biến thực phẩm sau khi rã đông
- Thực phẩm sau khi được rã đông phải đem chế biến ngay, không nên làm đông trở lại.
- Bạn có thể sử dụng chức năng rã đông của lò vi sóng, hoặc có thể cho thực phẩm vào ngăn mát tủ lạnh rã đông từ từ. Khi chế biến những thực phẩm này bạn cũng nên cân nhắc thời gian như thực phẩm tươi vì nếu nấu quá lâu, thực phẩm sẽ bị mất đi dinh dưỡng.
Thời gian lý tưởng để bảo quản thịt cá
Bảo quản trong ngăn mát
- Thịt gia cầm sống: 1 - 2 ngày
- Thịt xay sống: 1 - 2 ngày
- Thịt sống đã thái: 3 - 4 ngày
- Cá sống: 1 - 2 ngày
- Thịt chín (cá, gia cầm,…): 3 - 4 ngày
- Xúc xích và thịt nguội: một tuần (nếu để hở) hoặc hai tuần (nếu đóng kín)
Bảo quản trong tủ đông, ngăn đá
- Thịt gia cầm sống: 9 tháng (cắt miếng) hoặc 1 năm (nguyên con)
- Thịt bò xay sống: 3 - 4 tháng
- Thịt sống đã cắt miếng: 4 - 12 tháng tùy từng loại
- Cá sống: 6 tháng
- Thịt chín (cá, gia cầm,…): 2 - 6 tháng
- Xúc xích và thịt nguội: 1 - 2 tháng
Với những thông tin trong bài viết trên, hy vọng rằng các bạn đã nhận ra những sai lầm hay mắc phải và biết thêm nhiều cách rã đông thực phẩm an toàn, hiệu quả. Từ giờ hãy áp dụng những mẹo nhỏ này để quá trình nấu ăn nhanh chóng và thuận lợi hơn bạn nhé!
Để lại bình luận
5