1. Cần tây là gì?

Cần tây là một loại rau thuộc họ Hoa tán, có tên gọi khoa học là Apium graveolens. Thân cây mọc thẳng, nhiều rãnh dọc, chiều cao phát triển đến 1.5m và có tuổi thọ gần 2 năm.

Lá cần tây mọc ở phần gốc của cuống, dạng hình thuôn giống mắt chim, lá xẻ làm ba hoặc không chia thùy. Hoa gồm nhiều tán và có màu trắng nhạt. Quả dạng hình cầu hoặc hình trứng có vạch lồi chạy dọc thân quả.

Cần tây được trồng nhiều ở Việt Nam, có thể mọc hoang ở ruộng lầy, sình lầy, các ruộng bậc thang cho đến phần bìa rừng núi và thung lũng.

Người dân sử dụng cần tây như một loại rau dùng để làm món xào, nước ép, ăn kèm với món nước (như hủ tiếu) và thậm chí là ăn sống trực tiếp. Cần tây có độ giòn, nhiều nước, mùi hơi hăng nhưng không đến nỗi khó ăn.

Cần tây là gì? Tác dụng của cần tây với sức khỏe
Cần tây là gì?Tác dụng của cần tây với sức khỏe

2. Giá trị dinh dưỡng trong cần tây

Trung bình mỗi cọng cần tây (khoảng 40gr) chứa 5.6 calo và một số chất dinh dưỡng nổi bật như:

  • Carbohydrate: 1.2gr
  • Chất béo: 0.1gr
  • Chất xơ: 0.6gr
  • Chất đạm: 0.3gr
  • Đường: 0.5gr
  • Natri: 32mg
  • Kali: 104mg
  • Phốt pho: 9.6mg

Carbs

Lượng carbs trong cần tây có khoảng một nửa là chất xơ (0.6gr). Ngoài ra, hàm lượng đường 0.5gr trong cần tây rất thấp nên thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) thấp - khoảng 35. Tuy nhiên, khi bạn nấu chín cần tây thì chỉ số GI có thể tăng lên là 85.

Chất béo

Cần tây hầu như không chứa bất kì chất béo, hoặc nếu có thì chỉ hàm lượng rất ít không đáng kể.

Chất đạm

Tương tự như chất béo, cần tây cũng chứa lượng protein rất thấp, chỉ nhỉnh hơn chất béo một chút.

Vitamin và các khoáng chất

Nhìn chung, cần tây có hàm lượng calo thấp nhưng lại chứa rất nhiều các loại vitamin và khoáng chất, nhất là vitamin A, vitamin K, vitamin B9, kali và choline cùng với một lượng nhỏ natri và florua.

3. Cần tây có tác dụng gì? Tác dụng của cần tây với sức khỏe

Cần tây không đơn giản là một loại rau ngon để chế biến món ăn, nếu bạn sử dụng đúng cách thì nó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như sau:

Giàu chất chống oxy hóa

Cần tây chứa nhiều chất có đặc tính chống oxy hóa như vitamin C, hợp chất flavonoid và beta carotene cùng với hơn 12 chất chống oxy hóa khác. Những chất này đều có khả năng bảo vệ các tế bào, mạch máu và nhiều cơ quan trong cơ thể để tránh bị tổn thương do hoạt động của các gốc tự do gây ra.

Vì thế, cần tây đã được các nhà khoa học chứng minh là có tác dụng giảm viêm trong tế bào, mạch máu, cơ quan và đường tiêu hóa.

Cần tây là gì? Tác dụng của cần tây với sức khỏe
Cần tây là gì?Tác dụng của cần tây với sức khỏe

Giúp giảm và chống viêm

Cần tây và hạt cần tây đều chứa đến 25 hợp chất thực vật có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Trong khi chất chống oxy hóa đã được các nhà khoa học chứng minh là có thể ngăn ngừa sự tổn thương tế bào và tình trạng viêm nhiễm xảy ra trong cơ thể.

Như trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Molecular Nutrition & Food Research vào năm 2012, chỉ ra rằng: chiết xuất cần tây và nước ép cần tây có thể làm giảm sự hoạt động của các phân tử gây viêm là yếu tố hạt nhân kappa B (NF -KB) và yếu tố hoại tử khối u alpha (TNF-A).

Bên cạnh đó, trong một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Planta Medica vào năm 2007 cho thấy thêm: hợp chất luteolin trong cần tây có thể ức chế quá trình sản xuất của một loại enzyme gây viêm là COX-2.

Có thể hỗ trợ tiêu hóa

Cần tây có chứa apiuman, đây là chất chống oxy hóa đã được chứng minh với tác dụng làm giảm các triệu chứng viêm loét dạ dày, cải thiện kết cấu và sức khỏe lớp niêm mạc dạ dày, đồng thời hỗ trợ điều tiết dịch dạ dày trong cơ thể.

Không những thế, hàm lượng nước và chất xơ trong cần tây còn góp phần hỗ trợ đường tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh.

Giàu vitamin, khoáng chất và có chỉ số đường huyết thấp

Cần tây rất giàu vitamin A, vitamin C, vitamin K, vitamin B9 và kali. Đồng thời, loại rau này có chỉ số đường huyết GI thấp nên không ảnh hưởng đến hàm lượng đường trong máu sau khi ăn, phù hợp với những người bị bệnh tiểu đường.

Có tác dụng kiềm hóa

Do chứa natri, sắt và magie nên cần tây có tác dụng kiềm hóa, giúp trung hòa những thực phẩm có đặc tính axit để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Có thể ngăn ngừa ung thư

Apigenin trong cần tây hoạt động như một hợp chất chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng vi rút hiệu quả nên có khả năng hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư. Cụ thể:

  • Trong kết quả nghiên cứu vào năm 2016, apigenin có thể tác động tích cực đến quá trình của tế bào apoptosis - hữu ích trong việc điều trị ung thư.
  • Theo một nghiên cứu khác vào năm 2015 chỉ ra thêm: chế độ ăn giàu apigenin có thể giảm bớt sự xuất hiện của một số protein gây viêm, nhờ đó cân bằng được sự hoạt động của hệ miễn dịch.
  • Ngoài ra, các nhà khoa học còn tìm thấy hợp chất thuộc nhóm flavonoid gọi là luteolin, có chứa trong cần tây. Hợp chất này có đặc tính chống ung thư, nhằm ngăn chặn sự lây lan của tế bào ung thư và hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả.

Có thể làm giảm huyết áp

Chiết xuất cần tây có thể làm giảm huyết áp và cải thiện nhịp tim ở động vật bị cao huyết áp trong phòng thí nghiệm.

Dù chưa có nhiều bằng chứng để khẳng định tác dụng này, nhưng các nhà nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa việc dùng cần tây (nhất là chất xơ) có tác động tích cực đến việc giảm nồng độ cholesterol trong máu.

Cần tây là gì? Tác dụng của cần tây với sức khỏe
Cần tây là gì?Tác dụng của cần tây với sức khỏe

Làm giảm lipid máu

Việc tăng lipid máu dẫn đến sự gia tăng các phân tử chất béo trong máu, nếu duy trì tình trạng này lâu dài thường gây ra bệnh tim và đột quỵ.

Thế nhưng, theo kết quả nghiên cứu vào năm 2014 cho thấy: chiết xuất cần tây có thể làm giảm mật độ lipoprotein của cholesterol LDL xấu.

Bên cạnh đó, kết quả đánh giá từ cuộc nghiên cứu khác vào năm 2016 chỉ ra thêm: chế độ ăn nhiều chất xơ (gồm có cần tây) sẽ có làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần và cholesterol LDL xấu nhiều hơn so với người tiêu thụ ít chất xơ.

Hỗ trợ hình thành các tế bào thần kinh

Hợp chất apigenin trong cần tây có khả năng kích thích sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào thần kinh cũng như cải thiện sự hoạt động của hệ thần kinh.

Bằng chứng, trong một nghiên cứu vào năm 2009 đã cho thấy: việc dùng apigenin có thể kích thích quá trình hình thành tế bào thần kinh, cải thiện khả năng ghi nhớ và học hỏi ở động vật được thí nghiệm.

Hỗ trợ trong việc ngăn ngừa và quản lý bệnh tiểu đường

Nhờ chứa nhóm chất flavonoid (như luteolin, apigenin và phenolics), cần tây có khả năng bảo vệ tế bào beta của tuyến tụy tránh khỏi sự gây hại từ quá trình oxy hóa. Các tế bào này có nhiệm vụ sản xuất insulin và điều hòa glucose.

Ngoài ra, apigenin trong cần tây còn ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh võng mạc, đục thủy tinh thể và thần kinh, đều có liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường.

Chưa hết, hàm lượng quercetin cũng được tìm thấy trong cần tây, đây là chất chống oxy hóa mạnh giúp làm tăng sự hấp thu glucose ở gan và kích thích sự điều tiết insulin, nhằm tránh cho bệnh tiểu đường phát triển.

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Chế độ ăn uống nhiều loại rau xanh, như cần tây đều cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tim thấp. Cụ thể, hàm lượng kali trong cần tây có tác dụng làm giảm huyết áp, trong khi chất xơ giảm được nồng độ cholesterol và vitamin B9 có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm.

Hơn nữa, nhóm chất polyphenol trong cần tây cũng có tác dụng chống viêm và hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tim mạch hiệu quả.

Hỗ trợ sức khỏe thị lực

Cần tây chứa nhiều loại vitamin và chất chống oxy hóa nên giúp phòng ngừa được bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Ngoài vitamin A, vitamin E và vitamin C, thì cần tây còn chứa hai hợp chất thuộc nhóm carotenoid là zeaxanthin và lutein giúp bảo vệ tối ưu sức khỏe võng mạc.

Hỗ trợ quá trình giảm cân

Cần tây là một trong những loại rau được sử dụng phổ biến trong chế độ ăn uống của những người giảm cân, vì chứa ít calo nhưng lại giàu chất xơ và nước.

Theo FDA, chỉ với 2 cọng cần tây có kích thước trung bình cung cấp khoảng 15 calo và 2gr chất xơ, đủ để cơ thể tránh được cảm giác thèm ăn nhờ chất xơ hấp thụ nước trong đường tiêu hóa, khiến bạn có cảm giác no lâu hơn.

Cần tây là gì? Tác dụng của cần tây với sức khỏe
Cần tây là gì?Tác dụng của cần tây với sức khỏe

Giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh

Do chứa vitamin B9, cần tây trở thành thực phẩm có lợi cho sức khỏe bà bầu, nhất là giúp ích cho sự phát triển của thai nhi và giảm thiểu nguy cơ trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh.

Một số tác dụng khác

Ngoài những tác dụng nổi bật trên, thì cần tây còn mang lại một số lợi ích khác mà các nhà khoa học vẫn còn đang tìm hiểu như: liên quan đến bệnh gan, vàng da, tắc nghẽn đường tiết niệu, bệnh Gout, rối loạn thấp khớp, hen suyễn, viêm phế quản, bệnh vẩy nến, rối loạn da, nôn mửa và sốt.

4. Tác dụng phụ của cần tây

Bên cạnh những lợi ích nổi bật, việc dùng cần tây không đúng cách cũng sẽ gây ra tác dụng phụ đối với sức khỏe, như:

Gây dị ứng

Một số người có thể gặp phải tình trạng dị ứng sau khi ăn cần tây như sưng tấy, khó thở và thậm chí là sốc phản vệ, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng nên cân nhắc việc chọn dùng hạt cần tây, vì có thể kích thích sự hoạt động của tử cung, làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Có thể bị nhiễm thuốc trừ sâu

Cần tây được xếp vào vị trí thứ 11 trong danh sách các loại nông sản có khả năng chứa nhiều thuốc trừ sâu. Do đó, bạn nên rửa kỹ cần tây trước khi chế biến để tránh tiêu thụ chất độc hại từ thuốc trừ sâu.

Ảnh hướng đến hiệu quả thuốc điều trị

Việc dùng cần tây trong chế độ ăn uống có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả của việc dùng thuốc điều trị bệnh.

Ví dụ, cần tây làm giảm hiệu quả của thuốc làm loãng máu, bệnh tự miễn dịch và ung thư. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chọn dùng cần tây, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại.

Cần tây là gì? Tác dụng của cần tây với sức khỏe
Cần tây là gì?Tác dụng của cần tây với sức khỏe

Có thể gây ra sỏi thận

Thực tế, cần tây cũng chứa lượng lớn oxalate, chất này có thể hình thành nên sỏi thận. Vì thế, nếu bạn bị sỏi thận hoặc cơ thể dễ bị bệnh thận thì hãy cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Cách chọn cần tây

Để chọn được cần tây tươi và có chất dinh dưỡng tối ưu, bạn nên chú ý một số đặc điểm như sau:

  • Lá nhìn tươi xanh, màu sáng và không ngả sang màu vàng hoặc bị héo.
  • Thân cây to đều, không bị dập nát.
  • Phần cuống và lá nhìn dày, cong rau non trắng và có ít rễ.

Như vậy, bạn đã biết thêm về cần tây là gì? Tác dụng của cần tây với sức khỏe. Chúc bạn có thêm nhiều món ăn ngon và thông tin hữu ích về loại rau xanh này.

7, Theo Reviview 365 tổng hợp