- Câu chuyện con sâu sang sông để thấy cuộc sống gặp khó khăn là lẽ thường
- 4 câu chuyện minh chứng tình yêu không thể thiếu sự chân thành
- Câu chuyện về Kiếm Tiền Bất Chính giải thích lý do nhanh giàu nhưng dễ mất sạch
Ai cũng nghĩ là địa ngục là khổ, nhưng thực ra đâu mới là nơi khiến con người đau khổ gấp ngàn vạn lần?
Hãy cùng đọc câu chuyện sau đây:
Thiền sư Vô Đức (947~1024) thu nhận rất nhiều học trò trẻ tuổi đến học. Họ đều là ngưỡng mộ danh tiếng của thiền sư mà tìm đến học thiền. Ông yêu cầu mọi người không được mang bất kỳ đồ vật gì lên núi. Trong lớp học thiền, ông cũng yêu cầu các học trò, quên đi tất cả những đau khổ về thể xác và tinh thần, và giao phó sinh mệnh cho Thần bảo hộ. Nhưng có học trò hay ăn lười làm, chỉ thích hưởng thụ.
Thấy như vậy, thiền sư Vô Đức bèn kể cho học trò của ông một câu chuyện. Thiền sư kể rằng:
Có một người sau khi chết, hồn phách đi đến một nơi, trước khi anh ta qua cửa, Diêm Vương hỏi anh ta:
“Nhà ngươi thích ăn đúng không? Ở đây có rất nhiều đồ ăn đều là để cho ngươi ăn đấy. Ngươi thích ngủ phải không? Ở đây ngươi có thể ngủ thoải mái mà không sợ ai làm phiền. Ngươi thích chơi phải không? Các loại trò chơi giải trí ở đây tùy ý ngươi lựa chọn. Ngươi ghét làm việc đúng không? Vậy thì đảm bảo ngươi ở đây không phải làm bất cứ việc gì, và cũng không có ai quản hết”.
Thế là anh ta vui vẻ ở lại. Anh ta hết ăn lại ngủ, ngủ chán thì chơi, vừa ăn vừa chơi. Cứ như vậy ba tháng liền, anh ta dần dần cảm thấy có chút nhàm chán. Anh ta bèn chạy đi tìm Diêm Vương – người lúc đầu đã giữ anh ta ở lại.
Anh ta nói: “Những ngày tháng thế này chẳng có gì tốt, bởi vì chơi quá nhiều nên tôi chẳng còn hứng thú nữa; ăn quá no làm tôi không ngừng béo phì; ngủ quá lâu, khiến đầu óc tôi cũng trở nên mụ mẫm. Ngài có thể cho tôi một việc làm không?”.
Diêm Vương nói: “Thật xin lỗi, ở đây chẳng có công việc nào hết”.
Lại ba tháng nữa trôi qua, anh ta không thể chịu được nữa, lại tìm đến Diêm Vương: “Tôi không thể tiếp tục cuộc sống thế này được nữa, nếu ngài không cho tôi làm việc, tôi thà xuống địa ngục còn hơn!”.
Diêm Vương nói: “Ngươi nghĩ đây là thiên đàng hay sao? Nơi đây chính là địa ngục. Nó khiến ngươi mất đi lý tưởng, không còn sáng tạo, không có tiền đồ, dần dần ngươi sẽ sa ngã. Sự dày vò về tâm hồn này còn đáng sợ hơn gấp trăm ngàn lần sự đau khổ về xác thịt khi phải chịu dao đâm hay xuống vạc dầu”.
Câu chuyện của thiền sư Vô Đức nói với chúng ta rằng, thật ra, nhàn hạ không cần làm việc chưa hẳn đã là phúc. Đôi khi, không có việc để làm lại là một loại đau khổ, dày vò như bị đày xuống địa ngục.
Lười biếng là có thể xem là thói hư tật xấu của rất nhiều người, không chịu hoạt động, không chịu suy nghĩ, nhanh bỏ cuộc và không có khả năng phấn đấu và cố gắng. Lười biếng tạo thành thói quen và thành “căn bệnh” nan y rất khó chữa. Bởi vậy, đối với nhiều người thì lười biếng có tác hại rất lớn đối với công việc cũng như quá trình hoàn thành nhân cách của cá nhân.
Lười biếng có thể là bản chất nhưng trong số một trường hợp thì nó không phải là bản chất, mà là do chính bản thân mình tạo nên. Khi lười biếng thì bản thân sẽ không chịu cố gắng, gặp khó là nản lòng, không có quyết tâm để thực hiện công việc đến cùng. Gắn với sự lười biếng chính là thiếu kiên trì, kiên nhẫn, không có ý chí để cố gắng.
Lười biếng để lại hậu quả xấu đối với mỗi người, không những làm giảm đi ý chí cố gắng, phấn đấu của con người mà còn khiến cho họ ngày càng nhu nhược, không cố gắng nữa. Có một số người vì lười biếng nên ỷ lại, sống dựa dẫm vào người khác. Điều này thật đáng buồn.
Con người sinh ra, thật may mắn vì có trí thông minh, sự nhạy bén để làm việc, để sáng tạo. Vì thế, đừng để sự lười biếng, thích hưởng thụ biến mình thành kẻ nhu nhược, tối tăm, kém cỏi…
Để lại bình luận
5