Cổ nhân thường nói "Tam bất hủ" (3 điều không bao giờ hư mất), tức một người có thể lập đức, lập công, lập ngôn. Từ cổ chí kim, có thể làm được 3 điều trên chỉ có 3 người là Khổng Tử, Vương Dương Minh và Tăng Quốc Phiên.

Tăng Quốc Phiên là một người văn võ song toàn, ông đã đúc kết kinh nghiệm đời mình viết thành sách khuyên răn con người, trong đó có một câu “Nhân bại do lười biếng, sự bại do kiêu ngạo, gia bại do hoang phí”. Đây là then chốt của một người có thể thành tài hay không và cũng là nền móng cho sự suy thịnh của một gia đình.

Trí tuệ cổ nhân - Nhân bại do lười biếng, sự bại do kiêu ngạo, gia bại do hoang phí
Trí tuệ cổ nhân - Nhân bại do lười biếng, sự bại do kiêu ngạo, gia bại do hoang phí

Nhân bại do lười biếng

Có câu “nhàn cư vi bất thiện”, hàng trăm loại tệ nạn đều sinh ra từ sự lười biếng. Một chữ “lười” đã hủy đi cơ hội của biết bao người và khiến bao nhiêu sự việc không thể làm thành công.

Lười biếng vì muốn bản thân được thoải mái. Đây là loại lười biếng phố biến nhất mà con người thường mắc phải, dựa trên xu hướng tránh né sự bất tiện. Khi muốn nghỉ ngơi thì mặc dù công việc vẫn còn nhưng chúng ta sẽ tìm lý do để nghỉ.

Chúng ta đi làm, trời mưa thì muốn nghỉ để không bị ướt, ngày nắng nóng đầu tiên vừa tới, chúng ta vội bật máy điều hòa cho thoải mái. Trời vừa bắt đầu chớm lạnh, chúng ta liền bật máy sưởi….

Cứ thế, không biết từ khi nào, để thỏa mãn cảm giác tiện nghi, thoải mái, dễ chịu, con người dần đánh mất kết nối với cuộc sống tự nhiên và trở nên quen dần với việc “không phải chịu đựng bất kỳ một bất tiện nào cả”.

Nếu muốn chế ngự và kiểm soát lười biếng, đầu tiên bạn cần hiểu rõ nguyên nhân nó được hình thành cũng như sức mạnh “phá hủy” ghê gớm nó tạo ra, từ đó mới tìm ra được phương án tối ưu nhất.

Tục ngữ có câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, bạn bỏ ra công sức mới có thu hoạch. Nếu chỉ nghĩ đến việc đến an dật, đi đường tắt, khôn lỏi, khả năng đến lúc nào đó bạn sẽ bị lật tẩy nguyên hình của sự thất bại. Cơ hội chỉ giành cho người có sự chuẩn bị, chăm chỉ cần cù, mới có thể nắm bắt thời cơ.

Trí tuệ cổ nhân - Nhân bại do lười biếng, sự bại do kiêu ngạo, gia bại do hoang phí
Trí tuệ cổ nhân - Nhân bại do lười biếng, sự bại do kiêu ngạo, gia bại do hoang phí

Sự bại do kiêu ngạo

Có một câu ngạn ngữ viết rằng: “Tri thức làm ta khiêm tốn, ngu si làm ta kiêu ngạo.” Từ xưa đến nay người tầm thường mà bại hoại, đều là vì tính “lười”; người tài giỏi mà bại hoại, đều là vì tính “kiêu”. Người suy nghĩ sáng suốt sẽ chẳng bao giờ kiêu ngạo về tài năng của mình.

Trong kinh dịch có giảng “Khiêm khiêm quân tử, ti dĩ tự mục dã”, ý nói người quân tử lấy thái độ khiêm tốn để giữ mình, tu dưỡng mình, cho mình là thấp hơn người khác.

Một người dù công lao có to lớn đến đâu, nhưng luôn khiêm tốn cẩn trọng, cư xử khiêm nhường với người xung quanh, chắc chắn sẽ được nhiều người quý mến.

Ngược lại người này sau khi thành công thì bắt đầu có thái độ kiêu căng ngạo mạn, cảm thấy bản thân tài giỏi hơn người, xem thường người khác thì hẳn rằng mọi người sẽ dần dần xa lánh. Không ai muốn kết giao với kiểu người như vậy, đây chính là khởi đầu cho sự thất bại.

Trí tuệ cổ nhân - Nhân bại do lười biếng, sự bại do kiêu ngạo, gia bại do hoang phí
Trí tuệ cổ nhân - Nhân bại do lười biếng, sự bại do kiêu ngạo, gia bại do hoang phí

Gia bại do hoang phí

Lãng phí là một hành vi bần tiện. Sự cao quý của một người không nằm ở của cải của họ, mà thể hiện trong hành vi cao thượng của họ. Trên thế giới cũng có không ít người giàu có nhưng họ sống rất tiết kiệm, không hề lãng phí.

Tiết kiệm cũng là một nét đẹp trong đạo đức truyền thống của dân tộc ta. Cổ nhân có câu: “Thấy một hạt cơm, một thìa cháo cũng nên nghĩ rằng có được nó không hề đơn giản. Thấy từng sợi chỉ, từng manh áo cũng nên nghĩ rằng có được nó thật gian nan”. Từ cổ chí kim, ai ai cũng đều ca ngợi cuộc sống cần kiệm. Mặc dù ngày nay cuộc sống đã tốt hơn, nhưng nét đẹp đạo đức này cũng không thể để mất.

Tư Mã Quang từng nói “Quân tử đa dục tắc tham mộ phú quý, uổng đạo tốc họa; tiểu nhân đa dục tắc đa cầu uổng dụng; bại gia tang thân”

Ý nói bậc quân tử mà ham muốn nhiều thì sẽ trọng vật chất và lạc sang đường tà; kẻ tiểu nhân mà có nhiều ham muốn thì sẽ truy cầu phú quý và hậu quả là tán gia bại sản và mất mạng.

Dục vọng và lòng ham muốn của con người là vô hạn, cái hố xa xỉ một khi mở ra thì sẽ khó có thể đóng lại.Nếu đang theo đuổi những vật chất phù phiếm thì nhất định bạn phải tỉnh táo. Hưởng thụ nhưng phải biết chừng mực, không nên làm ảnh hưởng đến gia đình và người thân

Một người lười biếng sẽ không có chí tiến thủ, một người kiêu ngạo sẽ không hiểu đạo lý đối nhân xử thế, một người hoang phí lâu ngày sẽ chìm đắm trong u mê không thể thoát ra. Đây chính là khởi đầu tai họa của đời người.

Sống ở đời phải biết mình là ai, đừng có bỏ tiền ra mua bóng công suất lớn để rọi vào bản thân, khi nó phản chiếu cái bóng to lớn rồi ảo tưởng mình thật vĩ đại. Ước mơ mà không hành động thì dù hy vọng có cánh cũng không bao giờ bay tới đích.

3, Theo Reviview 365 tổng hợp