- Bách hợp là gì? Gợi ý một số truyện bách hợp hay nhất các mọt nên đọc
- Hủ nữ là gì? Những đặc điểm của một hủ nữ chính hiệu? Hủ nữ có phải les không?
- Hủ nam là gì? Hủ nam có phải là gay không? Cách nhận biết một hủ nam chính hiệu
Đam mỹ là gì?
Đam Mỹ (tiếng Trung là: 耽美, bính âm là Dānměi) có ý nghĩa là thưởng thức cái đẹp, hay đam mê cái đẹp trong cuộc sống. Đam mỹ là sự đắm chìm, mê mẩn và những thứ đẹp đẽ và lãng mạn. Đam mỹ bắt nguồn từ xu hướng văn học và nghệ thuật tư sản gọi là chủ nghĩa thẩm mỹ phổ biến ở Tây Âu, gần cuối thế kỷ 19. Tuy nhiên, từ sau thập niên 2000 thì nó lại được sử dụng chủ yếu chỉ những bộ tiểu thuyết về tình yêu đồng tính nam ở Trung Quốc.
Truyện đam mỹ có xấu không?
Việc đọc truyện đam mỹ và cảm thụ xem liệu truyện đam mỹ có xấu không tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người. Thực tế có những truyện đam mỹ hay, có nội dung nhân văn sâu sắc và cảm động người đọc. Có những truyện đam mỹ thực sự mang những nội dung nhạt và không có giá trị thực sự với người đọc. Bạn nên đọc kỹ reviews truyện đam mỹ trước khi đọc, để tránh lọt hố những câu chuyện rẻ tiền.
Mặc dù không được chấp nhận bởi các dòng văn học chính thống, nhưng truyện đam mỹ vẫn có sức sống riêng, đại diện cho cộng đồng LGBT đang tồn tại trong xã hội.
Truyện đam mỹ là gì?
Truyện đam mỹ là một thể loại truyện tiểu thuyết tình cảm, tập trung khai thác chuyện tình cảm của các cặp đôi đồng giới nam. Truyện đam mỹ được xuất phát và nổi lên thành một trào lưu từ văn học mạng Trung Quốc. Sau đó lan truyền qua các nước Châu Á khác.
- Ở Việt Nam, đam mỹ là cách gọi phổ biến cho mối quan hệ tình cảm đồng tính nam.
- Còn ở một số nước khác như Đài Loan sẽ gọi là Boy’s Love
- Nhật Bản gọi là June.
Do sự phát triển vượt bậc của công nghệ Internet, hiện nay các dòng tiểu thuyết đam mỹ, truyện đam mỹ và phim truyện chuyển thể đam mỹ từ Trung Quốc đã nhanh chóng phát triển và lan rộng mạnh mẽ ở Việt Nam.
Đam mỹ bắt nguồn từ đâu?
Thực tế, “đam mỹ” có nguồn gốc từ Nhật Bản. Đây là một phái văn học xuất hiện từ giai đoạn 1909 – 1913 của thế kỷ 20. Ở giai đoạn này, nền văn học hiện đại của Nhật Bản rất phát triển với sự ra đời của nhiều trường phái và khuynh hướng chống chủ nghĩa tự nhiên. Lúc đó, sự ra đời của cơ quan ngôn luận “Nguyệt san tạp chí Subaru” (“Sao Mão” hay “Tao Đàn”) với mục đích “Vị nghệ thuật, đề cao tính thẩm mỹ và nhục cảm con người theo phong cách chủ nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa duy mỹ của phương Tây”.
Đây được xem là một phân hệ của chủ nghĩa lãng mạn và được định danh với cái tên “Khuynh hướng tân lãng mạn hay trường phái duy mỹ” ở Nhật Bản. Thời kỳ đầu, những tiểu thuyết ra đời theo khuynh hướng này phải chịu khá nhiều điều tiếng và ảnh hưởng. Từ sau năm 1960 thì “tiểu thuyết đam mỹ” đã dần được cách ly và khẳng định vị thế của mình với tên gọi của một thể loại tiểu thuyết chính thống.
Sự ra đời của “đam mỹ” cùng sự phát triển của “manga” ở Nhật Bản đã du nhập vào Trung Quốc sớm nhất trong giai đoạn 1991 – 1992. Khi ấy, truyện tranh Nhật Bản tràn ngập trên thị trường Trung Quốc với các cái tên như Keyinuo, Tokyo Babylon chứa nội dung đồng tính nhắm vào đối tượng nữ giới.
Năm 1999, đam mỹ ở Trung Quốc phát triển đến giai đoạn cao trào với sự thành lập của tạp chí “Mùa đam mỹ” do chủ biên AYA đứng đầu. Đây cũng là tạp chí đầu tiên tại Trung Quốc chuyên sản xuất và xuất bản các loại truyện đam mỹ, manga đồng tính và tiểu thuyết đam mỹ.
Các thể loại truyện đam mỹ hay
Làn sóng “truyện đam mỹ” phát triển rộng rãi đáp ứng tối đa nhu cầu tìm hiểu và nhu cầu giải trí của con người, đặc biệt là các bạn trẻ. Do đó, “truyện đam mỹ” cũng đòi hỏi phải có cốt truyện và đa dạng thể loại:
1. Đam mỹ ngược
- Đam mỹ ngược là thể loại có nội dung buồn, không có hậu đối với nhân vật nam và nữ chính. Thông thường, cốt truyện của thể loại này có thể bị ngược ngay từ đầu, giữa hoặc cuối truyện. Các tình huống được xây dựng ngược tâm, đem đến sự đau khổ cả về mặt thể xác và tinh thần cho các nhân vật.
2. Đam mỹ cơ giáp
- Đam mỹ cơ giáp là một thể loại truyện hoặc phim truyện chuyển thể đam mỹ mà cốt truyện thường viết về bối cảnh trong tương lai khi mà khoa học công nghệ kỹ thuật phát triển con người có thể điều khiển robot, người máy trong sinh hoạt hay chiến đấu quân sự bảo vệ đất nước.
3. Đam mỹ võng du
- Đam mỹ võng du là thể loại truyện lấy tiền đề là bối cảnh trong thế giới game Online, sau đó sẽ tạo mối quan hệ đời thực. Tức là 2 nhân vật chính sẽ được quen nhau lần đầu trong bối cảnh game.
4. Đam mỹ đoản văn
- Đam mỹ đoản văn là loại truyện dài, nhưng có diễn biến nhanh. Một bộ truyện có thể kéo dài khoảng 10 chương, mỗi chương sẽ mô tả tình huống hoặc nút thắt câu chuyện. Thông thường, người đọc sẽ bị cuốn hút bởi loại truyện này bởi nó tạo nên sự tò mò và hướng người đọc đến việc tự tìm cách giải đáp thắc mắc qua từng chương. Và kết quả, tác giả sẽ đạt được mục đích của mình là cuốn hút khán giả đến chương kết thúc cuối cùng.
5. Đam mỹ điềm văn
- Đam mỹ điềm văn loại tiểu thuyết này thường có tình tiết nhẹ nhàng, đơn giản và không có cao trào. Đó có thể chỉ câu chuyện cuộc sống hàng ngày của đôi nam chính, họ thức dậy mỗi sáng và thư giãn bên nhau tạo cái nhìn tốt đẹp nhất cho người đọc về cuộc sống bộn bề ngoài đời thực.
6. Đam mỹ đồng nhân
- Đam mỹ đồng nhân là thể loại truyện khác với truyện gốc ban đầu đã được chính thức xuất bản. Chủ đề chính trong truyện đam mỹ này sẽ khai thác các nhân vật trong các bộ tiểu thuyết hay phim đam mỹ gốc. Tác giả của những bộ truyện này sẽ xây dựng nhiều đoạn tình cảm mới, khác hẳn cốt truyện ban đầu. Tuy nhiên, nguyên tắc cơ bản là tên nhân vật phải được giữ nguyên và được phép thay đổi nội dung.
7. Đam mỹ xuyên không
- “Xuyên không” ám chỉ việc 1 trong 2 nhân vật chính sẽ bị đưa về thế giới cổ đại hoặc hiện đại và sẽ gặp một đối tượng khác ở thế giới đó. Những tình tiết thú vị của nhân vật xuyên không sẽ tạo sức hút và kết thúc câu chuyện tình yêu của đôi nam chính sẽ được khán giả tò mò.
8. Đam mỹ mạt thế
- Đam mỹ mạt thế là truyện đam mỹ có cấu trúc lấy bối cảnh trong thời gian tận thế, thế giới bước vào giai đoạn bị hủy diệt. Việc xuất hiện nhiều hiện tượng thiên tai, thậm chí là zombie và người dị năng sẽ được tác giả xây dựng những tình huống gây khó khăn, thách thức cho cặp đôi nam chính.
Các thuật ngữ đam mỹ phổ biến
Sau khi bạn hiểu đam mỹ là gì rồi thì bạn cũng cần biết một số thuật ngữ đam mỹ thường xuyên xuất hiện trong truyện đam mỹ, hoặc trong khu vực bình luận. Các thuật ngữ này thường được sử dụng bởi đối tượng đam mê truyện đam mỹ. Họ sẽ dùng ký hiệu từ ngữ riêng biệt để trao đổi với nhau:
- Công (Seme hay Top ở trong Yaoi): Được chỉ 1 trong 2 nam chính, thường người được gọi là “công” sẽ mang nét nam tính hơn người còn lại. Thông thường, công sẽ là người chủ động trong mối quan hệ tình cảm.
- Thụ (Uke hay Bottom ở trong Yaoi): Được gọi để chỉ người còn lại, trái với bản tính của công thì thụ lại nhẹ nhàng và thùy mị hơn.
- CP: Đây là từ viết tắt của từ “Couple” chỉ một cặp yêu nhau.
- A B O: Là từ chỉ bối cảnh tương lai, mối quan hệ giữa nam – nam. Các nhân vật trong A B O được chia như sau:
- A- Alpha: Gọi là tổng công, người này thường mạnh mẽ và xuất sắc cả về thể xác và trí tuệ.
- B- Beta: Đây là sự trung gian của A và O, sở hữu sức mạnh thấp hơn A, nhưng lại mạnh hơn O.
- O- Omega: là người có sức khỏe yếu nhất so với A và B.
- HE (Happy Ending): Kết thúc một chuyện tình đam mỹ có hậu.
- SE (Sad Ending): Kết thúc một chuyện tình đam mỹ buồn, không có hậu.
- OE (Open Ending): Kết thúc mở, cho phép người theo dõi tự xây dựng theo ý nghĩ cá nhân.
- BL (Boy’s Love): Một mối quan hệ yêu đương nghiêm túc của 2 chàng trai.
Ai hay đọc truyện đam mỹ?
Đây chắc hẳn là câu hỏi gây thắc mắc đối với nhiều người, đặc biệt là đối tượng muốn tìm hiểu về đam mỹ. Với những thông tin của bài viết bên trên, “hủ nữ” và “hủ nam” sẽ là đối tượng mà tác giả hướng đến để đọc tiểu thuyết, truyện hoặc phim đam mỹ.
Phần lớn fan truyện đam mỹ sẽ là nữ giới hay “hủ nữ”. Họ thường sở hữu tính khá dị, thậm chí là “khác người” và những người này không mấy quan tâm đến cộng đồng LGBT. Cách đây khoảng 5 năm, cộng đồng LGBT có cái nhìn không mấy thiện cảm với các bạn nữ yêu thích thể loại truyện này. Thời điểm đó, “hủ nữ” mới đang trong giai đoạn phát triển và phổ biến, nên tâm lý của họ dành cho các cử chỉ thân mật đối của mối quan hệ yêu đương giữa hai người cùng giới ngoài đời thực khiến họ tò mò. Thậm chí có hành động “chỉ trỏ” khiến mâu thuẫn giữa hai cộng đồng này tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, hiện nay mối quan hệ này đã được cải thiện hơn rất nhiều do “hủ nữ” đã bắt đầu biết nắm cảm xúc cá nhân và hiểu được suy nghĩ của người đồng tính. Họ không còn các hành vi hay cử chỉ, lời nói quá khích khi bắt gặp cặp đôi đồng tính. Thay vào đó, “hủ nữ” và “hủ nam” đã giành ánh mắt thấu hiểu cho cộng đồng LGBT.
Để lại bình luận
5