- Hạt quinoa là hạt gì? Hạt quinoa có thể ăn thay cơm không?
- Đậu xanh là gì - Đậu xanh có tác dụng gì? Những món ăn dinh dưỡng từ đậu xanh.
- Thành phần dinh dưỡng và cách dùng rau chùm ngây
- Những lợi ích mà ổi mang lại: Bà bầu có nên ăn ổi không?
- Ăn đậu phụ mùa hè tốt nhưng bạn cần lưu ý điều này để bảo vệ sức khỏe
Chất đạm là một chất hữu cơ giàu dinh dưỡng có trong cả động vật và thực vật, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể và là thành phần cấu tạo của phần lớn các cơ quan trong cơ thể.
Nếu như đạm động vật có nhiều nhất trong các loại thịt, hải sản, trứng, sữa hay cá nước ngọt...thì đạm thực vật lại có nhiều trong các loại đậu như: Đậu xanh, đậu nành, đậu phụ, vừng, hạt hướng dương, rau xanh....
1. Đạm thực vật là gì?
Chất đạm là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các tế bào và màng tế bào, có vai trò điều tiết các hoạt động sống diễn ra trong cơ thể người, nhờ đó mà cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng.
Những yếu tố cấu thành nên cơ thể như cơ, da, xương hay cơ quan nội tạng phần lớn đều được tạo nên từ protein (chất đạm). Mỗi ngày, mỗi người chúng ta cần cung cấp khoảng 1,25gr chất đạm/1kg thể trọng để cơ thể hoạt động khỏe mạnh, sự trao đổi chất diễn ra thuận lợi.
Đạm thực vật là gì? đạm động vật và đạm thực vật cái nào tốt hơn? là những vấn đề được khá nhiều người quan tâm hiện nay. Nếu như đạm động vật có nhiều nhất trong các loại thịt, hải sản, trứng, sữa hay cá nước ngọt thì đạm thực vật lại có nhiều trong các loại đậu như: Đậu xanh, đậu nành, đậu phụ, vừng, hạt hướng dương, rau xanh....
2. Vai trò của đạm thực vật là gì?
Chất đạm là một chất hữu cơ giàu dinh dưỡng có trong cả động vật và thực vật, nó cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể và là thành phần cấu tạo của phần lớn các cơ quan trong cơ thể kể cả nội tiết tố, huyết cầu và enzym cho cơ thể. Hiểu được vai trò của đạm thực vật hay protein thực vật là gì có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cân bằng được thực phẩm với dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày.
Về mặt khoa học, đạm thực vật còn được gọi là protein không đầy đủ vì có giá trị sinh học kém hơn do thiếu một hoặc nhiều acid amin thiết yếu, hoặc các acid amin được sắp xếp không cân đối. Trong khi đó, đạm động vật mặc dù chứa nhiều acid amin thiết yếu nhưng lại không thuần nhất và thường tồn tại dưới dạng liên hợp như Nucleoprotein, Lipoprotein...nên sẽ tạo ra các sản phẩm độc hại cho cơ thể như acid uric, urê, nitrat, nitric, cholesterol...trong quá trình chuyển hóa...và gây ra các vấn đề cho cơ thể.
Đạm thực vật có nhiều nhất trong các loại rong biển, họ đậu, các loại nấm. Cơ thể mỗi người là khác nhau nên cần bổ sung đạm vừa phải, phù hợp với từng người. Đạm thực vật cũng có nhược điểm là thường bị thiếu một số amin thiết yếu hay một số khoáng chất như vitamin D, vitamin B12. Tuy nhiên, bù lại thì đạm thực vật lại giàu axit béo chưa no nên rất tốt cho sức khỏe.
Một chế độ ăn khỏe mạnh là cần phải đảm bảo hàm lượng protein thiết yếu mà không có thêm chất béo và cholesterol. Việc cân bằng protein thực vật và động vật là vô cùng cần thiết.
Bên cạnh việc đảm bảo cung cấp hàm lượng protein thực vật và động vật mỗi ngày qua thực phẩm và thực phẩm bổ sung thì cũng cần chú trọng cung cấp cho cơ thể đầy đủ nước, khoáng chất, vitamin, chất bột đường và chất béo, đồng thời duy trì tinh thần lạc quan, tập thể dục thể thao đều đặn để duy trì một sức khỏe bền lâu.
3. Thực phẩm chứa nhiều đạm thực vật gồm những gì?
Thực tế, có nhiều loại thực vật rất giàu chất đạm mà chúng ta có thể bổ sung vào bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là đối với những người ăn chay, không thích thịt động vật thì lựa chọn bổ sung đạm thực vật là điều vô cùng sáng suốt. Vậy thực phẩm chứa nhiều đạm thực vật gồm những gì?
3.1. Đạm thực vật trong các loại đậu
“Đạm thực vật gồm những gì?” Câu trả lời chính là các loại đậu như đậu phộng, đậu đỏ, đậu xanh..Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng thì phụ nữ cần tiêu thụ 46g chất đạm mỗi ngày và nam giới là 56g.
3.2. Đạm thực vật có trong hạt diêm mạch (Quinoa)
Trên thực thế, các loại hạt thường có chứa lượng đạm rất ít, tuy nhiên, hạt diêm mạch thì lại khác, mỗi chén hạt diêm mạch có chứa tới hơn 8 gram đạm, bao gồm 9 loại axit amin cần thiết đối với cơ thể, chính vì thế, hạt diêm mạch có thể cung cấp nguồn chất đạm tuyệt hảo, đặc biệt với những người đang giảm cân.
3.3. Đạm thực vật có trong hạt mè và hạt hướng dương
Hạt hướng dương và hạt mè có chứa lượng protein thực vật và chất béo khá cao, theo nghiên cứu thì trong một nửa chén hạt hướng dương có chứa tới 14,6g chất đạm, nửa chén hạt mè là 10,8g.
3.5. Đạm thực vật có trong các loại rau có màu xanh đậm
Một số loại rau màu xanh đậm như bông cải, cải bó xôi...không chỉ chứa lượng chất chống oxy hóa và chất xơ tuyệt vời cho sức khỏe hệ tim mạch mà còn chứa một lượng chất đạm thực vật đáng kể mà người tiêu dùng có thể tận dụng.
Ngoài ra, đạm thực vật còn rất dồi dào trong các loại thực vật như: Bơ từ thực vật, mì căn, sữa thực vật, bột ca cao không đường...
Để lại bình luận
5