- Thuật xem tướng cơ bản, nắm bắt đối phương chỉ sau 5 giây
- 9 bài học cuộc sống cần thấm thía trước tuổi 30
- Muốn tài đức vẹn toàn - Làm người học Khổng Tử, làm việc học Tào Tháo
1. Trí nhớ quá tốt
Trong các cuộc tranh cãi, hẳn là chúng ta đều gặp những trường hợp tương tự như sau:
“Hè năm ngoái anh ta trách tôi tiêu xài phung phí, đến mùa đông năm kia, lúc tôi bị ngã xe, anh ta cũng không về đưa tôi đi bệnh viện luôn!”
“Tôi đã định bỏ qua rồi nhưng mà lần trước anh ta nhìn thấy, thế mà còn cố tình không giúp tôi, quá đáng lắm đúng không?”
…
Điều này khiến cho bạn nhiều khi phải tự hỏi rằng, trong đầu họ chứa những thứ gì vậy? Tại sao bao nhiêu năm rồi mà vẫn còn nhớ kỹ từng chuyện? Mà diễn biến của những cuộc tranh cãi như vậy thường là: Ví dụ về quá khứ càng nhiều, sự tức giận lại càng dâng cao.
Đôi khi, trí nhớ của một người quá tốt lại gây ra những hệ lụy không hay. Sự phiền não của quá khứ sẽ luôn chiếm giữ tâm trí của họ, giống như một vết mực đen xóa mãi không hết.
Học cách quên đi cũng là học được cách buông bỏ một phần phiền não để tìm đến sự an yên. Chuyện gì đã qua đều không thể thay đổi được. Cứ canh cánh trong lòng mãi cũng không đem tới tác dụng gì. Ngược lại, chúng càng khiến cho cuộc sống của bạn mệt mỏi, hoang mang nhiều hơn.
2. Lời nói quá nhiều
Có câu nói rằng: “Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra.”
Anh Thắng là một người nổi tiếng “miệng rộng” ở công ty, gặp hoàn cảnh nào, anh cũng có thể liến thoắng một hồi. Bỗng một hôm, anh tan tầm ỉu xìu, đồng nghiệp thấy lạ bèn hỏi: “Có chuyện gì vậy?”
Anh Thắng trả lời: “Lần đánh giá thăng chức quý này tôi không đạt rồi.”
Đồng nghiệp ngạc nhiên: “Sao lại thế? Hôm trước công bố điểm đánh giá của anh ổn lắm mà? Sao lại thay đổi à?”
Anh buồn bã đáp: "Chỉ trách cái miệng ba hoa của tôi thôi, đắc tội với lãnh đạo trực tiếp là Giám đốc bán hàng rồi."
Hóa ra, ngày hôm qua, vị giám đốc này đi tụ tập với hội bạn học cũ, còn cùng chụp ảnh với mấy người phụ nữ trong số đó rồi chia sẻ trên mạng. Anh Thắng nhìn thấy ảnh, lại bình luận rằng: “Không ngờ sếp của tôi cũng thích chụp ảnh với bạn cũ thế này. Không chừng đang tòm tèm để ý cô nào đây.”
Vốn là một câu đùa giỡn nhưng do quan hệ không thân, lại lọt vào tai người khó tính, Giám đốc liền cảm thấy không hài lòng. Ông cho rằng nhân viên này có thái độ không đúng đắn, nói chuyện không biết mức độ, không phải nhân tài mà công ty nên bồi dưỡng nên từ chối đề xuất thăng chức của anh Thắng.
Rõ ràng, lời nói quá nhiều khiến chúng ta quên mất cổ nhân đã dạy phải “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”. Người nói vô tâm nhưng vẫn gây ra hiểu lầm không đáng có khi truyền đạt sai cách. Đến khi đắc tội người khác rồi, không phải ai cũng chịu cho bạn thời gian để nghe lời giải thích.
Người thông minh cần học cách im lặng và nói ít, làm nhiều. Như vậy, chúng ta mới có thể sống an yên, tránh xa rắc rối, không cần hối hận vì một phút lỡ lời.
3. Ánh mắt quá cao
Mở rộng tầm mắt giúp con người nhận thức được sự rộng lớn của thế giới, sự bao la của tri thức, sự sâu thẳm của lòng người, sự đa dạng trong nhân tính. Đặt tầm mắt càng cao, càng xa, thì chúng ta mới có thể vạch ra phương hướng, mục tiêu chính xác về lâu về dài cho bản thân mình.
Tuy nhiên, mọi sự đều phải có mức độ tương xứng. Năng lực của bạn chỉ ở mức 5 mà đặt ánh mắt ở 100 thì đó không phải “xa”, mà trở thành “xa vời”. Giống như việc bạn mới chỉ thành thạo kỹ năng tin học văn phòng mà đã mong muốn lập trình website, hoặc khi bạn mới đưa về một hợp đồng nhỏ đã tưởng là mình sắp ngồi vào vị trí quản lý đến nơi.
Khi đặt ánh mắt quá cao, bạn nhìn điều gì cũng thấy không hài lòng. Nhưng năng lực và những cống hiến hiện tại của bạn không thể đạt gì nhiều hơn mức đó. Sự chênh lệch quá lớn giữa tưởng tượng và thực tế sẽ khiến bạn đánh mất tâm lý an yên, chịu đựng những cảm xúc tiêu cực như ghen tỵ, phẫn nộ, bất công, nản lòng...
4. Lòng dạ quá nhỏ
Cửa Phật có câu: “Bụng lớn năng dung, dung những điều khó dung trong thiên hạ. Miệng cười hỷ xả, xả những việc khó xả ở thế gian”.
Đây chính là hạnh hoan hỷ của Đức Phật Di Lặc, khuyên chúng ta phải biết hòa vào trong niềm vui chung, biết cái gì nên giữ lại cái gì nên buông, biết ôm ấp mọi thứ dù đó là điều sai đúng và chuyển hóa trong tình thương, hỷ xả.
Trong sách Luận Ngữ có câu chuyện kể rằng:
Đệ tử của Khổng Tử đi qua chợ, thấy hai người đang cãi nhau. Người mua nói: “Ba tám 23, sao ông lại lấy của tôi 24 đồng?”
Người đệ tử vội bước đến khuyên: “Ông đừng cãi với người ta nữa, ba tám là 24, là ông tính nhầm rồi.”
Người mua không phục quát lên: “Cậu là ai mà lên tiếng? Chúng ta hãy đến nhờ thầy Khổng Tử phân xử. Nếu tôi sai thì đem cái đầu này cho cậu đấy!”
Nói rồi, hai người bèn tìm đến Khổng Tử. Sau khi nghe rõ đầu đuôi sự việc, Khổng Tử nói với đệ tử của mình: “Ba tám chính là 23. Con thua rồi, xin lỗi ông ấy đi.”
Đệ tử vô cùng kinh ngạc nhưng vẫn nghe lời thầy và làm theo. Đợi đến khi người mua kia đi rồi, cậu mới cất tiếng hỏi.
Khổng Tử bèn giảng giải: “Con thua rồi, chỉ là mất một lời xin lỗi. Anh ta thua thì phải mất mạng. Con nói xem, mạng người quan trọng hơn hay không?”.
Vị đệ tử tỉnh ngộ: “Thầy coi trọng đại nghĩa mà coi nhẹ đúng sai, học trò vô cùng xấu hổ”.
Có thể thấy rằng, một người hào phóng, rộng lượng có thể chịu đựng những sai lầm của người khác và cũng buông bỏ những điều không vui của chính mình. Đó cũng chính là lý do mà người xưa dạy rằng, “Tâm lớn một tấc, đường lớn một trượng”. Sống như vậy mới đạt được những điều an yên, bình thản, phúc khí chậm rãi sẽ tới.
Ngược lại, người nào có lòng dạ nhỏ nhen, ghi thù nhiều lần, thì dù chuyện lớn hay chuyện nhỏ, bản thân họ sẽ cảm thấy khó chịu đầu tiên. Để bụng càng nhiều thì càng như chất từng hòn đá nặng, lấp đầy cảm xúc của trái tim, khiến người ta người nề và khó thở.
Để lại bình luận
5