Địa ngục là gì, ở đâu, có thật không?

Trước hết cần khẳng định, Địa ngục sau khi chết luôn là cõi dữ mà đạo Phật và các tôn giáo khác đều đề cập tới trong các giáo lý của mình. Và mỗi tôn giáo cũng nói về địa ngục theo cách riêng của tôn giáo đó. Ngay cả những người không tín ngưỡng một tôn giáo nào cũng luôn bị ám ảnh phải… đọa địa ngục, sau khi chết! Như vậy Địa ngục quả là đáng sợ. Vậy địa ngục có hay không?

Trả lời câu hỏi này thật không dễ, bởi là người phàm nên không ai có thể thấy được địa ngục sau khi chết cả – chỉ trừ đức Phật và các vị Thánh La Hán. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có được cái “thấy” bằng trí, bằng tuệ quán, căn cứ và Kinh điển Phật giáo.

Ta thấy, cả Phật giáo Nam tông và Bắc tông đều ghi nhận là có địa ngục sau khi người ta qua đời, và Địa ngục chỉ là một trong sáu cảnh giới ở cõi dục mà con người sẽ thác sinh vào.

Kinh Trường A hàm còn nói rõ vị trí Địa ngục nằm giữa núi Đại Kim cương thứ nhất và núi Đại Kim cương thứ hai, xung quanh là biển lớn bao bọc.

Luận lập thế A Tỳ Đàm chỉ rõ địa ngục ở ngoài núi Thiết Vĩ, đại địa ngục thì ở phía Nam thiệm Bộ châu. Luận Đại tỳ bà sa nêu rõ, có Cô địa ngục và Biên địa ngục nằm ở khắp nơi, trong bài thơ Khai hồng chung của Hòa thượng Thích Trí Quảng có nói đến “Địa ngục A tỳ thăm thẳm sâu”… Và những chúng sinh trong địa ngục đều có hình tướng xấu xí, kỳ dị, tâm thức luôn bị đau khổ bởi sự hành hạ, luôn đói khát và sợ hãi.

Địa ngục là gì? Có thật không? Ai sẽ phải đọa vào địa ngục? Những hình phạt ở địa ngục
Địa ngục là gì, ở đâu, có thật không?

Kinh Vu Lan kể về bà Thanh Đề, mẹ Đại thánh Mục Kiền Liên đọa địa ngục do thời quá khứ vì sự sân hận mà phát lời nguyền tà ác, lại có hành vi phá hoại sự thanh tịnh của tăng chúng – trong địa ngục, khi bưng bát cơm ăn thì “cơm chưa vào miệng đã hóa than hồng” (Kinh Vu Lan). Rồi khi quả Địa ngục của bà Thanh Đề đã trả xong, do thời quá khứ lại từng cúng dường Chư tăng lon gạo nên bà liền được thác sinh vào cõi Trời.

Con người ta sau khi chết cứ phải Thọ sinh qua 6 cảnh giới như vậy, nên gọi là Lục đạo luân hồi. Ấy là sự thật của nhân quả nghiệp báo, là nét đặc sắc về giáo lý Nghiệp chỉ có ở đạo Phật – là tích cực, công bằng, khoa học bởi nó tôn vinh trách nhiệm và giá trị tự thân con người; thúc đẩy sự hướng thiện, sống đạo đức, theo lẽ phải.

Con người có thể khôn ngoan trốn tránh sự kết tội của pháp luật nhưng không thể chạy trốn sự trừng phạt của nghiệp báo nhân quả. Vì thế địa ngục là một cảnh giới, một cõi sống cụ thể, không phải là biểu tượng hay ẩn dụ.

Đức Phật khi thuyết minh về cảnh giới luôn bao gồm “Lý” và “Sự” rất rõ ràng, như đứng trên lập trường Duyên khởi thì, địa ngục hay vạn pháp đều không thật có, là không (vì nó duyên sinh, vô ngã); hay qua lăng kính “Tam giới duy tâm” thì Cực lạc hay địa ngục là tùy theo trạng thái tâm mình hạnh phúc hay đau khổ – nhưng điều ấy chỉ đúng về mặt “Lý”, trong quan niệm về cảnh giới mà thôi. Nếu thiên về “Lý” mà bỏ quên “Sự” sẽ dẫn đến những ngộ nhận đáng tiếc, nhất là sự (tức những việc làm, hành động cụ thể) phá kiến, không tin nhân quả, phủ nhận tội phước…

Do vậy, nếu thành tựu tuệ giác Bát Nhã như Phật hoặc các Thánh Tăng, La Hán thì vạn pháp đều không; còn đối với chúng sinh, phàm nhân do nghiệp lực nặng nề, vô minh che lấp thì vạn pháp đều có mà địa ngục là một cõi sống cụ thể.

Địa ngục là gì? Có thật không? Ai sẽ phải đọa vào địa ngục? Những hình phạt ở địa ngục
Địa ngục là gì, ở đâu, có thật không?

Ai sẽ phải đọa vào địa ngục?

Địa ngục là một trong 6 cảnh giời ở cõi Dục mà con người sau khi chết sẽ thác sinh vào; còn vào cõi nào là tùy theo nghiệp đã tạo của người ấy khi còn sống. Sáu cảnh giới đó là: Trời – Atula – Người – Súc sinh – Ngạ quỷ và Địa ngục mà địa ngục là cảnh giới tồi tệ nhất trong 6 cảnh giới. Vì thế, sau khi chết phải “đọa địa ngục” thì không gì sợ hơn.

Sự kiến giải, ai sẽ phải đọa địa ngục sau khi chết dưới đây hẳn còn cạn hẹp nhưng căn bản đều được y cứ vào cái nhìn chính kiến trong kho tàng giáo lý nhà Phật.

Như ta biết, khi sự sống của con người chấm dứt thì việc có hay không phải đọa vào địa ngục mới xảy ra. Trong khoảng thời gian đã chết và thời gian chưa tái sinh vào một trong 6 cảnh giới nào ở cõi Dục, trải qua 49 ngày người chết có một cái “thân” mới gọi là Thân trung ấm, ngoại trừ các nhà tu hành đắc đạo hay có tâm thuần thiện thì tái sinh liền lên cõi Trời hoặc về Tịnh độ của Chư Phật. Những người cực ác cũng vậy: vừa tắc thở thì họ đọa ngay vào 3 đường ác: Súc sinh – Ngạ quỷ hay Địa ngục, không trải qua Thân trung ấm.

Có thuyết lại cho rằng hết thảy đều phải qua – chỉ khác là thời gian ngắn hay dài khi thọ Thân trung ấm. Thuyết này có tính thuyết phục hơn. Thân trung ấm còn có tên gọi khác như: Thần thức, Hương ấm, A lại da tàng thức và cũng thường được gọi là Linh hồn nữa.

Thân trung ấm hay Linh hồn là trạng thái vi tế, khó thấy… mặc dù không có mắt, tai, mũi… như thân tứ đại lúc còn sống nhưng nó vẫn có khả năng thấy, nghe, hay biết, đi lại… dẫu đó chỉ là nghiệp thức biến hiện mà thôi. Và Thân trung ấm hay linh hồn cũng sẽ đi thọ sinh (đầu thai) vào loài nào trong 6 cảnh giới là tùy theo nghiệp lực mà họ đã tạo lúc còn sống.

Địa ngục không từ đâu tới, mà từ nghiệp tội hay phước của mỗi con người, sinh ra; và cũng không có một “đấng tối cao” nào đẩy con người đọa địa ngục cả. Còn việc “ai” sẽ phải đọa địa ngục hẳn cũng sẽ rất công bằng!

Địa ngục là gì? Có thật không? Ai sẽ phải đọa vào địa ngục? Những hình phạt ở địa ngục
Ai sẽ phải đọa vào địa ngục?

Địa Ngục – Cảnh giới đầy đau khổ

Địa có nghĩa là đất, ngục có nghĩa là nơi giam giữ tội nhân – những người tạo nhiều ác nghiệp trong lúc làm thân người. Trong kinh viết, địa ngục là cảnh giới đau khổ nhất. Ở đó, không có một niềm vui nhỏ nhoi nào, cho dù chỉ kéo dài bằng khoảnh khắc của một sát na (Sát na là đơn vị thời gian rất ngắn, như một chớp mắt). Nơi địa ngục, chỉ có những tội nhân với nghiệp quả nặng nề thọ khổ, chỉ có những quỷ dữ ngày đêm hành hạ, chỉ có những dụng cụ tra hình, chỉ có đồng sôi, hầm lửa, vạc dầu… ngày đêm thiêu đốt thảm khốc vô cùng.

Kinh Địa Tạng, phẩm 5: “Danh xưng địa ngục” có liệt kê những tên gọi và những cực hình nơi chốn địa ngục như sau:

Phía đông Diêm Phù có dãy núi tên Thiết Vi. Giữa dãy núi ấy đen tối thăm thẳm, không có ánh sáng của mặt trời mặt trăng. Có địa ngục lớn nhất tên Cực Vô Gián, cũng còn gọi là Đại A Tỳ, có địa ngục tên bốn góc, có địa ngục tên dao bay, có địa ngục tên tên lửa, có địa ngục tên núi ép, có địa ngục tên phóng giáo, có địa ngục tên xe sắt, có địa ngục tên giường sắt, có địa ngục tên trâu sắt, có địa ngục tên áo sắt, có địa ngục tên ngàn mũi nhọn, có địa ngục tên lừa sắt, có địa ngục tên nước đồng sôi, có địa ngục tên ôm cột đồng, có địa ngục tên lửa tuôn, có địa ngục tên cày lưỡi, có địa ngục tên chặt đầu, có địa ngục tên đốt chân, có địa ngục tên ăn mắt, có địa ngục tên viên sắt, có địa ngục tên cãi cọ, có địa ngục tên rìu sắt, có địa ngục tên giận nhiều…

Địa ngục là gì? Có thật không? Ai sẽ phải đọa vào địa ngục? Những hình phạt ở địa ngục
Địa Ngục – Cảnh giới đầy đau khổ

Cực hình nơi địa ngục như thế này

  • Có chỗ kéo lưỡi tội nhân cho trâu cày.
  • Có chỗ moi tim tội nhân cho dạ xoa ăn.
  • Có chỗ đun vạc dầu sôi cuồn cuộn mà nấu thân tội nhân.
  • Có chỗ nung đỏ cột đồng mà bắt tội nhân ôm lấy.
  • Có chỗ phun lửa táp vào tội nhân.
  • Có chỗ toàn là băng lạnh.
  • Có chỗ tràn đầy phẫn giải.
  • Có chỗ phóng toàn viên sắt có cạnh sắc gai nhọn.
  • Có chỗ đâm toàn giáo lửa.
  • Có chỗ chỉ đánh lưng bụng.
  • Có chỗ chỉ đốt tay chân.
  • Có chỗ rắn sắt cắn.
  • Có chỗ toàn là bắt cỡi lừa sắt…

Tuy nhiên, chúng ta cần có một cái nhìn thật chuẩn xác và thiết thực, đúng đắn đối với hai chữ địa ngục vừa nêu.

Địa Ngục tiếng Hán dịch là vô lạc, khả yếm, khổ khí, khổ cụ, hữu và vô. Sáu nghĩa trên mang nội hàm như sau:

  • Vô lạc – không có niềm vui,
  • Khả yếm – chỉ cảm thấy đau khổ,
  • Khổ khí – không khí làm người ta cảm thấy đau khổ,
  • Khổ cụ – dụng cụ tạo nên đau khổ,
  • Hữu là có,
  • Vô là không.
Địa ngục là gì? Có thật không? Ai sẽ phải đọa vào địa ngục? Những hình phạt ở địa ngục
Địa Ngục – Cảnh giới đầy đau khổ

Điều này có nghĩa đen, địa ngục là nơi không có niềm vui, chỉ toàn là đau khổ, là nơi chứa đựng nhiều cực hình và nhiều dụng cụ tra khảo. Tuy nhiên bên cạnh đó, chúng ta cần nhìn nhận một khía cạnh nghĩa khác mang phổ quát hơn, rộng lơn hơn.

Bất kỳ nơi nào có một trong sáu yếu tố trên thì đó chính là nơi địa ngục xuất hiện. Và sự xuất hiện của một yếu tố sẽ kéo theo sự xuất hiện của năm yếu tố còn lại. Nơi nào chúng ta cảm nhận đau khổ thì nơi đó không có niềm vui (hoặc chúng ta không thể cảm nhận được niềm vui cho dù niềm vui vẫn đang hiện diện). Nơi đó sẽ có không khí đau khổ với những con người và những dụng cụ là nguyên nhân gây ra nỗi khổ niềm đau cho chúng ta. Mà nguyên nhân chính gây ra những nỗi khổ niềm đau trên đều xuất phát từ việc chấp có hoặc chấp không ở mỗi người.

Chúng ta thật dễ dàng để cảm nhận địa ngục mà không cần phải sau cái chết diễn ra. Chỉ cần chúng ta có dịp đi đến các bảo tàng chứng tích chiến tranh, những nhà tù, nơi trưng bày những dụng cụ tra tấn đã được sử dụng vào những ngày tháng chiến tranh xảy ra ở bất cứ nơi nào trên Thế giới. Chúng ta sẽ thấy địa ngục hiện diện thật rõ ràng và mang đầy đủ ý nghĩa của sáu yếu tố vừa nêu.

Song song bên cạnh đó, cũng thật dễ dàng để thấy được cảnh giới địa ngục hiện diện ngay ở xung quanh ta. Nếu như đối diện với một cảnh tượng hai bên đang to tiếng, tranh cãi hoặc thậm chí là ẩu đã với nhau thì địa ngục lập tức được xây dựng tại nơi đó và trong khoảng thời gian đó. Chính vì một bên chấp có và một bên chấp không là nguyên nhân gây ra địa ngục. Không khí căng thẳng, những vật dụng luôn luôn trong tình thế chuẩn bị gây tổn thương cho đối phương. Không chỉ là những dụng cụ vô tri mà lời nói, suy nghĩ và hành động đều trong trạng thái sẵn sàng gây ra nỗi khổ niềm đau cho phía còn lại. Khi những yếu tố đó hiện diện thì lập tức những đối tượng đang ở trong cảnh giới địa ngục sẽ chỉ cảm nhận được toàn khổ đau mà không có được một niềm vui nhỏ bé nào cả.

Địa ngục là gì? Có thật không? Ai sẽ phải đọa vào địa ngục? Những hình phạt ở địa ngục
Địa Ngục – Cảnh giới đầy đau khổ

Khi có cách nhìn và thái độ đúng đắn về địa ngục chúng ta sẽ thấy địa ngục không phải là một cảnh giới nằm ở đằng sau của cái chết mà địa ngục luôn hiện diện trong đời sống nếu như chúng ta sống không có chất lượng và không bằng chất liệu của sự tỉnh thức. Nếu chúng ta nhìn nhận địa ngục qua sáu yếu tố vừa nêu, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy được những sự thật rất ý nghĩa luôn luôn tồn trại trong cuộc sống nhưng vì thiếu chánh niệm nên chúng ta không nhận thức được.

Ví dụ như người giàu, nếu nhờ vào phước báu của những hành động thiện ở quá khứ, người nọ được giàu sang tột bậc. Thay vì tiếp tục sử dụng điều kiện thuận lợi là thế mạnh về tài chính để tiếp tục gieo trồng các hạt giống thiện, thì người này lại để lòng tham lấn át và chiếm hữu lấy hết toàn bộ tâm trí của họ khiến họ lao vào vòng xoáy của cuộc chạy đua về vật chất mà cái đích đến là vô hạn của sự mong cầu. Chính lúc này họ đã vào địa ngục.

Với nhiều người, hình ảnh của một đại gia giàu sang với khối tài sản kếch xù là một ước mơ và là một mục đích sống cả đời. Nhưng thực tế, ước mơ này chưa hẳn đã hoàn toàn hạnh phúc. Họ phải sống trong khoảng thời gian bận rộn chạy đua theo sức mạnh của đồng tiền. Khi đó, niềm vui thì ít mà nỗi đau khổ thì nhiều. Và cho dù họ có được niềm vui thì niềm vui đó cũng chỉ là niềm vui tạm bợ, giả tạm; một niềm vui vị ngọt rất ít và vị đắng thì lại rất nhiều. Bao lấy và vây kín họ là sự ngột ngạt, áp lực và khó chịu trong tâm trí bởi những dự án, kế hoạch và những con số. Lúc này, tiền và những khối tài sản khổng lồ kia lại chính là khổ cụ đối với những doanh nhân thành đạt nói trên.

Việc hiểu địa ngục có hay không trong bài viết này không nhằm thỏa mãn trí tò mò vốn có ở mỗi con người, cũng không có ý bịa đặt để răn đe những việc ác của con người ở thế gian – mà hơn thế, việc hiểu địa ngục là có thật thông qua “Phật nói lời Kinh là lời chân thật” để từ đó xây dựng cho mình một đời sống hiểu biết, tôn trọng sự thật với hai phẩm chất căn bản là từ bi và trí tuệ. Rồi ngay từ hôm nay, sống xứng đáng như một vị Phật đương lai (Phật sẽ thành) mà đức Từ phụ – Phật Thích Ca Mâu Ni từng gửi gắm niềm khích lệ trong lời tuyên thị của Ngài ngay sau khi thành Đạo nơi cội bồ đề, cách đây hơn 25 thế kỷ.

Địa ngục là gì? Có thật không? Ai sẽ phải đọa vào địa ngục? Những hình phạt ở địa ngục
Địa Ngục – Cảnh giới đầy đau khổ

Những hình phạt ở 18 tầng địa ngục

1. Bạt Thiệt Địa Ngục

Bạt Thiệt là tầng đầu tiên của Địa ngục để trừng phạt những người khi còn sống dùng lời nói để làm tổn thương người khác. Đó là những ai từng dùng lời nói trêu chọc gây chia cách tình cảm, phỉ báng hại người, chửi rủa người khác, gian ngôn xảo biện, nói dối…

Hình phạt: Linh hồn của người đã khuất xuất hiện tại đây để tiểu quỷ ép họ mở miệng lớn ra, dùng kềm thép gấp lấy lưỡi rút ra. Họ sẽ phải chịu đau đớn vì không phải là giựt một cái cho đứt hẳn mà là từ từ kéo cho dài ra để họ cảm nhận được nỗi đau khôn cùng.

Tiếp theo hình phạt này họ được chuyển nhập Tiễn Đao Địa Ngục, Thiết Thụ Địa Ngục.

2. Tiễn Đao Địa Ngục

Tiễn Đao Địa Ngục là nơi dành cho những kẻ xúi giục phụ nữ góa chồng làm điều trái với đức hạnh. Ví dụ như trên dương gian, người chồng của người phụ nữ không may chết sớm, người phụ nữ phải thủ tiết. Nếu có kẻ lờ đi sự thật này và xúi giục cô ta sớm tái giá, hoặc mai mối cho cô ta, thì sau khi chết kẻ mai mối, xúi giục này sẽ bị đày vào Tiễn Đao Địa Ngục.

Hình phạt: Tại tầng địa ngục này, tội nhân sẽ bị tiểu quý cắt đứt mười đầu ngón tay như là hình phạt để răn dạy.

3. Thiết Thụ Địa Ngục

Tại tầng thứ 3 của Địa Ngục này là nơi dành cho những người khi còn trên dương gian luôn tìm cách chia rẽ cốt nhục, dèm pha, chia rẽ mối quan hệ giữa những người ruột thịt trong gia đình, cha con, anh chị em và vợ chồng…

Hình phạt: Tại đây, tội nhân bị cắm vào những cành cây có lưỡi dao sắc nhọn vào người từ phía sau lưng, sau đó họ bị treo lên trên cây. Sau thời gian chịu khổ hình sẽ chuyển sang Bạt Thiệt Địa Ngục, Chưng Lung Địa Ngục.

Địa ngục là gì? Có thật không? Ai sẽ phải đọa vào địa ngục? Những hình phạt ở địa ngục
Những hình phạt ở 18 tầng địa ngục

4. Nghiệt Kính Địa Ngục

Tầng địa ngục thứ 4 có tên Nguyệt Kính Địa Ngục là nơi dành cho những người đã thoát tội ở dương thế nhưng họ không thể thoát tội được khi xuống địa ngục.

Hình phạt: Có thể thấy dù khi còn sống họ cố tình không nhận tội hoặc tìm mọi cách để thoát tội, cho dù có thoát được hình phạt của trần thế, nhưng lúc chết khi xuống Địa phủ báo cáo, sẽ được đưa vào Nghiệt Kính Địa Ngục.

Nơi đây, người ta chiếu rọi tội trạng khi đem ra soi trước gương để định tội rõ ràng cho họ, sau đó tội nhân sẽ bị đưa đến các tầng địa ngục khác tương ứng tội lỗi đã gây ra.

5. Chung Lưng Địa Ngục

Đây là nơi dành cho những người thường hay để ý những chuyện của người khác rồi thường xuyên bịa đặt chuyện. Loại người này sau khi chết, thì sẽ bị đày xuống Chung Lưng Địa Ngục.

Hình phạt: Tại tầng thứ 5 của Đia Ngục này, tội nhân bị nhốt vào lồng rồi hấp lên, không những thế, sau khi hấp còn bị gió lạnh thổi khắp người rồi bị đưa xuống Bạt Thiệt Địa Ngục.

6. Đồng Trụ Địa Ngục

Những ai bị đày xuống Đồng Trụ Địa Ngục là những người khi ở dương thế đã cố ý phóng hỏa hoặc tiêu hủy tội chứng, giết người.

Hình phạt: Tại tầng thứ 6 của Địa Ngục, những linh hồn tội lỗi này sẽ bị tiểu quỷ lột hết quần áo, sau đó trong tình trạng khỏa thân ôm lấy cây trụ động đường kính 1m, chiều cao 2m.

Trong trụ đồng đốt than nóng và không ngừng thổi gió, trụ đồng lúc này đang được nung đỏ dần lên để tội nhân phải chịu nóng. Đây chính là tương tự với “Bào Lạc” của Tô Đát Kỷ trong Phong Thần Diễn Nghĩa.

7. Đao Sơn Địa Ngục

Đao Sơn Địa Ngục là tầng Địa Ngục dành cho những ai lúc còn sống dám coi thường thần linh, hoặc giết hại các loài như trâu, ngựa, chó mèo,…

Do đó, bạn có thể không tin nhưng không được dùng những lời lẽ thể hiện sự coi thường và tuyệt đối không được phỉ báng Thần linh. Ngoài ra, không chỉ có con người mà trâu, ngựa, mèo chó và người đều được gọi là sinh linh. Do đó, nếu phạm một trong hai tội trên, khi chết sẽ bị đày xuống tầng thứ 7 này của Địa Ngục.

Hình phạt: Kẻ phạm tội trên dương thế khi xuống đây sẽ bị lột sạch quần áo, dùng chính tấm thân trần trụi để leo lên núi đao. Thời gian trừng phạt trên đó phụ thuộc vào việc phạm tội nặng hay nhẹ.

Địa ngục là gì? Có thật không? Ai sẽ phải đọa vào địa ngục? Những hình phạt ở địa ngục
Những hình phạt ở 18 tầng địa ngục

8. Băng Sơn Địa Ngục

Đây là tầng Địa Ngục dành cho những người phụ nữ lúc sống âm mưu hãm hại chồng, thông dâm với người khác, hoặc đã từng cố ý phá thai.

Ngoài ra, những kẻ khi sống trên dương gian có thói ham mê cờ bạc, bất hiếu với cha mẹ, bất nhân bất nghĩa cũng bị đày xuống Băng Sơn Địa Ngục.

Hình phạt: Những kẻ phạm tội sẽ bị lột hết quần áo, lõa thể leo lên núi băng. Thời gian leo lên núi phụ thuộc vào mức độ phạm tội nặng hay nhẹ.

9. Dầu Oa Địa Ngục

Tầng địa ngục thứ 9 này dành cho kẻ khi còn trên dương thế có cuộc sống phóng đãng, trộm cắp, bắt nạt người lương thiện, lừa gạt phụ nữ trẻ em, phỉ báng người khác, chiếm đoạt tài sản, chiếm vợ của người khác…

Hình phạt: Những kẻ này khi chết đi sẽ bị đày xuống Dầu Oa Địa Ngục, bị lột sạch quần áo rồi ném vào chảo dầu mà đảo đi đảo lại. Căn cứ mức độ tội nặng nhẹ, sẽ bị đảo trong vạc dầu bao nhiều lần, có người tội nặng vừa Băng Sơn địa ngục ra đã bị các tiểu quỷ áp giải xuống Dầu Oa Địa Ngục.

10. Ngưu Khanh Địa Ngục

Đây là tầng địa ngục thứ 10 dành cho những người từng sống trên dương gian đã từng giết súc vật để làm niềm vui cho mình, không để tâm tới sự đau đớn và việc súc vật khát khao được sống như thế nào.

Hình phạt: Tại đây tội nhân sẽ bị trâu bò dùng sừng húc, sau đó chúng lại dùng chân giẫm đạp như là cách để chúng được giải tỏa nỗi oan ức của mình.

11. Thạch Áp Địa Ngục

Thạch Áp Địa Ngục là nơi dành cho những vong linh từng sinh con nhưng vì bất cứ lý do gì như là chúng bị tàn tật, bị thiểu năng; hoặc vì trọng nam khinh nữ mà vứt bỏ, giết chết con mình.

Hình phạt: Tầng địa ngục thứ 11 này có một hồ đá lớn hình vuông, bên trên có những sợi dây buộc những tảng đá. Tội nhân sẽ bị đưa xuống hồ bên dưới, sau đó tiểu yêu chặt đứt những sợi dây có buộc đá ở phía trên.

Địa ngục là gì? Có thật không? Ai sẽ phải đọa vào địa ngục? Những hình phạt ở địa ngục
Những hình phạt ở 18 tầng địa ngục

12. Thung Cữu Địa Ngục

Tầng địa ngục này dành cho những ai khi còn sống thường xuyên lãng phí lương thực, thực phẩm, như vứt bỏ đồ ăn thừa, hoặc vì không thích ăn mà vứt thức ăn. Hoặc đó là kẻ chà đạp ngũ cốc, như thức ăn còn dư thừa đem phơi ngoài trời mà người lại dẫm đạp lên,…

Ngoài ra nói tục, chửi thề khi ăn thì khi chết cũng sẽ bị đày xuống Thung Cữu Địa Ngục, cho nên nhắc nhở mọi người khi ăn không nên nói tục, đặc biệt không nên chửi thề.

Hình phạt: Tại đây, tội nhân bị vứt vào chiếc cối giã để chịu tội và thời gian bao lâu phụ thuộc vào mức độ phạm tội của họ ở dương gian.

13. Huyết Trì Địa Ngục

Đây là nơi dành cho những người khi còn trên dương thế đã phạm tội bất hiếu, không tôn trọng người khác, không ngay thẳng, tính tình tà đạo, giảo trá… Ngay cả những người khó sinh, thổ huyết, nói chung là khi chết gặp máu đỏ cũng sẽ bị đưa vào tầng địa ngục này.

Hình phạt: Tại tầng địa ngục thứ 13, tội nhân sẽ bị dìm trong bể máu.

14. Uổng Tử Địa Ngục

Là tầng Địa Ngục cho những người tự sát, như cắt mạch máu, uống thuốc độc, treo cổ… sau khi chết sẽ bị đày xuống đây và cũng không có cơ hội đầu thai thành người nữa. Theo tuvingaynay.com bạn cần biết rằng để được làm người trên thế gian này là điều không hề dễ dàng. Nếu bạn không biết trân trọng thì đừng bao giờ nghĩ đến việc trở lại kiếp người nữa.

Hình phạt: Không có hình phạt, tội nhân sẽ vĩnh viễn không được đầu thai do không biết trân trọng sinh mạng của mình.

Địa ngục là gì? Có thật không? Ai sẽ phải đọa vào địa ngục? Những hình phạt ở địa ngục
Những hình phạt ở 18 tầng địa ngục

15. Trách Hình Địa Ngục

Tầng địa ngục thứ 15 này dành cho kẻ khi còn sống đã phạm trọng tội như đào trộm mộ người khác.

Hình phạt: Tội nhân sau khi chết sẽ bị giải vào đây để chịu tội phanh thây xẻ thịt.

16. Hỏa Sơn Địa Ngục

Là nơi dành cho kẻ khi còn sống thường tham nhũng, làm giàu cho mình nên ăn đút hối lộ, hoặc đó là kẻ ăn trộm chó gà, cướp bóc tiền bạc, phóng hỏa, phóng hoả đốt nhà,…

Hình phạt: Những người này sau khi chết sẽ vào tầng địa ngục thứ 16 để bị đuổi lên núi lửa cho lửa trên đường đi thiêu đốt mà không thể chết được, chỉ có cảm giác đau đớn và sợ hãi.

17. Thạch Ma Địa Ngục

Đây là tầng địa ngục thứ 17 dành cho những kẻ dẫm đạp ngũ cốc, trộm cắp, tham quan ô lại, hiếp đáp người khác. Ngoài ra hòa thượng, đạo sỹ khi còn trên dương gian ăn mặn cũng sẽ bị đày vào đây.

Hình phạt: Kẻ phạm tội sẽ mài xát thành nhục tương, sau đó được phục hồi lại thân người để rồi lại bị mài xát.

18. Đao Cư Địa Ngục

Đây là tầng địa ngục đặc biệt dành cho những kẻ ăn bớt vật liệu, buôn bán không trung thực, giấu trên lừa dưới, dụ dỗ phụ nữ trẻ em,…

Hình phạt: Họ sẽ bị lột sạch quần áo, tay chân bị cột vào bốn trụ dang ra theo hình chữ Đại, dùng lưỡi cưa kéo cắt từ đáy lên tới đầu.

3, Theo Reviview 365 tổng hợp