- Những thói quen ăn thịt như thế này sẽ làm tuổi thọ bị rút ngắn rất nhanh
- Vitamin E là gì? vì sao nên bổ sung Vitamin E
- Cơ thể thay đổi tích cực nhờ làm 5 việc này vào ban dêm
- 6 món giàu vitamin D mọi người nên bổ sung thường xuyên
Dưới đây là một số nguy cơ mà bạn có thể gặp phải khi ăn quá nhiều thịt.
1. Sỏi thận
Protein từ động vật có rất nhiều hợp chất được gọi là purin. Purin phân hủy thành axit uric. Một lượng lớn purin trong cơ thể sẽ làm tăng lượng acid uric trong nước tiểu và dẫn đến sỏi thận acid uric.
Bạn có thể tránh điều này bằng giới hạn lượng thịt và uống nhiều nước.
2. Mất nước
Do dư thừa axit uric nên bạn có thể cảm thấy khát nước hơn bình thường do thận cần nước để làm loãng các chất thải độc hại.
3. Táo bón
Thức ăn chế biến từ thịt có nhiều chất đạm nhưng không có nhiều chất xơ. Bạn thường nhận được chất xơ này từ trái cây, rau hoặc ngũ cốc nguyên hạt, vì vậy hãy đảm bảo bạn kết hợp tất cả các loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống của mình.
Táo bón và đi tiêu đau có thể là một số dấu hiệu đầu tiên cho thấy lượng chất xơ của bạn quá thấp.
4. Đau đầu
Cơ thể thiếu nước bao gồm cả não cũng không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để hoạt động, sẽ gây ra các triệu chứng đau đầu.
Bên cạnh đó, khi mất nước, hệ tuần hoàn cũng hoạt động kém hiệu quả hơn, dẫn đến chóng mặt, hoa mắt và ù tai.
5. Vấn đề về tim
Chế độ ăn càng giàu chất xơ thì tim càng được bảo vệ. Nếu bạn ăn chủ yếu là thịt, bạn sẽ bị thiếu chất xơ.
Đặc biệt là thịt đỏ có thể gây hại cho tim. Thịt đỏ có thể làm tăng gấp ba lần nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến tim và chứa rất nhiều chất béo bão hòa. Chất béo bão hòa làm tăng mức cholesterol xấu (LDL).
6. Dễ bị ốm hơn
Chất béo bão hòa có trong thịt đỏ và thịt đã qua chế biến không chứa chất chống oxy hóa cần thiết cho cơ thể để chống các chứng viêm có thể xảy ra.
Bạn có thể tìm thấy các chất chống oxy hóa đó trong trái cây và rau củ, do đó chế độ ăn uống "nhiều màu sắc" là rất quan trọng.
Màu sắc của một số loại trái cây là sắc tố của một số nhóm chất chống oxy hóa.
7. Hôi miệng
Chế độ ăn uống nhiều protein và chất béo nhưng thiếu carb có thể khiến cơ thể sản xuất ketone. Ketone được giải phóng qua hơi thở và có mùi như axeton.
Do đó hãy bổ sung thêm carb trong chế độ ăn.
8. Vấn đề về tóc, da
Chế độ ăn chủ yếu là thịt có thể khiến bạn bị thiếu vitamin C. Vitamin C đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen, một loại protein tốt cho da, tóc, móng tay, xương...
Nếu bạn nhận thấy những thay đổi khó chịu với tóc và da của mình, bạn có thể cần phải xem xét lại chế độ ăn uống của mình và giảm bớt thịt.
9. Xương yếu
Lượng protein cao có thể làm tăng thải và mất canxi qua nước tiểu.
Canxi rất cần thiết cho xương khỏe mạnh. Cơ thể bạn không sản xuất canxi mà chỉ nhận được nó thông qua thực phẩm bạn ăn hoặc từ thực phẩm bổ sung.
Nếu không đủ canxi, xương của bạn có thể bị yếu đi.
10. Mệt mỏi hơn
Thịt khó tiêu hóa hơn so với bất kỳ loại rau hoặc trái cây nào bạn ăn. Do đó, cơ thể bạn cần hoạt động nặng hơn để tiêu hóa thịt.
Đó cũng là là lý do tại sao bạn có thể cảm thấy uể oải, mệt mỏi sau khi ăn những thứ khó tiêu hóa.
11. Tăng cân
Chế độ ăn giàu protein có thể giúp bạn giảm cân trong ngắn hạn. Tuy nhiên về lâu dài protein dư thừa từ thịt thường được lưu trữ dưới dạng chất béo trong khi axit amin dư thừa để tạo cơ bắp lại bị đào thải. Điều này có nghĩa khi bạn ăn quá nhiều thịt, chúng khiến bạn tăng lượng mỡ và giảm cơ bắp.
12. Mắt thâm quầng
Tiêu hóa thịt không đúng cách có thể gây hại cho thành ruột. Cơ thể có cơ chế đặc biệt để kháng lại những tế bào lạ này. Vết thâm quầng dưới mắt là một trong những dấu hiệu có thể cảnh báo điều đó.
Để lại bình luận
5