- Bạn có biết thực phẩm nên và không nên ăn vào bữa sáng để tốt cho sức khỏe?
- Bữa sáng 'dinh dưỡng giả' đang phá hủy dạ dày và khả năng miễn dịch của trẻ
- Bỏ bữa sáng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?
Chống lại bệnh tiểu đường hiệu quả nhờ ăn sáng sớm?
Nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà nội tiết học Mariam Ali từ Đại học Northwestern ở Chicago (Mỹ) cho thấy chỉ cần ăn sáng trước 8 giờ 30 mỗi sáng, bạn đã giúp cơ thể chống lại bệnh tiểu đường một cách rất hiệu quả, theo trích dẫn trên tờ Daily Mail.
Khảo sát trên hơn 10.500 người trưởng thành cho thấy những người có thói quen ăn sáng sớm có khả năng điều tiết insulin và giữ đường huyết ổn định tốt hơn hẳn những người ăn sau 8 giờ 30. Chính những rắc rối trong cơ chế điều tiết insulin và kiểu soát đường huyết là nguyên nhân của bệnh tiểu đường type 2, một trong những căn bệnh mạn tính phổ biến nhất thế giới, làm giảm chất lượng sống và tuổi thọ.
Theo tiến sĩ Ali, nghiên cứu này nhằm xem xét lại quan điểm cho rằng phương pháp nhịn ăn gián đoạn là "chìa khóa vàng" giúp chống lại bệnh tiểu đường.
Nhịn ăn gián đoạn là cố gắng "gom" tất cả các bữa ăn trong ngày vào một khung giờ nhất định, ví dụ thời điểm bắt đầu bữa sáng và kết thúc bữa tối chỉ cách nhau 10 tiếng, thời gian còn lại không ăn gì nhằm rèn luyện khả năng kiểm soát đường huyết của cơ thể. Người nhịn ăn gián đoạn thường ăn sáng trễ, ăn tối sớm đề đạt được khung giờ nói trên.
Tuy nhiên kết quả trên cho thấy nhịn ăn gián đoạn có thể không phải là phương án duy nhất. Các tác giả cho rằng tác dụng kỳ diệu của việc ăn trước 8 giờ 30 chính là nhờ tận dụng "đồng hồ sinh học": với mỗi khung giờ trong ngày, các cơ quan của cơ thể sẽ có ưu thế để vận hành tốt hơn.
Nghiên cứu được trình bài tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Nội tiết Mỹ - ENDO2021, diễn ra từ ngày 20 đến 23-3.
Để lại bình luận
5