- Kols là gì? Yếu tố thành công với nghề Kol trong marketing
- Rubik và những thuật ngữ của trò chơi mang tính giái trí và trí tuệ cao này
- Nhân viên chỉnh Sửa Ảnh Bất Động Sản là gì? Top những mẫu nhà cấp 4 sân vườn đẹp
Chúng đảm bảo mang lại lợi ích cho bên sản xuất, phù hợp với mặt bằng thị trường và điều kiện của khách hàng, ổn định khả năng tiêu thụ. Với mỗi sản phẩm, dựa vào nhiều yếu tố mà sẽ được định giá khác nhau. Vậy định giá như thế nào, phương pháp ra sao là điều bạn cần nắm rõ.
Định giá sản phẩm là gì? Những đặc điểm cơ bản cần nắm rõ
Định giá sản phẩm là một khái niệm tương đối dễ hiểu. Đơn giản nhất thì đây là cách thức xác định giá cả sản phẩm, đã bao gồm chi phí và giá trị của chúng. Tuy nhiên, để đưa ra được một định giá sản phẩm đúng thì cần phải dựa vào rất nhiều yếu tố quan trọng. Bởi thế trong kinh doanh, việc định giá sản phẩm được hiểu tương đối chuyên sâu, phức tạp.
Định giá sản phẩm là gì?
Giá, hiểu đơn giản nhất chính là số tiền khách hàng phải chi trả nếu muốn sở hữu một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Giá sản phẩm, dịch vụ không chỉ bao gồm chi phí sản xuất mà còn cả giá trị lao động mà chúng chứa đựng. Định giá sản phẩm là việc dựa trên các yếu tố khách quan để thiết lập giá niêm yết cho những sản phẩm, dịch vụ này.
Định giá sản phẩm phải chịu tác động từ rất nhiều yếu tố. Chúng phải đảm bảo được sự cân bằng giữa giá trị sản phẩm với giá cả bán ra, sự phù hợp với thị trường, khách hàng và lợi ích của chính bên sản xuất. Khi một trong những yếu tố cốt lõi không được đảm bảo, hay vì lợi nhuận, chúng sẽ mang lại những rủi ro, thua lỗ không đáng có.
Định giá sản phẩm luôn phải bắt nguồn từ việc nắm rõ các khoản chi phí vận hành của doanh nghiệp. Các khoản như thuế tài sản, trả nợ vay, tiền hoa hồng, tiền lương của nhân viên, các mặt hàng tồn kho đến những vấn đề rủi ro như sản phẩm hư hỏng, chương trình giảm giá, chiết khấu, … Nắm rõ và cân đối tốt sẽ đảm bảo mang lại cho bạn lợi nhuận mong muốn.
Những chi phí tác động và cấu thành lên giá sản phẩm
Có khá nhiều loại chi phí tác động và cấu thành lên giá thành của sản phẩm. Với mỗi loại, chúng sẽ có những đặc trưng và các tính khác ngoài. Cụ thể, các chi phí tác động tiêu biểu nhất đến định giá sản phẩm bạn cần nắm rõ là:
- Chi phí cố định: Đây là chi phí không thay đổi, không bị ảnh hưởng bởi số lượng sản phẩm, dịch vụ phân phối. Những loại chi phí phổ biến mà doanh nghiệp phải chi trả thường là tiền thuê nhà, xưởng hay khấu hao tài sản cố định, tiền lương nhân viên, tiện ích sử dụng hay các loại bảo hiểm. Doanh thu của công ty tăng hay giảm vẫn phải đảm bảo các chi phí này.
- Chi phí biến đổi: Đây là loại chi phí có thể thay đổi theo thời gian để phù hợp với doanh thu hoặc các chương trình sự kiện kích thích khách hàng. Tiêu biểu nhất có thể kể đến phần trăm khuyến mại, chiết khấu, tiền hoa hồng, các loại chi phí dành cho in ấn hoặc quảng cáo, … Để xác định, các doanh nghiệp cần dựa vào số liệu trung bình được ước tính.
- Giá vốn bán hàng: Là khoản phí bạn phải bỏ ra để nhập hàng, sản xuất đưa ra thành phẩm hoàn chỉnh trước khi phân phối ra thị trường. Đây cũng là chỉ số cốt lõi và quan trọng trong các báo cáo tài chính, là cơ sở để đánh giá sự tưởng trưởng của lợi nhuận.
Tầm quan trọng của việc định giá sản phẩm
Giá bán hàng là một trong các yếu tố cực kỳ quan trọng, nó có thể ảnh hưởng đến sự thành bại của cả doanh nghiệp. Vì thế, bạn không thể xác định giá bán theo sở thích cá nhân, tất cả phải dựa trên một số nguyên tắc nhất định. Lợi ích khi có được những con số rõ ràng:
- Phân khúc đối tượng khách hàng mục tiêu, tiết kiệm ngân sách quảng cáo cho những đối tượng không phù hợp.
- Tiết kiệm thời gian bán hàng. Khi nhìn vào giá, người mua sẽ biết đây có phải là sản phẩm phù hợp với họ hay không, tránh mất thời gian 2 bên.
- Một yếu tố dùng để cạnh tranh với các đối thủ khác.
- Định vị thương hiệu, tìm kiếm chỗ đứng trên thị trường.
- Khi có một con số cụ thể, doanh nghiệp có thể quản lý doanh thu lãi lỗ một cách chính xác.
- Để có thể đưa ra một mức giá chính xác, bạn có thể tham khảo một số yếu tố ảnh hưởng đến giá bán sau:
Các yếu tố bên ngoài
- Bản chất của thị trường: mỗi sản phẩm trong một thị trường nhất định sẽ có cách định giá sản phẩm riêng. Ví dụ, thị trường cạnh tranh độc quyền và cạnh tranh hoàn toàn sẽ có công thức định giá sản phẩm khác nhau.
- Lượng cầu: doanh nghiệp cần đo lường độ co giãn của cầu trước sự biến động của giá. Với mỗi mức giá nhất định sẽ tạo ra một lượng cầu khác nhau. Vì vậy cần tính toán đúng yếu tố này để thu hút được một tệp khách hàng lớn nhất.
- Cạnh tranh: ở trong một môi trường cạnh tranh thì việc cần làm là phải biết được thông tin về đối thủ, so sánh sản phẩm của mình với họ để tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu, từ đó xóa bỏ bất lợi và tăng lợi thế cạnh tranh.
- Các yếu tố khác: ngoài ra bạn cũng cần phải để ý đến yếu tố kinh tế, lạm phát, lãi suất tiền gửi, thất nghiệp,... để đưa ra một công thức định giá sản phẩm cho thích hợp.
Các yếu tố bên trong
- Mục tiêu marketing: các quyết định về giá cũng cần phải liên kết với các chiến lược marketing đề ra. Ví dụ như bạn đang truyền tải thông điệp tới người tiêu dùng rằng đây là những sản phẩm có giá tốt nhất trên thị trường, tuy nhiên, khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy các món hàng thay thế rẻ và chất lượng hơn rất nhiều thì coi như các công sức bạn bỏ ra sẽ đổ sông đổ bể.
- Giá vốn hàng bán: chi phí sản xuất sản phẩm cũng ảnh hưởng đến cách tính giá bán sản phẩm. Xét trên cùng một mặt hàng, nếu chi phí cao hơn đối thủ và doanh nghiệp muốn giữ nguyên lợi nhuận thì giá bán sẽ phải cao hơn. Điều này trở thành một bất lợi cực kỳ lớn, cách tốt nhất là tối ưu quy trình sản xuất và cắt giảm một phần lợi nhuận để gia tăng lợi thế cạnh tranh.
- Các chiến lược bán hàng: tùy thuộc vào doanh nghiệp muốn tiếp cận thị trường như thế nào để đặt giá theo mong muốn của họ. Chẳng hạn như: tối đa hóa lợi nhuận, mục tiêu tồn tại lâu dài, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường,...
Có một số mặt hàng sẽ không có mức giá cố định, nó sẽ thay đổi theo chu kỳ sống của sản phẩm để tiếp tục tồn tại trên thị trường. Đừng quá cố chấp giữ giá quá cao khi thị trường đang bị thu nhỏ lại, điều này khiến doanh nghiệp mất mát nhiều hơn. Nếu sợ đột ngột giảm giá làm mất đi hình ảnh của thương hiệu thì bạn hãy lập các chương trình khuyến mãi để có lý do chính đáng với khách hàng, vừa tạo được lòng tin, vừa thu hút được thêm khách hàng mới.
Khi nào cần đưa ra định giá sản phẩm?
Định giá sản phẩm là giai đoạn quan trọng, buộc không thể thiếu trong kinh doanh. Mỗi một sản phẩm để được định giá đều thông qua rất nhiều những nghiên cứu, đánh giá số liệu khác nhau. Định giá đúng sẽ tác động không nhỏ đến khả năng tăng doanh thu, lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp.
Đặc biệt, trong quá trình phân phối sản phẩm, vì nhiều lý do mà giá sản phẩm cũng cần được thay đổi. Vậy khi nào cần đưa ra định giá để đảm bảo sản phẩm tiêu thụ tốt trên thị trường? Dưới đây là những trường hợp mà bạn cần lưu ý:
- Muốn ra mặt một sản phẩm mới đến với thị trường
- Chi phí sản xuất và các yếu tố liên quan thay đổi
- Đưa sản phẩm gia nhập vào một thị trường mới có tính cạnh tranh cao
- Đối thủ thay đổi mức giá nhằm nâng cao tính cạnh tranh, thu hút khách hàng
- Do xu hướng hoạt động của thị trường trong tình hình thực tiễn khi thời kỳ kinh tế có dấu hiệu bị lạm phát, suy thoái hoặc ngược lại là đang phát triển mạnh
- Có sự thay đổi lớn trong chiến lược bán hàng ra thị trường
- Sản phẩm mang lại những giá trị lớn cho khách hàng hơn cả dự tính, giúp họ thu lại về được nhiều lợi ích từ chúng.
Định giá sản phẩm như thế nào? Các phương pháp phổ biến nhất
Định giá sản phẩm như thế nào là điều mà tất cả những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đều nên biết. Thực tế, có rất nhiều phương pháp định giá hiện nay được các doanh nghiệp áp dụng. Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với những sản phẩm, thời gian phân phối và tính chất thực tế từ thị trường. Do đó, bạn có thể cân nhắc để có sự lựa chọn phù hợp nhất:
Phương pháp cộng chi phí
Phương pháp cộng chi phí từng là một hình thức mà các doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên hiện nay, khi thị trường càng trở nên tinh vi và phức tạp thì phương pháp này lại lộ ra nhiều hạn chế hơn. Tuy nhiên với những mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, theo xu hướng cá nhân, hộ gia đình vì vẫn có thể cân nhắc tìm hiểu và lựa chọn.
Phương pháp định giá sản phẩm cộng chi phí được tính theo công thức: Giá bán sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất và lợi nhuận mong muốn (thường tính theo phần trăm dựa vào doanh số bán hàng).
Phương pháp này khá đơn giản, dễ hiểu, hợp lý. Nhưng khi ứng dụng lại những mô hình lớn, cần tác động từ nhiều phía thì rất có để đưa ra được chi phí thực tế chính xác. Tăng hay hạ thấp giá so với tiêu chuẩn sẽ khiến doanh nghiệp không đáp ứng được năng lực hay niềm tin của khách hàng. Chúng cũng ảnh hưởng đến việc tăng giá nếu sau này sản phẩm phát triển.
Phương pháp cạnh tranh
Phương pháp định giá sản phẩm cạnh tranh được quyết định dựa trên mức giá đã được thị trường thiết lập. Theo đó, khi đối thủ đưa ra một mức giá ca bản cho sản phẩm của họ thì giá sản phẩm của bạn nên dao động quanh chúng.
Nếu không có sự vượt trội, phá cách thì mức giá tốt là bằng hoặc thấp nhân một mức nhất định để kích thích khách hàng mua hàng mà vẫn đảm bảo lợi nhuận. Tuy nhiên nếu tự tin sản phẩm khác biệt, động nhất, bạn hoàn toàn có thể định ra một mức giá tương xứng.
Phương pháp dựa trên nhu cầu
Phương pháp định giá sản phẩm trên nhu cầu này là sự kết hợp khối lượng và lợi nhuận trên dòng sản phẩm. Tùy vào nguồn hàng, nơi phân phối mà giá được quy định sẽ khác nhau vì có hoa hồng và chiết khấu. Đây cũng là lý do có 2 khái niệm được hình thành là giá bán sỉ và bán lẻ.
Định giá sản phẩm giúp các doanh nghiệp xác định được rõ mặt mạnh, yếu của sản phẩm. Thông qua các nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể đưa ra những mức giá phù hợp nhất cho sản phẩm của mình. Để có thêm kiến thức về định giá sản phẩm, bạn có thể nghiên cứu thêm tại:
Để lại bình luận
5