- 10 Lý do khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị phá hủy trong chớp mắt
- Xoa tai 10 phút tác dụng thần kỳ, máu lưu thông, sạch nội tạng, mắt sáng
- Ăn tóp mỡ lợn có tốt cho sức khỏe không?
Dứa là loại trái cây phổ biến ở vùng nhiệt đới giàu vitamin C vị chua ngọt hòa lẫn nhau, là loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất được ưa chuộng không chỉ trong các món ăn hàng ngày, mà còn dùng làm các loại nước giải khát. Dù rất bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng biết sử dụng thực phẩm này đúng cách.
1. Tên gọi, danh pháp
- Tên gọi khác : Dứa , Khóm (miền Nam), Thơm.
- Tên khoa học là: Ananas sativa (Ananas sativa L.), Ananas comosus.
- Thuộc họ Dứa (Bromeliaceae).
2. Đặc điểm của cây dứa
Dứa là cây có thân ngắn, sống lâu năm. Lá mọc thành hoa thị, cứng, dài, ở mép lá có nhiều gai nhọn (khóm) có khi rất ít gai (thơm). Khi cây đủ lớn, thì từ chùm lá mọc ra một thân dài khoảng 20-40cm, mang 1 bông hoa, ba lá đài nhỏ màu lục, ba cánh hoa lớn hơn màu tím, hoa có 6 nhị xếp thành 2 vòng. Bầu hạ có 3 ô, nỗi ô có chứa 2 noãn đảo.
Một chùm lá bắc màu tím bao quanh ở gốc bông hoa, các hoa này dính lấy nhau. Khi quả hình thành thì các lá bắc mọng nước tụ họp với trục của hoa thành một quả mọng nước kép có màu vàng hay gạch tôm; các quả thật thì nằm trong các mắt dứa.
Cây thường ra hoa và kết quả vào mùa hè.
Phân bố, thu hái, chế biến
- Cây dứa có nguồn gốc từ trung Mỹ, được trồng ở các nước nhiệt đới, ở nước ta được trồng nhiều ở mọi miền tổ quốc, với nhiều các giống dứa khác nhau, chủ yếu để lấy quả ăn và xuất khẩu.
- Thu hoạch quả và rễ quanh năm, người ta còn dùng nõn cây dứa để làm thuốc và thu hái nón tốt nhất vào mùa xuân; thường dùng nõn tươi.
Bộ phận sử dụng
- Bộ phận dùng: Quả, rễ cây và nõn cây
3. Thành phần hóa học
Quả dứa có các thành phần sau đây: nước 75,7%, protid 0,68%, lipid 0,06%, glucid 18,4% (saccharose 12,43%, glucose 3,21%), chất chiết xuất 4,35%, cellulose 0,57%, tro 1,24%. Còn có acid malic, acid citric, và vitamin A, B, C.
Trong thân quả lá còn có một chất men tiêu hoá là bromelin ( tập trung nhiều ở lõi trắng của chồi dứa) , bromelin có thể thuỷ phân trong vài phút một lượng protein bằng 1000 lần trọng lượng của nó và so sánh được với pepsin và papain, dịch chiết bromelin ở pH 3,5 sau khi đun sôi 60 phút vẫn còn hoạt tính.
Ngoài ra trong dứa còn có iod, mangan, kalium, magnesium, calcium, sắt, lưu huỳnh phosphor.
4. Tác dụng dược lý
Theo y học cổ truyền
- Quả dứa có vị chua ngọt, tính bình, sinh tân dịch có tác dụng giải khát. Nước ép thì nhuận tràng giúp tiêu hoá, tiêu tích trệ. Rễ dứa lợi tiểu. Nõn dứa thì có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Dịch ép lá và quả xanh có tác dụng nhuận tràng và tẩy xổ.
Theo y học hiện đại
Tác dụng chống lão hóa từ nước dứa
- Dứa là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, chống oxy hóa và dùng làm thuốc. Chiết xuất từ quả cung cấp lượng vitamin C dùng hàng ngày có khả năng chống oxy hóa, chống ung thư, chống viêm và chống lão hóa.
- Hợp chất hoạt tính sinh học trong loại trái cây này là bromelain thúc đẩy quá trình lành vết thương và có tính chống viêm nên được ứng dụng sau phẫu thuật.
Tác dụng làm lành vết thương
- Lành vết thương là một quá trình sinh học phức tạp bao gồm sự tích hợp của quá trình cầm máu, tiêu viêm, tăng sinh và tái tạo mô.
- Chiết xuất từ thân cây có một số đặc tính làm tăng độ lành vết thương. Tacorin là một chất chiết xuất trong thân dứa với hàm lượng protein cao. tacorin có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương bằng cách tăng sinh tế bào, ngăn chặn tình trạng viêm và tăng tốc quá trình tái tạo mô.
Cách dùng
- Trước đây, quả dứa dùng để làm thực phẩm là chính. Hiện nay, loại quả này còn được chỉ định dùng trong các trường hợp: thiếu máu, hỗ trợ sinh trưởng, dưỡng sức, thiếu khoáng chất, trong chứng khó tiêu, khi bị ngộ độc, trong các bệnh xơ cứng động mạch, viêm khớp, thống phong và sỏi, trong chứng béo phì.
- Loại quả này còn là nguyên liệu chiết bromelin. Bromelin được dùng trong ngành công nghiệp và làm thuốc chữa bệnh. Chất này bôi lên vết thương hoặc vết bỏng làm tiêu các tổ chức chết, mau lành vết thương. Khi phối hợp với theophylline, ephedrine tăng tác dụng chống chống hen và viêm phế quản của các thuốc đó.
- Chất này có nhiều trong thân dứa (phần lõi trắng của chồi), trong quả (ở vỏ dứa có nhiều hơn trong dịch chiết quả. Thường quả chín dùng để ăn tươi, ép lấy nước uống giải khát hoặc dùng bromelin.
- Người dân còn dùng rễ dứa để làm các loại thuốc giúp lợi tiểu, tiểu khó, sỏi niệu.
- Dịch ép từ lá dứa dùng để làm thuốc nhuận tràng. Nõn dứa dùng tươi để làm thuốc hạ sốt
Một số bài thuốc dân gian từ dứa:
- Chữa sốt nóng; nõn dứa 30-40g giã vắt lấy nước cốt, uống hay sắc uống.
- Chữa tiểu tiện không thông, đái ra sạn, sỏi; dùng rễ cây Dứa 30-40g sắc uống.
5. Tác dụng phụ và chống chỉ định khi dùng dứa
Khi ăn dứa, men phân giải protein trong quả làm tăng độ thẩm thấu của niêm mạc dạ dày dẫn đến protein dị tính đại phân tử trong đường ruột, dạ dày thấm vào máu gây phản ứng đối với cơ thể những người quá nhạy cảm. Hoặc người ăn bị nhiễm độc từ loại vi nấm thường mọc trên mặt đất xâm nhập vào trong quả vào mùa quả chín, gây độc cho người ăn.
Một số biểu hiện dị ứng và ngộ độc khi ăn dứa
- Nôn mửa.
- Đau bụng quằn quại.
- Tiêu chảy.
- Ngứa, hoặc mày đay toàn thân.
- Khó thở.
- Miệng lưỡi tê dại.
- Có thể gây sốc…
- Dịch ép từ lá và quả chưa chín là một thứ thuốc tẩy nhuận tràng (có thể gây sẩy thai) nên không nên dùng cho phụ nữ có thai.
Một số cách chế biến dứa tránh dị ứng, ngộ độc
- Sau khi gọt bỏ mắt, cắt nhỏ, ngâm nước muối, men phân giải protein sẽ bị ức chế giúp hạn chế bị rát lưỡi. đồng thời khiến cho dứa thơm, ngọt hơn.
- Người dùng cũng có thể chế biến: xào hoặc nấu. Khi đó, khả năng gây dị ứng cũng giảm.
Cách xử lí khi bị ngộ độc dứa
- Tự gây nôn bằng cách kích thích họng.
- Uống than hoạt: 20 gam pha trong 200 ml nước rồi uống, Sau 2 giờ uống nhắc lại 100g ở người lớn, 25-30g ở trẻ em.
- Nếu có dấu hiệu khó thở, hô hấp yếu… người bị ngộ độc cần được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện gần nhất.
Dứa loại quả nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng sử dụng nó đúng cách, loại trái cây nhiệt đới này tuy có vị chua ngọt thanh, nhưng lại kén người ăn vì những tác dụng phụ của nó, hy vọng sau bài viết này các bạn biết thêm về cách sử dụng dứa đúng cách và cách khắc phục khi bị ngộ độc loại trái cây này.
Để lại bình luận
5