Dưa leo từ lâu đã được sử dụng như một nguyên liệu tự nhiên tăng màu sắc và hương vị cho bữa ăn hàng ngày. Thế nhưng, dưa leo còn có nhiều công dụng tuyệt diệu khác mà không phải ai cũng biết, cùng tìm hiểu tác dụng và tác hại của dưa leo trong bài viết vào bếp dưới đây nhé.

1. Nguồn gốc, thành phần và các loại dưa leo - dưa chuột

Nguồn gốc

  • Dưa chuột (miền Nam gọi là dưa leo) là một cây trồng phổ biến trong họ bầu bí Cucurbitaceae. Quả dưa leo bên ngoài có vỏ xanh, bên trong mọng nước, khi ăn có vị giòn, thanh mát.

Thành phần dinh dưỡng

  • Trong 100g dưa chuột có chứa 96 gram nước
  • 0.6 gram protein
  • 0.1 gram mỡ
  • 22 gram đường cùng các vitamin và khoáng chất quý.
  • Các vitamin có thể kể đến như: 12mg vitamin C, 0.02mg vitamin B2, 0.03mg vitamin B1, 45 đơn vị quốc tế vitamin A.
  • Các khoáng chất vi lượng là 0.3mg sắt, 12mg canxi, 15mg magie, 24mg photpho.
Dưa leo là gì? Tác dụng và tác hại của dưa leo, cách sơ chế dưa leo không bị đắng
Dưa leo là gì? Tác dụng và tác hại của dưa leo, cách sơ chế dưa leo không bị đắng

Các loại dưa leo phổ biến

  • Dưa leo Baby: Dưa leo baby hay còn gọi là dưa chuột bao tử. Giống dưa này cũng ngày càng được ưa chuộng bởi dễ sinh trưởng và cho năng suất cao. Dưa trái nhỏ với kích thước 3 - 5cm, trái có màu xanh lá cây và sọc trắng, vị ngọt và mát.
  • Dưa leo trắng: Tương tự như dưa leo baby, dưa leo trắng có vị ngọt mát dễ chịu. Kích thước quả dài tầm 4 - 6cm, quả chưa chín sẽ có màu xanh, khi chín dần chuyển sang màu trắng hoặc vàng nhạt.
  • Món dưa này có thể phù hợp để chế biến các món salad, nước ép giải nhiệt rất tốt cho sức khỏe. Nước ép dưa leo trắng còn mang đến công dụng hòa huyết áp rất tốt.
  • Dưa leo Shiraz: Giống dưa leo Shiraz là giống dưa nổi bật với vỏ mỏng, độ giòn và vị ngọt mát hơn các giống dưa chuột khác. Dưa cho trái thon dài, kích thước mỗi trái dưa chuột giòn tầm 16 - 18cm, quả có màu xanh đậm có sọc và gân nổi.
  • Dưa leo Thái Lan: Dưa leo Thái Lan là một giống dưa khá phổ biến ở Việt Nam vì khá dễ trồng. Dưa có kích thước dài tầm 18 - 20cm, trái suông có màu xanh mướt.
  • Dưa leo Nhật Bản: Dưa leo Nhật bản là giống dưa rất được ưa chuộng hiện nay, giống dưa cho quả rất dài với kích thước từ 30 - 50cm, trái dưa có ruột đặc gần như không có hạt, vỏ xanh đậm có nhiều gai, thịt dưa thơm ngọt và mát dịu, nhiều nước.

2. Những tác dụng tuyệt vời của dưa leo

Tác dụng của dưa leo đối với sức khỏe

Giảm cân hiệu quả

  • Dưa leo là một trong những loại trái thường được sử dụng trong các bữa ăn kiêng vì chứa nhiều nước và lại ít calo.
  • Thông thường, loại dưa này được ăn kèm với nhiều món ăn khác nhằm giúp bạn nhanh no nhưng lại không phải hấp thụ quá nhiều chất béo, giúp bạn dễ dàng kiểm soát cân nặng hơn.
  • Bạn có thể cho dưa leo vào salad để ăn thay cho những thức ăn chứa nhiều calo khác.

Ngừa táo bón

  • Bên cạnh đó, dưa leo còn giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả bởi chứa pectin, một loạt chất xơ hòa tan giúp đại tràng hoạt động tốt hơn.
  • Do đó, ăn dưa leo có thể tăng cường lợi khuẩn và cải thiện hệ tiêu hóa của bạn.

Ăn dưa leo mỗi ngày giúp giải độc

  • Không chỉ để ăn trực tiếp, nước dưa leo còn mát lạnh với khả năng thanh lọc cơ thể hiệu quả bởi dưa leo chứa các chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do và có thể loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
  • Thêm vào đó, với lượng nước dồi dào và mang đến một số loại chất thiết yếu, việc ăn dưa leo hợp lý sẽ giúp lợi tiểu, làm sạch niệu đạo, giúp thận thải bỏ ra ngoài các độc tố trong ống tiểu.
Dưa leo là gì? Tác dụng và tác hại của dưa leo, cách sơ chế dưa leo không bị đắng
Dưa leo là gì? Tác dụng và tác hại của dưa leo, cách sơ chế dưa leo không bị đắng

Ăn dưa leo mỗi ngày giảm căng thẳng

  • Không chỉ nhiều nước, dưa leo còn là một loại quả giàu vitamin, đặc biệt là vitamin B với vitamin B1, vitamin B5 và vitamin B7.
  • Những loại vitamin này cực kỳ hiệu quả trong việc thư giãn hệ thần kinh và giúp giảm bớt tác động của stress hay rối loạn lo âu.

Tốt cho tim mạch

  • Dưa leo có thể điều hòa huyết áp và lượng cholesterol trong máu nên là một loại quả an toàn với nhiều bị tim mạch và nên chó trong chế độ ăn của bạn hằng ngày để có một trái tim khỏe.
  • Ngoài ra kali, magie và cả chất xơ trong dưa leo cũng là những loại chất giúp bạn điều hòa huyết áp trong cơ thể ổn định hơn.
  • Ngoài ra, dưa leo còn có nhiều nước cùng sterols có tác dụng giúp bảo vệ động mạch khỏi quá trình oxy hóa, đồng thời giảm mức cholesterol trong máu.

Ngăn ngừa ung thư

  • Bởi chứa nhiều dưỡng chất và vitamin mà dưa leo có thể ngăn ngừa ung thư hữu hiệu. Để tận dụng công dụng thần kỳ này của dưa leo, bạn có thể ép nước uống hoặc chế biến các món ăn từ dưa leo mỗi ngày.

Tác dụng của dưa leo trong làm đẹp

Giảm thâm mắt

  • Bạn có thể khắc phục thâm mắt nhanh chóng bằng cách cắt hai lát dưa leo và đặt lên mắt trong vòng 20 phút mỗi tối. Không chỉ làm giảm quầng thâm trong mắt mà các hợp chất trong dưa leo còn giúp giảm sưng và mệt mỏi cho đôi mắt của bạn.

Dưỡng ẩm da mặt

  • Một số công thức mặt nạ dưa leo có thể giúp bạn cấp ẩm cho da mặt tốt hơn:
  • Hãy cắt 1/2 quả dưa leo và xay nhuyễn với 3 muỗng canh witch hazel (một loại dung dịch chiết xuất từ cây Phỉ, trồng rất nhiều ở Bắc Mỹ có tác dụng trị mụn hiệu quả) và 2 muỗng canh nước cất. Sau đó, lấy một miếng bông trang điểm thấm đều lên da mặt.

Mặt nạ tái tạo da: Để cải thiện và trẻ hóa làn da, trộn nước ép dưa leo với một vài giọt nước cốt chanh và bột cám rồi đắp lên mặt. Hỗn hợp này sẽ giúp bạn có một làn da trẻ trung và làm sáng da hơn.

Mặt nạ trị mụn: Trước tiên, bạn cần trộn bột nghệ, nước cốt chanh và dưa leo tươi xay nhuyễn cả vỏ để tạo ra mặt nạ trị mụn. Mỗi lần sử dụng, bạn thoa lớp mặt nạ này lên da và để trong 15 phút, sau đó rửa sạch mặt bằng nước ấm.

Dưa leo là gì? Tác dụng và tác hại của dưa leo, cách sơ chế dưa leo không bị đắng
Dưa leo là gì? Tác dụng và tác hại của dưa leo, cách sơ chế dưa leo không bị đắng

Mặt nạ tái tạo da mặt

  • Mặt nạ tái tạo da bằng dưa leo có thể đắp vào buổi tối để bạn có một làn da sáng khỏe và săn chắc. Công thức mặt nạ này cũng khá đơn giản: dưa leo bạn xay nhuyễn và trộn cùng nước cốt một quả chanh và 1 muỗng cà phê mật ong.
  • Mặt nạ này bạn đắp trong 20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.

Mặt nạ tăng độ ẩm cho da

  • Bạn cần trộn 1 muỗng cà phê bột yến mạch với dưa leo bào mỏng và 1 muỗng canh mật ong để tao mặt nạ cấp ẩm cho da, để hỗn hợp trong nửa giờ cho đặc lại ở nhiệt độ phòng. Khi đắp, bạn thoa đều lên mặt, để trong 20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.
  • Đối với da hỗn hợp, bạn có thể dùng nửa quả dưa leo và 1 muỗng canh sữa chua, trộn đều và đắp mặt khoảng 20 phút rồi rửa sạch.

Giảm tóc khô: Uống nước ép dưa chuột có thể hồi phục tóc khô gãy và trả lại vẻ suôn mượt cho mái tóc của bạn. Bạn có thể dùng nước ép dưa leo để thay cho dầu gội bình thường để tăng độ ẩm, bóng và mượt cho mái tóc của mình.

Loại bỏ trứng cá và dưỡng tóc: Trộn nước ép dưa chuột với giấm táo, nước ép lô hội và nước ép cà chua. Bạn đã có một sản phẩm tuyệt hảo làm sạch lỗ chân lông. Chỉ cần trộn đều và chấm nhẹ lên da (lưu ý tránh để dây vào mắt) hoặc thoa lên tóc và massage nhẹ rồi rửa, gội sạch sau vài phút.

3. Tác hại của việc ăn dưa leo quá nhiều

Dưa leo vốn nhiều lợi ích như vậy nhưng cái gì nhiều quá cũng không phải tốt, việc ăn quá nhiều dưa leo sẽ dẫn đến những tác hại sau:

Khiến cơ thể mất nước

  • Ăn nhiều dưa chuột có thể dẫn đến nguy cơ mất nước và mất cân bằng trong cơ thể. Theo Đông y, dưa chuột có tính lạnh, nếu ăn nhiều sẽ đi tiểu nhiều, thậm chí người thận yếu có thể hay bị vãi tiểu và nguy cơ liệt dương.
  • Đặc biệt, hạt dưa chuột chứa cucurbitin và dầu béo có đặc tính lợi tiểu nhẹ, ăn nhiều dẫn đến quá lợi tiểu và có thể dẫn đến mất nước và chất điện từ cơ thể, gây ra sự mất cân bằng và thậm chí mất nước trong trường hợp nặng hơn.
Dưa leo là gì? Tác dụng và tác hại của dưa leo, cách sơ chế dưa leo không bị đắng
Dưa leo là gì? Tác dụng và tác hại của dưa leo, cách sơ chế dưa leo không bị đắng

Gây tổn hại đến cơ thể

  • Phần lõi dưa chuột rất giàu vitamin C hay acid caffeic. Khi tiêu thu quá nhiều dưa chuột sẽ gây thừa vitamin C, nó sẽ chuyển hóa thành một chất pro-oxy hóa thúc đẩy sự phát triển của các gốc tự do và các tế bào gây tổn hại cơ thể trong điều kiện nhất định.

Gây dị ứng

  • Dị ứng dưa chuột thường xuất hiện ở khoang miệng, với các triệu chứng như ngứa và sưng trong miệng. Nếu bị dị ứng dưa chuột, bạn có thể khắc phục bằng cách nấu chín thay vì ăn sống.

Tăng nguy cơ lão hóa sớm

  • Trong dưa chuột có nhiều vitamin C, vì vậy việc tiêu thụ quá mức giới hạn vitamin lại gây tác dụng ngược, gây nguy cơ ung thư, mụn trứng cá, lão hóa sớm,...

Nhức đầu và khó thở

  • Vì chứa nhiều kali mà việc ăn quá nhiều ưa chuột sẽ dẫn đến tăng kali máu và gây mất cân bằng chất điện giải trong máu. Điều này sẽ dẫn tới hiện tượng nhức đầu và khó thở.

Gây khó chịu cho phụ nữ đang mang thai

  • Dưa leo vốn lành tính cho người mang thai, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều có thể gây ra một số tình trạng khó chịu cho thai phụ như đi vệ sinh nhiều hơn, đầy hơi, khó tiêu, thậm chí đau bụng do dư thừa chất xơ.

4. Một số món ăn ngon từ dưa leo

Cách chọn mua dưa leo ngon

  • Hình dáng: Bạn nên chọn dưa leo có dáng thon dài, đều nhau, thẳng, cầm lên thấy chắc tay, tránh chọn những trái phần bụng phình to, hay đầu và đuôi nhỏ, không nên chọn trái có kích cỡ quá to hay quá nhỏ, chúng có thể bị đắng.
  • Vỏ dưa leo: Nên chọn trái có vỏ nguyên vẹn, không có vết thâm đen hay bị ố vàng, bên ngoài da còn phủ một lớp phấn trắng, tốt nhất là có những nốt sần nhỏ trên thân thì nên mua.
  • Cuống dưa leo: Phần đầu dưa leo còn cuống, tươi và phần đuôi còn núm hoa chưa rụng là dưa non, tươi, ăn vào ngọt hơn những loại còn lại.
  • Màu sắc: Nên chọn dưa leo có màu xanh đều, không nên chọn những trái có màu vàng nhạt hay màu xanh quá đậm chúng thường bị hỏng hoặc do phun thuốc.
Dưa leo là gì? Tác dụng và tác hại của dưa leo, cách sơ chế dưa leo không bị đắng
Dưa leo là gì? Tác dụng và tác hại của dưa leo, cách sơ chế dưa leo không bị đắng

Nước ép dưa leo

  • Nước ép dưa leo có màu xanh đẹp mắt khi uống có vị thanh mát, kết hợp cùng một số loại trái cây khác mang đến hương vị thơm ngon bất ngờ.
  • Nước ép dưa leo giúp làm đẹp da, lại giảm cân hiệu quả, rất thích hợp cho những ai đang theo chế độ ăn kiêng.

Gỏi dưa leo

  • Gỏi dưa leo với dứa thơm giòn ngon hấp dẫn với vị thanh mát của dưa leo, vị chua ngọt thanh thanh của thơm là một trong những công thức gỏi dưa leo hấp dẫn, lạ miệng mà bạn nên thực hiện tại nhà trong mùa hè này.

Dưa muối

  • Dưa leo muối là một món ăn kèm hấp dẫn nhiều thực khách bởi vị chua ngọt, tươi mát, bạn có thể tham khảo để chế biến tại nhà giúp bữa cơm bắt miệng hơn. Món ăn này có thể thực hiện dễ dàng ở nhà với nhiều công thức khác nhau.

5. Cách sơ chế dưa leo không bị đắng

  • Cách 1: Cắt bỏ 2 đầu của quả dưa và chà xát thật mạnh 2 đầu theo hình vòng tròn đến khi xuất hiện lớp bọt trắng sữa. Loại bỏ phần bọt trắng sữa này chất gây đắng trong quả sẽ không còn nữa.
  • Cách 2: Cắt dưa chuột thành 2 nửa theo chiều dọc. Rắc chút muối vào mặt của nửa quả dưa và chà xát chúng với nhau cho đến khi bọt trắng sẽ xuất hiện. Sau đó rửa sạch dưa chuột với nước và thưởng thức.
3, Theo Reviview 365 tổng hợp