- Bệnh tim mạch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa.
- Top thực phẩm tốt cho người bệnh tim mạch
- Đột quỵ ở người trẻ - 5 yếu tố nguy cơ điển hình nhất
- Mối quan hệ giữa tim và huyết áp là gì???
1. Bạn sẽ biết nếu mình bị tăng cholesterol
Đa số những người bị tăng cholesterol sẽ không xuất hiện triệu chứng gì. Một số người sẽ phát triển các mảng lắng đọng cholesterol trên da, nhưng thường thì tình trạng này sẽ không xuất hiện trừ khi mức cholesterol của bạn đã tăng quá cao.
Nhiều người chỉ xuất hiện dấu hiệu khi gặp phải các biến chứng của tình trạng xơ vữa động mạch do tăng cholesterol quá cao. Khi các động mạch bị tắc nghẽn do các mảng bám, lưu lượng máu đến tim, não và các phần khác của cơ thể. Tình trạng này có thể gây ra các biến chứng, bao gồm:
- Đau thắt ngực
- Hoại tử mô
- Nhồi máu cơ tim
- Đột quỵ
- Rối loạn chức năng thận
- Đau chân khi đi bộ
Tốt nhất bạn nên kiểm tra mức độ cholesterol của mình sớm để làm giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng. Bạn có thể sàng lọc tình trạng tăng cholesterol máu sớm chỉ bằng việc xét nghiệm máu.
2. Tất cả các loại cholesterol đều xấu
Cholesterol là một chất giúp cơ thể hoạt động bình thường. Gan tạo ra cholesterol để giúp hình thànhcác màng tế bào não, vitamin D và các loại hormone quan trọng khác.
Cholesterol sẽ di chuyển khắp cơ thể dưới dạng lipoprotein (sự phối hợp giữa lipid và protein mang), do vậy, tên của chúng cũng gồm 2 loại này:
- LDL: lipoprotein mật độ thấp: còn được gọi là cholesterol xấu: làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Quá nhiều LDL có thể tích tụ trong các động mạch, tạo ra các mảng bám và hạn chế lưu lượng máu chảy. Giảm LDL sẽ giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
- HDL: lipoprotein mật độ cao: còn gọi là cholesterol tốt. HDL giúp mang cholesterol trở lại gan và loại bỏ ra khỏi cơ thể. Tăng HD sẽ làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Xét nghiệm cholesterol sẽ cung cấp cho bạn các thông số về cholesterol toàn phần, LDL, HDL, VLDL (lipoprotein mật độ rất thấp) và triglyceride.
Khi nói đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bác sĩ sẽ quan tâm nhất đến LDL và VLDL, sau đó là triglyceride và HDL.
3. Tất cả mọi người đều cần đạt đến một mục tiêu cholesterol
Không có mục tiêu cholesterol chung cho tất cả mọi người. Bác sĩ sẽ xem xét chỉ số cholesterol trong kết quả xét nghiệm của bạn cùng với các yếu tố nguy cơ khác để đưa ra một con số hợp lý. Thông thường, hàm lượng cholesterol lý tưởng là:
- Cholesterol toàn phần dưới 200mg/dL hoặc
- LDL dưới 100mg/dL
Giới hạn này có thể thay đổi nếu người bệnh có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn do tiền sử gia đình hoặc do các yếu tố khác và không có các cơn nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ trước đây.
Bác sĩ có thể không khuyến nghị các biện pháp điều trị giống nhau giữa 2 người có cùng chỉ số cholesterol. Các biện pháp điều trị sẽ khác nhau dựa vào:
- Chỉ số cholesterol
- Huyết áp
- Cân nặng
- Đường huyết
- Tiền sử xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Các yếu tố này cùng với các yếu tố khác sẽ giúp bác sĩ xác định lượng cholesterol lý tưởng mà bạn cần đạt được là gì.
4. Nữ giới không cần lo lắng về việc tăng cholesterol
Tăng cholesterol là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch. Và bệnh tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở nữ, theo CDC. Bệnh tim mạch ảnh hưởng đến nam giới và nữ giới là tương tự nhau. Một số tình trạng có thể ảnh hưởng đến lượng cholesterol đặc trưng cho nữ giới bao gồm:
- Mang thai
- Cho con bú
- Thay đổi hormone
- Mãn kinh
5. Lượng cholesterol là kết quả của chế độ ăn và việc luyện tập thể thao
Luyện tập thể thao và chế độ ăn là những yếu tố quan trọng góp phần vào việc điều chỉnh lượng cholesterol, tuy nhiên, còn có các yếu tố khác cũng quan trọng không kém, bao gồm:
- Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc
- Thừa cân béo phì
- Sử dụng đồ uống có cồn
- Các yếu tố di truyền
6. Nếu đã sử dụng thuốc hạ cholesterol thì sẽ không phải quan tâm đến ché độ ăn nữa?
Hai nguồn có thể ảnh hưởng đến lượng cholesterol bao gồm:
- Những gì bạn ăn
- Những gì gan sản xuất
Các thuốc hạ mỡ máu phổ biến như statin sẽ giúp làm giảm lượng cholesterol mà gan tạo ra nhưng nếu bạn không có chế độ dinh dưỡng cân bằng thì lượng cholesterol của bạn vẫn sẽ tăng cao.
Một nghiên cứu năm 2014 trên hơn 27.800 người chỉ ra rằng năng lượng và chất béo nạp vào sẽ tăng lên ở những người sử dụng statin nhưng lại vẫn duy trì ổn định ở những người không sử dụng statin. Chỉ số khối cơ thể BMI cũng sẽ tăng lên ở những người sử dụng statin.
7. Cholesterol trong chế độ ăn là yếu tố quan trọng nhất trong chế độ ăn
Các nhà nghiên cứu ngày nay đã biết rằng, ăn thực phẩm giàu cholesterol không phải lúc nào cũng dẫn đến tình trạng tăng cholesterol.
Một nguyên nhân trực tiếp hơn là do chất béo bão hoà. Các thực phẩm giàu cholesterol thường cũng sẽ giàu chất béo bão hoà. Tuy vậy, cholesterol trong chất béo có thể tạo ra sự khác biệt. Nghiên cứu năm 2019 chỉ ra rằng nếu mỗi ngày bạn ăn thêm 300mg cholesterol sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Tuy nhiên việc chỉ cắt giảm một chất dinh dưỡng trong chế độ ăn không phải giải pháp. Để giúp cải thiện sức khoẻ tim mạch, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ gợi ý rằng, nên tập trung ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu, hạt và thịt nạc. Ngoài ra cũng cần cắt giảm thực phẩm chế biến sẵn, đóng gói, thịt mỡ, các chế phẩm nguyên kem từ sữa.
8. Nếu tôi dưới 40 tuổi và có thân hình đẹp, bạn không cần kiểm tra lượng cholesterol?
Tăng cholesterol ảnh hưởng đến tất cả các độ tuổi và tất cả các dạng cơ thể. Kể cả những người có thân hình lý tưởng và dưới 40 tuổi cũng nên được kiểm tra định kỳ.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị lịch kiểm tra cholesterol như sau với những người không có tiền sử gia đình:
- Một lần từ 9-11 tuổi
- Một lần từ 17-21 tuổi
- 4 đến 6 năm một lần với những người trên 20 tuổi.
CDC khuyến nghị nên xét nghiệm thường xuyên hơn với những người:
- Mắc bệnh tim mạch
- Có tiền sử tăng cholesterol hoặc nhồi máu cơ tim tuổi trẻ
- Tiểu đường
- Hút thuốc
Để lại bình luận
5