- Top 5 cách tăng cân bằng trứng gà cho người gầy
- Trứng gà lòng đào hay chín kỹ nhiều dinh dưỡng hơn
- 5 lợi ích khi bạn ăn một quả trứng vào mỗi buổi sáng
Trứng là một loại thực phẩm dễ chế biến thế nhưng không phải ai cũng biết 1 quả trứng gà có bao nhiêu calo? Hôm nay Reviews365 sẽ bật mí cho các bạn 1 quả trứng gà bao nhiêu calo?
Nếu bạn đang tìm hiểu hàm lượng calo có trong 1 quả trứng và cách chế biến món ăn an toàn từ trứng thì hãy tham khảo bài viết sau đây nhé!
1. Hàm lượng calo trong trứng gà
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết một quả trứng gà có trọng lượng 50g sẽ chứa khoảng 72 calo. Số calo phụ thuộc vào trọng lượng của quả trứng như sau:
- Trứng jumbo 63g: 90 calo
- Trứng cực lớn 56g: 80 calo
- Trứng lớn 50g: 72 calo
- Trứng vừa 44g: 63 calo
- Trứng nhỏ: 38g : 54 calo
Lưu ý: Đây là lượng calo trong một quả trứng khi chưa chế biến. Nếu bạn đã chế biến như rán, luộc, nấu cùng thịt xông khói,...thì lượng calo sẽ khác, thường là tăng lên. Ví dụ như lượng calo trong 1 quả trứng luộc là 78 calo, còn trong một trứng rán cùng với phô mai thường sẽ dao động từ 95 - 120 calo.
2. Thành phần dinh dưỡng trong trứng gà
Hàm lượng calo trong lòng trắng trứng khác với lòng đỏ trứng. Trong đó lòng đỏ chứa khoảng 55 calo còn lòng trắng trứng chỉ chứa khoảng 17 calo. Thế nhưng trứng cũng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác.
Protein
- Protein là một trong những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, protein có thể tạo ra hormone, enzyme và kháng thể.
- Một quả trứng lớn có 6,28g protein trong đó lòng trắng trứng chiếm 3,6g. Lượng protein được khuyến cáo là 0,8g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể.
Chất béo
- Khoảng một nửa lượng calo trong trứng đến từ chất béo. Chất béo tập trung ở lòng đỏ trứng. Một quả trứng lớn có dưới 5g chất béo, trong đó có khoảng 1,6g chất béo bão hòa.
- Lòng đỏ trứng chứa axit béo omega-3 lành mạnh. Loại axit này có khả năng giảm viêm trong cơ thể và giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính về tim, ung thư và viêm khớp.
Cholesterol
- Lượng cholesterol có trong một quả trứng lớn trung bình từ 186mg. Thế nhưng không phải tất cả cholesterol đều xấu vì chất này có một số chức năng quan trọng trong cơ thể.
- Hầu như một người có thể ăn 1 - 2 quả trứng/ngày mà không gặp vấn đề gì.
- Nếu bạn mắc chứng bệnh tiểu đường hoặc lượng cholesterol trong máu quá cao, bạn có thể ăn 4 - 6 quả trứng/tuần.
- Thế nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì bạn không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol hoặc chất béo trans.
Carbohydrate
- Một quả trứng lớn chứa rất ít carbohydrate chỉ với 0,36g.
Vitamin
- Trứng cung cấp vitamin B, đặc biệt là vitamin B2 (riboflavin) và vitamin B12 (cobalamin).
- Trong đó Vitamin B12 có khả năng tạo ADN - vật liệu di truyền trong tế bào, giữ cho hệ tuần hoàn máu khỏe mạnh chống lại bệnh tim và ngăn ngừa thiếu máu hồng cầu khổng lồ.
- Ngoài ra trứng còn cung cấp một lượng vitamin A, vitamin E và vitamin D, biotin, folate và choline. Lòng đỏ trứng chứa hầu hết các loại vitamin, trừ riboflavin.
Chất khoáng
- Trứng cung cấp lượng chất khoáng khổng lồ như selen, canxi, i-ốt và phốt pho. Trong đó chất chống oxy hóa selen giúp bảo vệ cơ thể trước tổn thương do các gốc tự do gây ra, bệnh tim và một số loại ung thư.
3. Một số lưu ý khác khi ăn trứng gà
- Trứng kết hợp với axit tannic có trong trà sẽ gây khó tiêu. Chính vì vậy bạn không nên uống trà khi ăn trứng gà.
- Nhằm tránh ảnh hưởng đến dạ dày, bạn không nên dùng thuốc kháng viêm sau khi ăn trứng.
- Không ăn trứng cùng với đậu nành vì sẽ cản trở quá trình hấp thu các chất của cơ thể.
- Không nên ăn trứng đã để lâu, để qua đêm.
- Không ăn trứng kết hợp các thực phẩm kỵ như thịt thỏ, quả hồng và óc heo.
- Không chiên trứng cùng tỏi.
4. Làm sao để ăn trứng an toàn?
Trứng gà là một trong tám loại thực phẩm gây dị ứng. Dưới đây là một số triệu chứng dị ứng thường gặp:
- Nghẹt mũi
- Ho hoặc tức ngực
- Buồn nôn, nôn ói và chuột rút
- Sốc phản vệ
- Nổi mề đay trên miệng hoặc quanh vùng miệng
Ăn trứng sống không an toàn vì ăn như vậy bạn sẽ dễ bị nhiễm vi khuẩn salmonella, với triệu chứng là sốt, chuột rút và mất nước. Đối với những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ sơ sinh, người già, phụ nữ mang thai,...có thể dẫn đến những biến chứng nặng hơn.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa vi khuẩn salmonella là làm lạnh trứng khi vừa mua về và đảm bảo nấu chín trứng, ít nhất là khoảng 160 độ F trước khi dùng. Nếu bạn muốn ăn trứng sống thì nên chọn loại trứng đã tiệt trùng nhé!
5. Một số kinh nghiệm ăn trứng gà giảm cân
Trứng gà là loại thực phẩm dễ chế biến, dễ ăn mà không sợ bị béo. Ăn trứng gà đúng cách sẽ giúp bạn giảm cân mà không cần phải có liệu trình ăn kiêng nghiêm ngặt. Một số kinh nghiệm ăn trứng gà giảm cân như sau:
- Nên ăn trứng gà luộc vì cách chế biến này vừa đảm bảo giữ được chất dinh dưỡng đồng thời có hàm lượng calo thấp.
- Hạn chế ăn các món trứng có hàm lượng calo cao như chiên với dầu mỡ, phô mai,...
- Tốt nhất nên ăn trứng luộc vào buổi sáng vì trứng đem đến cảm giác no lâu nên giảm được cơn đói, thèm ăn và lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày.
- Ngoài ra khi giảm cân nên uống nhiều nước, khoảng 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.
- Bên cạnh đó bạn có thể kết hợp trứng với các loại trái cây, rau củ để tăng cường hiệu quả giảm cân, không bị ngán mà còn cung cấp lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Không nên ăn quá nhiều trứng một ngày. Nên ăn tối đa 2 quả/ ngày và không quá 3 ngày/tuần. Vì ăn nhiều trứng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cơ thể như đầy bụng, khó tiêu,...
Như vậy Reviews365 đã cung cấp cho các bạn 1 quả trứng gà bao nhiêu calo? Làm sao để ăn trứng an toàn? Mong rằng qua bài viết này các bạn đã có những thông tin cần thiết về trứng cũng như cách chế biến trứng an toàn cho bản thân và gia đình rồi nhé!
Để lại bình luận
5