- Mẹ bầu ra máu báo bao lâu thì sinh? Dấu hiệu nào cho biết ra máu báo khác?
- Sau sinh ăn gì tốt cho sức khỏe mẹ và bé? thức ăn cho người mổ đẻ
- Lông quặm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng về hiện tượng lông quặm
Giáo dục giới tính cho trẻ sớm sẽ tránh được những trường hợp đáng tiếc xảy ra khi trẻ bị lạm dụng và xâm hại tình dục.
Chúng ta đều hiểu về tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính theo độ tuổi. Tuy nhiên, không thể phủ nhận một điều rằng giáo dục giới tính không phải chủ đề lúc nào nói cũng được và tâm lý của tất cả chúng ta đều chưa thực sự thoải mái và cởi mở khi nói về vấn đề này.
Giáo dục giới tính cho trẻ em sao cho đúng và hiệu quả là một điều hết sức khó khăn. Mỗi độ tuổi đều có một đặc trưng tâm sinh lý khác nhau nên những kiến thức giới tính đưa ra cũng cần chọn lựa và có sự tính toàn kỹ càng.
Bàn về giáo dục giới tính, nhiều phụ huynh không biết bắt đầu nói với con về vấn đề này như thế nào, nói những gì. Có lẽ bố mẹ quên mất rằng chúng ta cần phải giáo dục giới tính theo độ tuổi cho trẻ. Chúng ta không thể dạy con mọi thứ ngay trong một lúc. Nếu bố mẹ vẫn đang băn khoăn nên dạy con điều gì, vào lúc nào, hãy tham khảo ngay cách phân chia kiến thức theo từng nhóm tuổi cho trẻ ngay bài viết bên dưới.
1. Giáo dục giới tính sớm cho trẻ
Trẻ nhỏ dù trong trường hợp nào cũng cần được giáo dục giới tính sớm. Trẻ từ mẫu giáo có thể nhận biết giới tính của mình và hiểu rõ cách bảo vệ cơ thể mình.
Nguyên nhân khiến cha mẹ cần cân nhắc việc giáo dục giới tính sớm cho trẻ vì chỉ như vậy trẻ mới có thể hiểu về cơ thể mình và tránh được tình trạng bị lạm dụng và xâm hại tình dục mà trẻ không hề hay biết.
Việc giáo dục giới tính cho trẻ sớm với thái độ tự nhiên, ôn hòa, thẳng thắn, có trách nhiệm truyền đạt cho trẻ đầy đủ thông tin, kiến thức mà trẻ cần biết. Không được nói dối trẻ, dù không cần chi tiết quá mức ngay từ khi còn nhỏ nhưng trẻ cần nắm được những kiến thức cơ bản nhất.
Đối với trẻ nhỏ, cần cho trẻ câu trả lời chính xác, nhanh chóng, dứt khoát không liên tưởng. Giáo dục giới tính cho trẻ không thống nhất với giáo dục tình dục nên cha mẹ tuyệt đối không coi thường, không xem nhẹ, không nghĩ rằng việc giáo dục giới tính cho trẻ lúc này còn quá sớm.
Ngoài ra, nội dung giáo dục giới tính cho trẻ nhỏ cần phù hợp theo từng lứa tuổi.
2. Tại sao cần giáo dục giới tính sớm cho trẻ
Nếu trẻ không biết những vị trí nhạy cảm trên cơ thể mình, trẻ không thể biết được rằng giới tính của trẻ và những vị trí nào trên cơ thể cần được bảo vệ.
Tất cả những điều trẻ cần chính là những quy tắc mặc trang phục sao cho kín đáo, quy tắc sử dụng bàn tay trong giao tiếp sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng bị xâm hại, lạm dụng tình dục mà không hay biết.
Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ hay gia đình đều phải chủ động, giúp trẻ trong quá trình hồi phục, hiểu biết về vấn đề giới tính.
Thực hiện giao tiếp cởi mở với trẻ có thể giúp trẻ biết mình đang gặp vấn đề gì và cần rõ những vấn đề nào trên cơ thể với giới tính.
Chỉ khi trẻ hiểu rõ cơ thể mình, biết đâu là điểm nhạy cảm không thể để người khác chạm vào, trẻ sẽ hiểu rõ những vị trí trên cơ thể mà trẻ cần bảo vệ. Hiểu biết của trẻ có thể giúp trẻ bảo vệ trẻ an toàn và chăm sóc trẻ tốt hơn.
Không nên quá bảo vệ trẻ với những sự việc buồn, trẻ có đủ khả năng tự thích ứng được và vượt qua được những tổn thương, khủng hoảng mà trẻ gặp phải với hỗ trợ vừa đủ, đúng cách của người thân, gia đình.
Cha mẹ cũng cần trau dồi kiến thức, hiểu biết về kiến thức giới tính để có thể cung cấp đầy đủ, chính xác cho trẻ theo đúng lứa tuổi mà trẻ cần biết. Cha mẹ cần học cách làm bạn với con để có thể chia sẻ những vấn đề nhạy cảm, tâm lý, giới tính cho trẻ.
Từ đó cùng nhà trường giúp trẻ giáo dục giới tính, kỹ năng sống giúp trẻ ứng phó được với những tình huống xấu xảy ra.
3. Dạy trẻ với quy tắc bàn tay và đồ lót
3.1. Quy tắc bàn tay
- Không ôm hôn với người lạ, hành động này chỉ nên sử dụng với người thân trong gia đình như cha mẹ, anh chị em ruột, ông bà.
- Chỉ nắm tay bạn bè, thầy cô, họ hàng, những người mà trẻ cảm thấy tin tưởng.
- Không bắt tay với người lạ, chỉ nên bắt tay người quen.
- Có thể vẫy tay khi gặp người lạ thay vì bắt tay.
- Sử dụng hành động xua tay nếu không muốn tiếp xúc, hét to hoặc bỏ chạy nếu cảm thấy người lạ có vấn đề bất thường, có cử chỉ quá gần gũi.
3.2. Quy tắc quần lót
- Nhắc trẻ không được để một ai nhìn hay chạm vào vùng kín của trẻ. Ngay cả người thân như cha mẹ, ông bà cũng chỉ được phép chạm vào khi vệ sinh cho trẻ.
- Khi có người lạ chạm vào đồ lót con cần nhắc nhở người đó dừng lại. Nếu họ tiếp tục làm hành động đó con cần hét lên, bỏ chạy và nhớ kể lại cho người lớn trong gia đình biết.
- Nói với trẻ rằng cơ thể của trẻ là của bé, không có ai được động chạm hay làm điều gì với cơ thể bé đặc biệt là chạm vào vùng kín của trẻ khiến con trẻ khó chịu. Nếu gặp người cố tính đụng chạm đến cơ thể trẻ, trẻ cần biết từ chối, nói "không" dứt khoát và rời khỏi nơi có nguy hiểm.
4 Giáo dục giới tính theo độ tuổi
4.1 Bắt đầu giáo dục giới tính theo độ tuổi từ khi trẻ dưới 2 tuổi
Tưởng rằng đây là giai đoạn không có gì cần dạy con về giới tính nhưng lại chính là giai đoạn quan trọng đầu tiên giúp bé nhận thức về bản thân. Khi bé có ý thức, bé cần được biết cơ thể mình có những gì, cơ thể ấy là thuộc về mình.
Đây cũng là giai đoạn nên hướng dẫn bé phân biệt nam và nữ.
4.2. Giai đoạn mầm non - 2 đến dưới 5 tuổi
Khi trẻ bước vào giai đoạn này cũng là lúc bé nên được trang bị các kiến thức về việc một đứa trẻ được ra đời như thế nào.
Vì thế mà việc giáo dục giới tính theo độ tuổi là rất cần thiết. Lúc này bố mẹ cũng cần giúp bé hiểu được quyền không thể xâm phạm của cơ thể mình, nhận thức đâu là hành động phù hợp, đâu là hành động người khác không được phép tùy ý thực hiện.
4.3. Trẻ em "nhỡ" - từ 5 đến dưới 8 tuổi
Lúc này thì trẻ nên được dạy điều gì: Hiểu về tình dục, về vai trò của mỗi giới trong quan hệ tình dục là như thế nào. Bé cũng cần được chỉ dẫn về quyền riêng tư và tôn trọng người khác.
Hiện nay, trẻ em có xu hướng dậy thì sớm nên đây cũng chính là lúc bố mẹ cho con biết thế nào là dậy thì, về những thay đổi của cơ thể khi trẻ dậy thì.
Một điều vô cùng quan trọng không thể bỏ qua chính là trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản nhằm giúp bé phòng tránh xâm hại, các cách tự vệ cơ bản khi gặp tình huống nguy hiểm.
4.4. Lứa tuổi thiếu niên - từ 9 đến 12 tuổi
Ngoài việc củng cố các kiến thức đã hướng dẫn trẻ trước đó để bé hiểu, đây cũng là lúc trẻ nên được biết về tình dục an toàn và các biện pháp phòng tránh thai.
Những kiến thức này nhiều người cho rằng đang vẽ đường cho hươu chạy, nhưng bản chất là đang giúp các con tự bảo vệ bản thân, tránh những hậu quả đáng tiếc do thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản như mang thai ngoài ý muốn.
Bố mẹ hãy là những người bạn với con trong lúc bé có những biến đổi tâm lí mạnh mẽ, bắt đầu có cảm giác với người khác giới để giúp con hiểu về một mối quan hệ lành mạnh, an toàn.
4.5. Trẻ vị thành niên: 13 - 18 tuổi
Đây là lúc bố mẹ luôn ở bên lắng nghe và giúp đỡ trẻ khi có những băn khoăn cần giải đáp. Tuổi vị thành niên thường rất nổi loạn và ngang bướng bên đôi khi sẽ muốn hành động theo ý mình.
Đó chính là lí do chúng ta cần trang bị kiến thức giáo dục giới tính theo độ tuổi từ sớm để đến thời điểm này có thể yên tâm rằng con có đủ kiến thức và hiểu biết để tự bảo vệ bản thân.
Hi vọng cha mẹ có thể tìm được cách giáo dục giới tính cho con đúng đắn, đầy đủ đẻ con trẻ bảo vệ được mình tránh bị xâm hại tình dục hay lạm dụng.
Để lại bình luận
5