- Tác dụng của hoa tam thất, những ai không nên dùng hoa tam thất
- Tác dụng của hoa đu đủ đực và những lưu ý khi sử dụng?
- 12 công thức nước ép trái cây ngon miệng giúp giúp trẻ hóa làn da
- Tác dụng của trà hoa cúc và những lưu ý khi sử dụng
Không chỉ vậy, hoa đậu biếc còn mang đến nhiều tác dụng cho sức khoẻ bạn nên biết.
1. Nguồn gốc và đặc điểm của hoa đậu biếc
1.1 Nguồn gốc
Hoa đậu biếc hay đậu hoa tím, bông biếc là một loài thực vật có nguồn gốc từ Châu Á xích đạo như Nam Á và Đông Nam Á nơi có nền nhiệt cao cũng như môi trường thích hợp cho các loài thực vật thân thảo phát triển.
Sau này loài cây này đã được du nhập và nhân giống trồng tại khắp nơi trên thế giới như Châu Phi, Úc và Châu Mỹ.
- Ở Việt Nam hoa đậu biếc được trồng rộng rãi để trang trí các bờ rào, cổng nhà, làm phân xanh, che phủ đất và để cải tạo đất cằn cỗi.
- Tại Ấn Độ hoa đậu biếc được tôn sùng là hoa thánh và được dùng trong các nghi lễ puja hằng ngày để cầu cho các vị thần vui lòng và ban phước lành.
1.2 Đặc điểm
Hoa đậu biếc tên khoa học là Clitoria ternatean, thuộc chi Clitoria, họ Fabaceae. Là một loại cây thân thảo, dây leo thân và cành mảnh có lông. Hoa có màu xanh tím biêng biếc vô cùng đẹp mắt được tạo ra từ 2 chất anthocyanin và flavonoid được dùng nhiều trong việc chế tạo phẩm màu tự nhiên.
Hạt hoa đậu biếc có chứa các acid amin và một loại dầu độc dùng trong công nghiệp làm thuốc tẩy. Rễ có vị chát và đắng thường được dùng trong các bài thuốc cổ truyền.
1.3 Ý nghĩa
Hoa đậu biếc màu xanh tím huyền bí cuốn hút mang trong mình một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Hoa đậu biếc đẹp nền nã kết hợp với sự duyên dáng e thẹn đại diện cho niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống. Đây còn là loài hoa mang ý nghĩa cho sự cởi mở, hòa đồng và đáng tin cậy.
2. Tác dụng của hoa đậu biết
2.1 Ngăn ngừa lão hóa sớm
Trà hoa đậu biếc có chứa các chất ngăn ngừa quá trình oxy hóa của tóc. Các chất này giúp tăng lưu lượng máu ở da đầu củng cố nang tóc từ đó giúp cải thiện tình trạng bạc tóc hay hói đầu sớm.
Chất elastin và collagen trong trà hoa đậu biếc giúp ngăn ngừa nếp nhăn cũng như tăng độ đàn hồi của da giữ nét thanh xuân cho làn da. Hợp chất flavonoid trong hoa đậu biếc được cho là giúp tăng collagen trong da từ đó cải thiện tình trạng da bị lão hóa.
Ngoài ra trà hoa đậu biếc còn giúp tăng tế bào tóc và dưỡng ẩm da nhờ chất quercetin.
2.2 Trị rụng tóc
Trong hoa đậu biếc có chứa Anthocyanin - chất giúp tăng lưu lượng máu trong da đầu, duy trì và củng cố các nang tóc.
Bên cạnh đó, nền y học Thái Lan cổ đại đã tận dụng hoa đậu biếc như một loại thảo mộc giúp nam giới tránh được tình trạng bạc sớm và hói đầu.
2.3 Tốt cho não bộ
Theo những nghiên cứu trên cả chuột cho thấy, khi dùng hoa đậu biếc lượng acetylcholine (hợp chất hoạt động quan trọng giúp tăng cường trí nhớ) đã tăng đáng kể so với giá trị ban đầu.
2.4 Giảm lo âu, trầm cảm
Theo như nghiên cứu trên chuột, trà hoa đậu biếc khi được sử dụng với liều lượng 400mg/ kg đã giúp chúng giảm được các tác động sinh học của chứng căng thẳng.
2.5 Tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Theo nghiên cứu, hoa đậu biết giúp ức chế α-glucosidase của ruột và α-amylase của tuyến tụy. Hơn nữa, hoa đậu biếc còn làm phát huy tác dụng của các thực phẩm chức năng gốc thực vật, giúp cho việc phòng ngừa và điều trị tiểu đường được dễ dàng hơn.
2.6 Tốt cho tim mạch
Trong một nghiên cứu về bệnh máu nhiễm mỡ, hoa đậu biếc có thể ức chế triglycerid và cholesterol toàn phần. Cả hoa và rễ của đậu biếc cũng có tác dụng giảm cholesterol, tác động tích cực đến tim mạch.
2.7 Làm giảm huyết áp cao
Một số phương pháp truyền thống đã sử dụng hoa đậu biếc như thuốc lợi tiểu, bên cạnh đó, điều này cũng được những nghiên cứu công nhận.
Hoa đậu biếc giúp thúc đẩy quá trình thoát nước trong cơ thể, giảm khối lượng máu, từ đó tránh được việc tăng huyết áp.
2.8 Hạ sốt
Chiết xuất methanol trong hoa đậu biếc giúp chống nhiệt miệng bằng cách mở rộng các mạch máu ngay dưới da, làm tăng lưu lượng máu ở nơi có thể dễ dàng làm mát hơn.
2.9 Chống hen suyễn
Trong một nghiên cứu trên chuột, chiết xuất etanolic của hoa đậu biếc đã cho thấy có tác dụng chống hen suyễn.
2.10 Giàu chất chống oxy hoá
Các hợp chất flavonoid, anthocyanin và phenolic trong hoa đậu biếc hoạt động như chất chống oxy hóa, giúp giảm stress và ngăn ngừa lão hoá do các gốc tự do gây ra.
2.11 Duy trì cân nặng
Trà hoa đậu biếc là một loại trà giảm cân mới lạ, loại trà này chứa chất EGCG thúc đẩy việc đốt cháy calo bằng cách tăng cường trao đổi chất.
Bạn có thể thưởng thức một tách trà hoa đậu biếc sau mỗi bữa ăn, việc này sẽ giúp thanh lọc cơ thể cũng như giảm lượng thừa nước tích tụ trong cơ thể.
3. Cách sử dụng hoa đậu biếc
3.1 Hoa đậu biếc tươi
- Bạn ngâm 5 - 8 hoa đậu biếc tươi vào 600ml nước nóng khoảng 15 phút thì vớt bỏ xác hoa.
- Tiếp đến, cho 3 muỗng canh đường vào nước hoa đậu biếc, khuấy đều đến khi đường tan hết rồi thêm đá lạnh vào và thưởng thức thôi!
3.2 Hoa đậu biếc khô
- Đầu tiên, bạn rửa sạch hoa đậu biếc với nước lạnh.
- Sau đó, cho hoa đậu biếc vào nồi và đun sôi hoặc ngâm trực tiếp với nước sôi với tỉ lệ 1gr hoa: 40ml nước nóng trong 15 phút rồi vớt xác hoa và thưởng thức trà hoa đậu biếc.
Lưu ý: Bạn có thể điều chỉnh lượng nước sôi để nước cốt có màu đậm, nhạt tuỳ theo mục đích sử dụng. Nếu muốn nước đổi màu từ xanh sang tím, bạn có thể cho thêm 1 - 2 giọt chanh hoặc tắc vào nhé!
Những thông tin về tác dụng của hoa đậu biếc, cách sử dụng hoa đậu biếc đã giúp bạn dễ dàng hơn trong việc nhận biết loại hoa này và dùng chúng một cách hợp lý. Chúc bạn và gia đình sẽ có những món ăn ngon và sức khoẻ tốt hơn nhờ hoa đậu biếc nhé!
Để lại bình luận
5