- Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn uống trà đen mỗi ngày?
- Gạo basmati là gì? Ăn gạo basmati có lợi ích gì cho cơ thể của bạn và gia đình?
- Vitamin A có tác dụng gì cho sức khỏe của trẻ?
- Gạo lứt và những giá trị dinh dưỡng của gạo lứt đối với sức khỏe
Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về 10 tác dụng của trà hoa cúc kèm với những tác dụng phụ mà bạn cần lưu ý khi dùng nhé!
1. Trà hoa cúc là gì? Nguồn gốc và đặc điểm
1.1 Trà hoa cúc là gì?
Các nghiên cứu cho thấy rằng, loại hoa cúc được dùng có tên gọi Chrysanthemum morifolium (cúc hoa trắng) hoặc Chrysanthemum indicum (cúc hoa vàng), họ Asteraceae.
Loại trà này được sử dụng trong hàng thập kỷ nay với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trà được biết là một dược liệu quý từ thời La Mã. Ở Việt Nam, từ thời xa xưa, cách ướp trà hoa cúc đã được áp dụng để bậc vua chúa được thưởng thức tách trà thượng hạng thơm ngon lại tốt cho sức khỏe.
1.2. Nguồn gốc và đặc điểm của hoa cúc
Nguồn gốc
Hoa cúc mọc dại và xuất hiện từ rất lâu, có nguồn gốc từ Đông Á và Đông Bắc châu Âu. Trong đó các loài hoa cúc nhiều nhất đều có nguồn gốc từ Đông Á và giống hoa đa dạng nhất là ở Trung Quốc.
Ngoài ra, còn rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc và thời điểm xuất hiện của hoa cúc như theo:
Giả thuyết 1
- Hoa cúc có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản, được thuần hóa cách đây hơn 5000 năm từ những bông hoa cúc mọc dại. Ở Nhật Bản, hoa cúc được xem là loại hoa quý (còn gọi là quốc hoa), thường được sử dụng trong các buổi lễ quan trọng và thậm chí còn có ngày hoa cúc riêng tại Nhật với tên gọi là Kiku no Sekku (tổ chức vào ngày 9/9).
- Hoa cúc bắt đầu được trồng vào đầu thế kỉ 8 đến cuối thể kỉ 12 (vào thời Nara và Heian), phổ biến nhất vào đầu thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19 (thời Edo) với nhiều giống hoa có hình dạng, màu sắc và hương thơm riêng.
Giả thuyết 2
- Theo tài liệu cổ Trung Quốc có ghi chép thì hoa cúc xuất hiện cách đây 3.000 năm. Hầu hết trong văn thơ Hán cổ, người ta gọi hoa cúc bằng nhiều cái tên khác nhau (thậm chí có từ 30 - 40 tên gọi) như: Diên hoa, Nữ hoa, Cam hoa,….
- Hoa cúc được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 15 và nằm trong bốn loài thảo mộc xếp vào hàng tứ quý “Mai, Cúc, Trúc, Tùng”.
1.3 Đặc điểm của trà hoa cúc
Hoa cúc, có tên khoa học là Chrysanthemums, cùng họ Cúc (hay gọi là họ Hướng dương, họ Cúc Tây với tên họ khoa học là Asteraceae).
Hoa cúc thuộc dạng cụm hoa đầu trạng, nghĩa là trục chính của cụm hoa phát triển rộng ra thành hình đĩa phẳng (hoặc hơi lồi), các cánh hoa xếp khít nhau cùng với phía ngoài là các lá bắc xếp thành vòng. Hoa có nhiều màu sắc và đường kính khác nhau, trung bình từ 1,5 - 12 cm, chúng có thể lưỡng tính hoặc đơn tính. Quả là loại quả bế, được tạo ra từ một lá noãn và không nứt nẻ ra khi chín.
Hoa cúc thường nở vào mùa thu và rộ nhất là tháng 11.
2. Các loài hoa cúc phổ biến và ý nghĩa của hoa cúc
Mỗi loại hoa thường đặc trưng với ý nghĩa khác nhau và hoa cúc cũng vậy. Bạn có thể bắt gặp một số loài hoa cúc phổ biến tại Việt Nam với ý nghĩa riêng như:
- Hoa cúc mâm xôi (cúc đại đóa hoặc hoa đại cúc): Thân mọc thẳng, nhỏ và phân thành nhiều nhánh. Lá có kích thước nhỏ, hơi nhám. Hoa nhỏ, màu vàng rất đẹp và tập trung mọc ở đầu cành. Hoa cúc mâm xôi tượng trưng cho sự sum vầy, phú quý, no ấm và hạnh phúc.
- Hoa cúc đồng tiền: Hoa có hình dạng đồng tiền, đường kính khoảng 10cm, được xếp từ 2 - 3 lớp các cánh hoa hình thuyền và nhị lớn.
- Màu sắc hoa rất đa dạng nên có ý nghĩa khác nhau (như màu vàng - thể hiện sự ấm áp, màu trắng - thể hiện sự tinh khiết, màu đỏ - thể hiện sự nhiệt huyết,…). Tuy nhiên, nhìn chung thì hoa đồng tiền tượng trưng cho sự vui vẻ, hạnh phúc, ngây thơ và tinh khiết.
- Hoa cúc họa mi: Thân nhỏ, mềm, vươn cao, mỏng manh nhưng sống rất dai và phân thành nhiều cành. Lá mọc cách, nhỏ, mềm và nhám. Hoa nhỏ và có màu trắng ngần để lộ ra nhụy hoa vàng tươi.
- Hoa cúc họa mi tượng trưng cho tình yêu thầm lặng, chung thủy, sống an nhiên và sự may mắn.
- Hoa cúc vạn thọ: Thân thảo, mọc thành vụi. Lá chét nhỏ, dạng hình thuyền và có răng cưa ở mép. Hoa có màu vàng hoặc màu vàng cam, hình cầu và đường kính từ 5 - 8cm.
- Hoa cúc vạn thọ tượng trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu, sức khỏe dồi dào và lòng hiếu thảo đối với các bậc đấng sinh thành.
- Hoa cúc bất tử: Thuộc cây thân thảo, mọc thẳng đứng. Lá mềm, có dạng thuôn hình giáo và dường như không có cuống, được mọc trực tiếp từ thân. Hoa mọc đơn lẻ ở phần đỉnh, đài hoa bên trong có màu đỏ nhạt hoặc màu vàng.
- Hoa được tạo nên từ nhiều cánh hoa nhỏ, thon dài có nhiều màu sắc như đỏ, trắng, hồng đậm,…. Hoa cúc bất tử tượng trưng cho tình yêu bất diệt, bên nhau mãi mãi.
3. Tác dụng của trà hoa cúc đối với sức khỏe
Từ lâu, trà hoa cúc đã được sử dụng vì mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người uống, vậy hãy điểm nhanh một số tác dụng phổ biến của loại trà này ra sao:
3.1 Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Hoa cúc chứa nhiều chất chống oxy hóa, góp phần cải thiện tình trạng giấc ngủ cho bạn. Trong đó, phải kể đến là hợp chất chống oxy hóa apigenin, đã liên kết với một số thụ thể nhất định trong não, làm giảm chứng mất ngủ đồng thời thúc đẩy cảm giác buồn ngủ.
Cuộc thử nghiệm trên 80 người phụ nữ sau khi sinh trong vòng 2 tuần liên tiếp. Kết quả cho thấy 40 người phụ nữ uống trà hoa cúc được cải thiện giấc ngủ và giảm bớt triệu chứng trầm cảm hơn so với các phụ nữ còn lại không uống trà.
Cuộc thử nghiệm khác trên 34 bệnh nhân (độ tuổi từ 18 - 65), chọn ngẫu nhiên bệnh nhân cho tiêu thụ 270 mg chiết xuất hoa cúc 2 lần/ngày trong vòng 28 ngày. Kết quả thấy rằng: những người đó có ngủ nhanh hơn 15 phút và có thời gian thức đêm ít hơn 1/3 so với người không dùng chiết xuất.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần có thêm nhiều cuộc nghiên cứu khác để chứng minh mức độ ảnh hưởng của trà hoa cúc đối với giấc ngủ. Vì thế, bạn cần sử dụng lượng trà vừa phải, tránh lạm dụng quá nhé!
3.2 Thúc đẩy tiêu hóa
Trà hoa cúc có khả năng thúc đẩy tiêu hóa bằng cách giảm đi các triệu chứng liên quan đến bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn, đầy hơi và loét dạ dày nhờ đặc tính chống viêm.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu khác được thực hiện trên cơ thể chuột Wister cái còn thấy rằng: chiết xuất hoa cúc rất hữu ích trong việc ngăn ngừa loét dạ dày. Vì nó có thể làm giảm đi nồng độ axit có trong dạ dày và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại, làm giảm đi tình trạng vết loét.
Không những thế, trà hoa cúc được sử dụng rất nhiều theo từng giai đoạn khác nhau. Điều này đã chứng minh rằng: trà hoa cúc đã được con người sử dụng để điều trị một số bệnh tiêu hóa (gồm buồn nôn và đầy hơi) trong suốt khoảng thời gian dài vì tính hiệu nghiệm.
3.3 Hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh ung thư
Nhờ chất apigenin mà hoa cúc có tác dụng giảm viêm và góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh một số bệnh ung thư, nhất là tế bào ung thư vú, da, đường tiêu hóa, tuyến tiền liệt và tử cung.
Ngoài ra, theo kết quả của một nghiên cứu trên 537 người, người ta quan sát đã thấy rằng: nhóm người uống trà hoa cúc với tần suất 2 - 6 lần/ tuần giảm đi nguy cơ phát triển ung thư tuyến giáp đáng kể so với những người không uống.
3.4 Giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Do có đặc tính chống viêm, trà hoa cúc có thể ngăn ngừa sự tổn thương của tế bào tuyến tụy, tránh làm cho lượng đường trong máu tăng cao đột biến cũng như giúp kiểm soát hàm lượng đường trong máu tốt hơn.
Tuyến tụy được biết đến có vai trò vô cùng quan trọng, vì nó sẽ chịu trách nhiệm việc sản xuất ra insulin - là hormone để loại bỏ đường ra khỏi máu.
Như trong một nghiên cứu trên 64 người mắc bệnh tiểu đường loại 2 (cả nam và nữ có độ tuổi từ 30 - 60 tuổi) cho thấy: những người uống trà hoa cúc 3 lần/ngày sau bữa ăn, liên tục trong 8 tuần có kết quả lượng đường huyết trung bình giảm đáng kể hơn so với những người uống nước.
3.5 Cải thiện sức khỏe tim mạch
Trà hoa cúc chứa nhiều hợp chất flavone - đây là chất chống oxy hóa có khả năng làm giảm huyết áp và hàm lượng cholesterol có trong máu, góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch.
Vì thế, bạn hãy bổ sung việc uống trà hoa cúc mỗi ngày để có được trái tim khỏe mạnh nhé!
3.6 Giảm lo âu và căng thẳng
Theo kết quả thử nghiệm được tiến hành trên 57 người vào năm 2009, các nhà nghiên cứu cho thấy chiết xuất trà hoa cúc có thể làm giảm bớt trạng thái lo âu và các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
3.7 Cải thiện sức khỏe làn da
Đã có kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ hoa cúc khi được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm (kem dưỡng mắt, kem dưỡng da, xà phòng,…) có tác dụng trong việc giữ ẩm, giảm ngứa, cải thiện cấu trúc và đàn hồi cho da nhờ hợp chất levomenol.
Ngoài ra, còn có chất chamazulene giúp ích trong hoạt động chống viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương trên da. Vì thế, sử dụng chiết xuất từ hoa cúc sẽ góp phần cải thiện đáng kể sức khỏe làn da của bạn.
3.8 Giúp giảm viêm và kháng khuẩn
Với đặc tính chống viêm, kháng khuẩn nên trà hòa cúc có hiệu quả trong việc làm giảm các vi khuẩn gây ra bệnh viêm họng (như vi khuẩn liên cầu) và chống nhiễm trùng (như vi khuẩn tụ cầu).
3.9 Cải thiện sức khỏe đôi mắt
Việc thiếu vitamin A có thể gây ra bệnh đục thủy tinh thể cũng như một số bệnh khác liên quan đến mắt.
Trà hoa cúc là nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin A, nên khi bạn uống trà mỗi ngày sẽ làm cho giác mạc được hoạt động tốt hơn, giúp mắt không bị khô và ngứa cũng như cải thiện sức khỏe cho đôi mắt một cách đáng kể.
3.10 Cải thiện sức khỏe răng miệng
Khi uống trà hoa cúc nguyên chất (không có đường) sẽ giúp cho nướu răng được khỏe mạnh vì giảm đi số lượng vi khuẩn bám trên men răng. Kết quả làm cho hơi thở của bạn trở nên thơm tho và sở hữu hàm răng trắng hơn.
4. Tác dụng phụ của trà hoa cúc
Dù trà hoa cúc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đáng kể nhưng bạn cũng nên biết cách sử dụng sao cho hợp lý để phòng tránh một số tác dụng phụ của loại trà này như:
4.1 Có thể gây dị ứng da
Hoa cúc cũng giống như các loại hoa khác đều có khả năng gây dị ứng khi ngửi phải một số bộ phận nhạy cảm của hoa như phấn và thậm chí đối với một số người khi uống trà loại hoa này cũng có thể bị dị ứng (như phát ban, nổi mẩn đỏ,…) bởi các thành phần hóa học có trong trà hoa cúc. Tuy nhiên, số lượng người bị dị ứng khi uống trà hoa cúc thường không nhiều.
Vì thế, bạn cứ yên tâm dùng thử nhưng chỉ nên dùng với lượng nhỏ để xem cơ thể mình có phản ứng bất ổn gì không nhé!
4.2 Dễ gây viêm da với loại da nhạy cảm
Trong hoa cúc có chứa alantolactone - chất này gây nên tình trạng kích ứng da và làm cho da xuất hiện các các triệu chứng đỏ và viêm nặng hơn. Vì thế, nếu da bạn nhạy cảm thì nên cân nhắc uống trà hoa cúc.
4.3 Gây rối loạn tiêu hóa ở người lớn tuổi
Dù trà hoa cúc có tác dụng tích cực trong việc kiểm soát huyết áp và hàm lượng cholesterol. Tuy nhiên, thực tế cho thấy loại trà này cũng có khả năng gây rối loạn tiêu hóa ở người lớn tuổi vì hoạt động dạ dày của họ hoạt động kém hơn người bình thường.
4.4 Ảnh hưởng không tốt đến phụ nữ mang thai
Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc sử dụng trà hoa cúc có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, trong thời kì mang thai (nhất là những tháng đầu) và đang trong giai đoạn cho con bú thì phụ nữ cũng nên tránh việc dùng trà hoa cúc. Vì một số thành phần của trà có thể gây hại cho sự phát triển của trẻ.
Ngoài ra, hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai thường yếu hơn, hoạt động của lá lách và dạ dày đều kém nên khi uống trà hoa cúc dễ gây ra kích thích dạ dày, tiêu chảy hoặc một số triệu chứng khác.
4.5 Gây tình trạng huyết áp không ổn định
Với người bị huyết áp thấp, bác sĩ khuyên không nên uống trà hoa cúc hoặc sử dụng các đồ uống, thực phẩm từ hoa cúc, vì đang trong quá trình sử dụng các loại thuốc ổn định huyết áp, có thể gây ra hậu quả đáng tiếc.
4.6 Giảm tác dụng của một số loại thuốc
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy: việc dùng trà hoa cúc làm giảm đi tính hiệu quả của một số loại thuốc.
Chẳng hạn, với người bị tiểu đường đang dùng thuốc để cải thiện insulin trong máu thì cần tránh uống trà hoa cúc vì thành phần trong trà cũng sẽ tác động đến insulin, làm giảm khả năng tương tác của thuốc. Tương tự cho những ai đang dùng thuốc chống ung thư, kháng khuẩn và chống viêm thì cũng không nên uống trà hoa cúc.
Tuy nhiên, những tác dụng của trà hoa cúc không đáng kể vì thực tế đã cho thấy: hoa cúc là một loại thảo mộc nổi tiếng được sử dụng trong dân gian và y học cổ truyền từ rất lâu. Và đến ngày nay nhiều người vẫn còn thường xuyên sử dụng vì tính hiệu quả cao mà trà hoa cúc mang lại.
Hy vọng những thông tin phía trên sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về 10 tác dụng của trà hoa cúc và những tác dụng phụ mà bạn cần lưu ý khi sử dụng loại trà này. Hãy bảo vệ sức khỏe cho bạn và người thân với nhiều món ăn ngon và thông tin hữu ích ở trang Review365 bạn nhé!
Để lại bình luận
5