Hoa tam thất là gì?

Hoa tam thất là bộ phận được lấy trên cây tam thất - một loại cây thân thảo thường sống ở vùng lạnh. Hoa tam thất còn có một số tên gọi khác như: sâm tam thất, kim bất hoán, điền thất nhân sâm...

Tác dụng của hoa tam thất là gì? Những ai không nên sử dụng hoa tam thất?

Nụ hoa tam thất thường được hái vào tháng 6 - 8 hàng năm, có màu lục nhạt, đường kinh từ 3 - 5cm. Nụ hoa nếu không thu hoạch sẽ nở thành hoa tam thất có đường kính lớn hơn một chút, khoảng 4 - 6cm, nhiều bông hoa chụm lại giống như súp lơ. Nhiều người thường nhẫm lẫn nụ hoa tam thất với hoa tam thất nhưng về cơ bản, đặc tính y học của chúng đều giống nhau.

Phân loại nụ hoa tam thất:

  • Nụ hoa tam thất tươi: Là loại nụ hoa nguyên chất chưa qua chế biến, thường ít bán trên thị trường, không sợ bị làm giả nhưng lại khó bảo quản lâu dài.
  • Nụ hoa tam thất khô: Là một trong những loại phổ biến nhất trên thị trường, đã được qua sấy khô, có thể bảo quản lâu dài.
  • Nụ hoa tam thất nam: Là loại tam thất hiếm, có tác dụng điều trị các bệnh xương khớp như đau thần kinh tọa, đau vai gáy, gai cột sống..., ngoài ra còn có thể cầm máu, chữa viêm sưng.
  • Nụ hoa tam thất bắc: Là loại dược liệu quý hiếm được so sánh với nhân sâm, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, điều trị các bệnh liên quan đến tim mạch, phòng ngừa đột quỵ...

Tác dụng của hoa tam thất

Hoa tam thất có rất nhiều chất bổ đặc biệt là có chứa chất nhân sâm Rb1, Rb2, vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể rất tốt, giúp hạ huyết áp và an thần, trấn tĩnh, chính vì vậy mà khi uống nụ hoa tam thất có tác dụng chữa các bệnh như hoa mắt, cao huyết áp, thiếu máu lên não…

Theo Đông y

Theo nhiều chuyên gia đông y chia sẻ, khi uống nụ hoa tam thất có tác dụng tốt giúp tăng cường và cải thiện sức khỏe, chống hoa mắt và mệt mỏi, tăng khả năng ăn uống cho người kén ăn nếu sử dụng hợp lý, tốt cho những người có mồ hôi trộn

Ngoài ra, khi uống nụ hoa tam thất có tác dụng rất tốt cho giấc ngủ, tốt cho hệ thần kinh,  giúp vào giấc ngủ nhẹ nhàng, không mê man

Đối với phụ nữ, khi uống nụ hoa tam thất sẽ có tác dụng phòng chống bệnh ung thư, điều trị bệnh về gan, đường huyết, cao huyết áp… Đặc biệt những phụ nữ sau sinh con, uống nụ hoa tam thất rất lợi cho tuyến sữa, lợi sữa.

Tác dụng của hoa tam thất là gì? Những ai không nên sử dụng hoa tam thất?

Theo y học hiện đại, hoa tam thất có những lợi ích sau:

  • Thanh nhiệt, giải độc: Hoa tam thất có tác dụng thanh nhiệt, giảm nóng trong, giải độc cơ thể từ bên trong. Nhờ đó, hoa tam thất cũng rất tốt cho gan, hỗ trợ giải độc gan, mát gan và hạ men gan.
  • Hỗ trợ điều trị mất ngủ: Trong hoa tam thất có chứa saponin ginsenoid thuộc nhóm Rb, giúp ức chế khu thần kinh trung ương và làm tăng lưu thông tuần hoàn máu, nhờ đó có tác dụng an thần, cải thiện tình trạng mất ngủ.
  • Ổn định huyết áp: Trong tam thất có chứa  vitamin P có khả năng làm tăng sức bền của mạch máu, giúp ổn định và hỗ trợ những người có tiền sử bị huyết áp cao, phòng ngừa xơ vữa động mạch và tai biến mạch máu não.
  • Hỗ trợ người bị tiểu đường và mỡ máu: Hoạt chất GS4 có trong hoa tam thất có nhiều tác dụng tuyệt vời bao gồm: hỗ trợ làm giảm quá trình hấp thu đường ở ruột, hỗ trợ tăng men sử dụng đường ở mô cơ, tăng bài tiết cholesterol qua đường phân, hỗ trợ giảm cholesterol, giảm lipid trong máu và trong gan, nhờ đó vừa hỗ trợ hạ đường huyết vừa ổn định đường huyết, ngăn ngừa hiệu quả những biến chứng tiểu đường và mỡ máu.
  • Phòng tránh các bệnh về tim mạch: Chất noto ginsenosid có trong hoa tam thất có tác dụng hỗ trợ giãn mạch máu, phòng tránh bệnh xơ vữa động mạch. Những hoạt chất này khi hấp thụ vào cơ thể sẽ hỗ trợ giảm lượng homocysteine trong máu, từ đó có thể giảm những biến chứng nguy hiểm của các bệnh tim mạch gây ra như nhồi máu cơ tim, co thắt ngực…
  • Phòng tránh ung thư: Sử dụng hoa tam thất thường xuyên cũng có tác dụng phòng tránh ung thư nhờ có chứa saponin và nhiều chất chống oxy hóa khác, có khả năng ngăn ngừa khối u, ức chế sự hình thành phát triển của tế bào ung thư.
  • Hỗ trợ giảm cân, làm đẹp da: Những hợp chất trong hoa tam thất có khả năng đẩy nhanh quá trình tiêu hao mỡ, giúp giảm lượng mỡ thừa hiệu quả. Ngoài ra, nhờ đặc tính thanh nhiệt giảm độc, hoa tam thất cũng rất tốt cho da, giữ ẩm cho da, chống lão hóa da.
  • Tăng cường sức đề kháng: Không chỉ có tác dụng điều trị một số bệnh, hoa tam thất còn có khả năng giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, kích thích hệ miễn dịch, từ đó giảm được các bệnh vặt như cảm cúm, ho, sốt…
  • Tốt cho phụ nữ sau sinh: Hoa tam thất được biết đến với khả năng kích thích tuyến sữa cho phụ nữ sau sinh, giúp cho nguồn sữa mẹ dồi dào hơn.

Cách sử dụng hoa tam thất

Có nhiều cách để sử dụng hoa tam thất như làm thực phẩm ăn hàng ngày hoặc ngâm rượu nhưng một trong những cách phổ biến nhất chính là dùng hoa tam thất để pha trà.

Tác dụng của hoa tam thất là gì? Những ai không nên sử dụng hoa tam thất?

Cách pha trà với hoa tam thất vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần cho khoảng 15-20 hoa tam thất/nụ hoa tam thất vào ấm, thêm một ít nước sôi để tráng qua rồi đổ nước đó đi. Sau đó, bạn cho khoảng 500 ml nước sôi vào ấm, đợi khoảng 5-10 phút cho ngấm rồi uống.

Nước trà hoa tam thất có thể pha nhiều lần cho đến khi hết vị ngọt đắng. Không nên để trà sang ngày hôm sau, sẽ không tốt cho sức khỏe.

Những người không nên sử dụng hoa tam thất

  • Người có tiền sử huyết áp thấp không nên sử dụng hoa tam thất và các chế phẩm từ hoa tam thất.
  • Người có thể trạng hàn, thường xuyên bị lạnh, người đang bị cảm lạnh.
  • Phụ nữ đang đến kỳ kinh nguyệt.
  • Phụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Hoa tam thất là một loại thảo dược tốt nhưng cũng không nên sử dụng thường xuyên trong thời gian dài vì nó có tính mát, có thể ảnh hưởng tới đường tiêu hóa, gây đầy bụng, chậm tiêu.
7, Theo Reviview 365 tổng hợp