- Khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất đời người – 20 loại khẩu nghiệp cần tuyệt đối tránh
- Có 7 tầng khẩu nghiệp - Tránh gây khẩu nghiệp thế nào cho hay?
- Lắng nghe lời Phật dạy về công việc để sớm có sự nghiệp thành công
Thời gian gần đây, “khẩu nghiệp” là cụm từ đang rất được thịnh hành trong giới trẻ. Khi tranh cãi một vấn đề nào đó, mọi người thường sử dụng từ khẩu nghiệp để nhắc nhở nhau về cách ứng xử văn minh, lịch sự.
1. Khẩu nghiệp là gì?
Khẩu nghiệp được nhiều người cho rằng là một loại nghiệp chướng, bắt nguồn từ những lời nói không hay. Theo Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong 04 nghiệp nặng nhất.
Nếu phát ngôn những lời lẽ khó nghe, ác ý, gây ra những hậu quả nghiêm trọng hay khiến người khác buồn phiền thì đây chính là một tội ác.
Người xưa có câu: “Không có con dao nào sắc bén bằng miệng lưỡi con người”. Vì vậy, trước khi phát ngôn, chúng ta cần phải suy nghĩ cẩn trọng để tránh gây ra hậu quả cho bản thân và người khác, hay còn gọi là khẩu nghiệp.
2. Khẩu nghiệp là gì trên Facebook?
Với sự bùng nổ mạnh mẽ của Internet, các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,… đang ngày càng thịnh hành. Do đây là những không gian mở nên con người có thể tự do để lại những quan điểm, ý kiến và bình luận vào bài viết của người khác.
Từ đây, việc đố kỵ, ghen ghét một người nào đó được thể hiện rất rõ qua những lời khẩu nghiệp. Đó có thể là những lời chê bai, chửi rủa, lăng mạ đối phương, thậm chí là cả gia đình của họ.
3. Lời Phật dạy về khẩu nghiệp
Theo Phật giáo, khẩu nghiệp từ miệng có nhiều loại và mức độ khác nhau. Trong đó có 04 loại chính:
Thiến ngữ (gọi là những lời lẽ thô thiển)
- Theo quan điểm của Phật giáo, nghiệp này được gọi là ác nhân. Những người hay phát ngôn để chửi mắng, đả kích, làm tổn hại đến danh dự của người khác là họa từ miệng ra. Họa này không chỉ gây hại cho người khác mà còn là quả báo cho chính bản thân mình
- Vậy nên, Phật dạy mỗi người phải biết tôn trọng người khác để như tự tôn trọng chính bản thân. Nói ra những lời lẽ thô tục chính là hạ thấp và gây tổn phước cho chính bản thân mình.
Vọng ngữ (hay còn gọi là nói dối)
- Theo quan niệm của Phật giáo, điều được coi trọng đầu tiên chính là sự thành thật. Chính vì thế, việc nói dối là một trong những nghiệp nặng.
- Theo Phật pháp, nghiệp nói dối nghiêm trọng nhất đó chính là mình đang nối mà còn không biết bản thân mình nói dối. Những lời nói dối đó không phải để làm hại một ai đó, chỉ là những lời nói đùa nhưng lại là một hình thức tự rước họa vào mình.
- Vì vậy, những phát ngôn nói dối đó khiến cho bản thân mình bị mọi người xa lánh, dè chừng không còn đặt niềm tin vào bạn. Chính vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, dù lời nói dối có là tâm ý hay là ác ý thì đều là nghiệp không tốt, làm tổn hại uy tín của chính mình.
Xảo ngữ (là những lời lẽ khiêu khích)
- Xảo ngữ được hiểu là khi bạn sử dụng những lời nói để châm chọc, khích bác người khác, điều này thể hiện tính tình đố kỵ của bản thân. Tuy chỉ là những lời nói châm chọc nhưng cũng chính là bạn đang tạo nghiệp từ miệng.
- Những người thường có lời lẽ gây khiêu khích rất dễ bị mọi người xa lánh hay bị người khác trả thù.
Ba phải (là những người nói hai lời)
- Những người có tính cách ba phải là những người vô cùng nham hiểm, tuyệt đối không nên kết giao. Theo Phật giáo, nghiệp này không phải là nói sai sự thật mà là một nghiệp ác cực kì không tốt.
- Những người có tính cách ba phải là lúc nói thế này lúc sau lại nói thế khác, luôn gây ra mâu thuẫn trong các mối quan hệ. Nếu bạn đang có tính cách như vậy thì nên bỏ ngay lập tức để tránh tạo ra nghiệp nặng và quả báo sau này.
4. Cách tu khẩu nghiệp đơn giản hiệu quả ai cũng làm được
Những người hay nói những lời cay độc, nói dối, chửi mắng thì sớm muộn quả báo cũng sẽ đến. Họ sẽ gặp những điều xui xẻo, làm gì cũng gặp khó khăn trong cuộc sống.
Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu xem làm thế nào để tu khẩu nghiệp hay còn gọi là bớt khẩu nghiệp từ miệng. Và dưới đây là một số gợi ý:
Bạn không nên đánh giá về gia cảnh, gia đình người khác
- Thứ nhất, trong chúng ta không ai có thể lựa chọn gia đình và gia cảnh, mỗi con người thì có một số phận riêng. Thứ hai, hoàn cảnh và gia đình người khác không hề liên quan đến bản thân bạn.
Bạn không nên đưa ra những đánh giá về một người khác
- Bạn không thể “nhìn mặt mà bắt hình dong”. Nếu bạn vội đánh giá nhận xét về một người nào mà chưa biết rõ họ như thế nào thì có thể khiến bạn tạo nghiệp.
Bạn không nên đánh giá về học thức của người khác
- Mỗi người sinh ra đều có nhận thức và được học hành khác nhau. Có rất nhiều tấm gương, họ không được đi học nhưng vẫn tạo ra những điều kỳ tích mà ngay cả những người như tiến sĩ, kỹ sư cũng không tạo ra được
- Bạn không nên đánh giá phẩm chất, đạo đức của người khác. Bởi thực tế, phẩm chất đạo đức của bạn chưa chắc bằng người khác
Bạn tuyệt đối không nên nói những lời làm tổn thương người khác
- Hôm nay, bạn dùng những lời lẽ khó nghe với người khác và làm tổn thương họ. Nhưng ngày mai lại có người khác cũng dùng chính những lời lẽ đó khiến bạn bị tổn thương, bị xúc phạm,… Đó là nghiệp.
- Chính vì vậy, hãy suy nghĩ chín chắn trước khi phát ngôn. Lời nói rất dễ để nói ra nhưng không thể thu lại được.
Trên đây là bài viết giải nghĩa khẩu nghiệp là gì và những vấn đề xoay quanh. Hy vọng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn trong công việc và cuộc sống.
Để lại bình luận
5