- 10 thói quen xấu khiến bụng của bạn càng ngày càng béo ra
- 6 tư thế ngủ hữu ích mà nhiều người không biết
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn vận động quá ít, nên cải thiện ngay
- 4 điều tốt lành nên làm khi thức dậy buổi sáng
Cụ thể lắc vòng có hại thận không, bài viết sẽ làm rõ các thông tin về vấn đề này.
Lắc vòng có tốt không?
Lắc vòng là bộ môn thể thao được nhiều chị em thực hiện tại nhà, không chỉ có hiệu quả giảm cân và làm đẹp, nhiều người còn duy trì lắc vòng như một cách vận động hàng ngày để rèn luyện sức khỏe. Phương pháp tập luyện này cũng rất linh hoạt, bởi chỉ cần một chiếc vòng cùng với sức khỏe tốt thì bạn có thể tập luyện ở bất kỳ vị trí, địa điểm nào.
Giúp giảm cân
Nhiều nghiên cứu đã công nhận những tác dụng hiệu quả của việc lắc vòng. Trong đó mục đích tập luyện của nhiều người là để giảm cân, bên cạnh đó bạn cũng sẽ nhận được nhiều lợi ích khác. Chỉ cần từ 20 – 30 phút lắc vòng mỗi ngày sẽ giúp làm săn chắc các mô và cơ vùng bụng, hông và bắp tay. Thời gian này cũng giúp cơ thể bạn tiêu hao năng lượng đáng kể, trung bình từ 290 – 210 calo. Nguồn năng lượng dư thừa này tập trung chủ yếu trong phần chất béo ở vùng bụng, vì thế phương pháp này sẽ giúp bạn giảm cân vùng bụng nhanh trong 1 – 2 tháng.
Đào thải độc
Lắc vòng cũng là một cách thải độc cho cơ thể khá hiệu quả, bởi vì khi bạn vận động sẽ tiết ra rất nhiều mồ hôi. Trong đó bao gồm các chất độc hại, dư thừa được cơ thể loại bỏ . Vì thế nên lắc vòng cũng sẽ giúp tăng cường sức đề kháng và ngăn chặn nhiều căn bệnh nguy hiểm như tim mạch, bệnh huyết áp, tai biến, xơ vữa động mạch…
Tăng cường lưu thông máu
Hình thức vận động này không chỉ tác dụng lên vùng eo thôi mà còn tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác của cơ thể. Nhờ đó mà máu huyết sẽ lưu thông đến toàn bộ cơ thể, phòng ngừa quá trình lão hóa sớm xảy ra. Quá trình lắc vòng cũng hỗ trợ hoạt động tuần hoàn tốt, dòng tuần hoàn của cơ thể sẽ điều chỉnh theo tốc độ nhanh – chậm khi bạn luyện tập.
Hỗ trợ xương khớp
Ngoài ra một số nghiên cứu đã chứng minh khi lắc vòng thì xương khớp của bạn cũng sẽ được khỏe mạnh và bền bỉ hơn, thống kê cho thấy những người có thời gian lắc vòng từ 20 – 30 phút mỗi ngày, duy trì trong 1 – 2 tháng có các chỉ số cơ thể đều, khỏe mạnh, mức độ canxi ổn định. Và đây cũng là phương pháp vận động giúp bạn phòng ngừa nguy cơ béo phì xảy ra.
Săn chắc đôi chân
Không chỉ tác động lên vùng eo và bụng, lắc vòng cũng giúp đôi chân của bạn săn chắc. Bởi vì khi cơ thể bạn chuyển động theo vòng tròn thì chân của bạn bắt buộc đứng vững và tạo thế trụ chắc chắn. Đôi chân đóng vai trò quan trọng để cơ thể bạn giữ được thăng bằng, do đó khi lắc vòng không chỉ tác động lên cơ bụng và còn giúp cơ chân chắc chắn.
Giảm triệu chứng đau lưng
Đau lưng do lao động nặng hoặc đau lưng mãn tính có thể là do các vấn đề ở cột sống. Để giảm đau lưng, bạn có thể áp dụng các bài tập lắc vòng mỗi ngày để tăng cường lưu thông máu, điều này sẽ giúp cơn đau lưng của bạn giảm hẳn và giúp cột sống phục hồi các tổn thương tốt hơn. Bài tập lắc vòng cũng là cách khắc phục hiệu quả tình trạng cột sống xơ cứng cơ và đau nhức.
Săn chắc chi trên
Các bài tập lắc vòng cũng có thể thực hiện trên cánh tay hoặc chân, khi bạn sử dụng vòng bản nhỏ. Tương tự như tác động ở vùng eo, khi bạn lắc vòng ở cánh tay, cơ tay cũng được vận động và săn chắc. Với những bài tập lắc vòng ở tay hoặc ngực, bạn nên duy trì thời gian lắc vòng từ 4 – 5 phút.
Thận được bảo vệ hoàn toàn khỏi lực tác động khi bạn tập luyện thể
thao
Một số thông tin về vấn đề lắc vòng có ảnh hưởng đến thận không được nhiều chị em quan tâm. Thực tế các chuyên gia đã khẳng định phương pháp này không gây tổn thương vật lý đến các cơ quan trong ổ bụng. Mặc dù khi lắc vòng, cơ bụng và các cơ quan nằm trong ổ bụng sẽ chịu tác động đáng kể của ngoại lực nhưng các cơ quan này được bảo vệ bởi nhiều tầng cấu trúc khác nhau. Ngoài cùng là phần da và mỡ bảo vệ, bên dưới là phần mô ở thành bụng và cơ chắc chắn. Vì thế những ngoại lực ở mức vừa tác động khi bạn lắc vòng không ảnh hưởng đến những cơ quan này.
Bạn không chỉ dùng sức ở phần cơ bụng khi lắc vòng, ngoài ra còn có cơ lưng, cơ hoành phối hợp vận động. Vì thế triệu chứng duy nhất bạn có thể gặp phải khi lắc vòng là đau nhức ở phần eo, tuy nhiên điều này sẽ biến mất nhanh sau vài lần luyện tập. Một số nghiên cứu cho thấy việc lắc vòng cũng giúp bạn tăng cường được hoạt động nhu của ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa vận hành tốt hơn.
Lắc vòng cũng là cách vận động giúp bạn điều chỉnh nhịp thở, hỗ trợ tuần hoàn và trao đổi chất. Do đó nếu bạn vận động đúng cách, nghỉ ngơi hợp lý còn giúp vận chuyển máu và oxy đến các cơ quan vùng bụng. Vì thế lắc vòng thường được khuyến khích luyện tập đối với nhóm phụ nữ đang sinh đẻ để tử cung hồi phục nhanh hơn. Ngoài ra khi bạn luyện tập bộ môn này, hệ thần kinh sẽ chỉ huy những cơ quan vùng bụng phối hợp hoạt động tốt.
Thận nằm ở khu vực bụng dưới, do được bảo vệ tốt trong ổ bụng nên khi lắc vòng sẽ không gây tổn thương đến cơ quan này. Cho đến nay vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu chứng minh việc bạn lắc vòng có thể gây hại đến thận. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý, nếu bạn đang mắc chứng thận yếu hoặc bệnh thận giai đoạn nặng thì cần hạn chế vận động dùng lực ở bụng để tránh đau hông sau khi tập.
Những ai không nên lắc vòng?
Khi lắc vòng vận động bạn nên lưu ý, để không bị đau và ảnh hưởng đến các cơ quan thì bạn không nên lắc vòng bản lớn, và tránh luyện tập liên tục. Đặc biệt là khi bụng đang đói, mệt mỏi, vùng bụng có vết thương hoặc mới mổ xong thì không nên lắc vòng.
Như đã đề cập, cơ thể con người có cấu trúc bảo vệ chắc chắn bởi các mô, cơ và dây chằng, vì thế phương pháp tập luyện này hầu như không gây tổn thương đến các cơ quan bên trong. Vì thế thông tin lắc vòng nhiều gây vô sinh, hay gây cản trở đến khả năng sinh sản của chị em là thông tin sai lệch. Bất kỳ môn thể thao – vận động nào cũng đều không thể làm tổn thương cấu trúc buồng trứng, tử cung. Mắc dùng các chuyên gia cũng đã nhận định, lắc vòng mặc dù có thể tạo ra lực tác động lên vùng bụng nhưng lực này không đủ gây tổn thương hệ thống cơ quan bên trong cơ thể.
Tình trạng sưng hoặc bầm ở vùng eo sau khi lắc vòng có thể do khi lắc vòng mạnh gây cấn ở khu vực mào xương chậu. Tình trạng đau và tổn thương nhẹ này không nguy hiểm, thường xảy ra ở những người gầy, ít có lớp mỡ bụng đàn hồi che chắn. Mặc dù vậy vòng tập cũng không có khả năng gây tổn thương các cơ quan ở bên trong.
Hướng dẫn cách lắc vòng an toàn
Nếu như bạn lắc vòng đúng cách với thời gian phù hợp thì hoàn toàn có thể yên tâm phương pháp này không ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số lưu ý hướng dẫn lắc vòng đúng cách sau đây có thể đảm bảo an toàn cho bạn trong khi tập luyện bộ môn này:
Hướng dẫn thứ 1:
- Bước 1: Đầu tiên bạn cần đứng thẳng người, hai chân dạng rộng bằng vai.
- Bước 2: Chọn vòng bản vừa hoặc nhỏ và giữ ở vị trí eo, cố định vòng ở vị trí eo giữa bằng 2 tay.
- Bước 3: Phần trước của vòng nằm cách bụng trước, phần sau lưng áp sát mặt vòng.
- Bước 4: Bạn lấy lực ở tay và hông phối hợp đẩy vòng lắc, sau đó duy trì vòng xoay theo chiều kim đồng hồ.
Hướng dẫn thứ 2:
- Bước 1: Bạn đứng thẳng người , tương tự hai chân tạo trụ chắc chắn, hai tay đặt vòng ở eo.
- Bước 2: Bạn dùng lực ở hông để đưa vòng lắc theo chiều kim đồng hồ và thực hiện lắc vòng như phía trên.
- Bước 3: Nếu như vòng đã chuyển động vào quỹ đạo, bạn bắt đầu hạ trọng tâm cơ thể xuống phía hông dưới.
- Bước 4: Bạn bắt đầu lắc vòng bằng lực ở hông, tiếp tục thực hiện tăng cường độ.
Những cách lắc vòng được hướng dẫn kể trên phù hợp với mục đích luyện tập giảm cân tại nhà. Ngoài lắc vòng ở quanh bụng, bạn cũng có thể dùng vòng bản nhỏ để tập lắc vòng phía trên ngực, dưới chân hoặc bắp tay. Lưu ý, bạn không nên lắc vòng liên tục trong 20 phút mà nên có thời gian nghỉ từ 1 – 2 phút giữa các đợt. Trong khi lắc vòng, bạn cần giữ tư thế lưng thẳng, đầu ngẩng cao để tránh xảy ra tình trạng đau nhức khi tập.
Những lưu ý khi thực hiện lắc vòng
Các phương pháp luyện tập thể dục – thể thao khi không được áp dụng đúng hướng đều có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Sau đây là những lời khuyên trong quá trình luyện tập được chuyên gia khuyến khích thực hiện:
- Khi luyện tập bạn cần chọn những trang phục gọn gàng và thoải mái, có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
- Trước khi bắt đầu bài tập lắc vòng, bạn nên khởi động trước, đặc biệt những khu vực bạn nên khởi động là vùng cơ bụng, hông và đùi.
- Bạn không nên chỉ lắc vòng ở một vị trí, bắt đầu từ vùng dưới ngực đến bụng, tập trung ở khu vực eo và cuối cùng là vùng hông.
- Thời gian lắc vòng ở mỗi chỗ là từ 3 đến 4 phút, sau đó bạn chuyển vị trí lắc vòng sang khu vực khác, thời gian tối đa cho mỗi lần lắc vòng là 30 phút.
- Những chiếc vòng dùng trong tập luyện có bờ trong gợn sóng dễ gây bầm và đau cho việc luyện tập, vì thế bạn nên chọn lựa vòng có bản nhỏ đảm bảo ân toàn hơn khi tập luyện lâu dài..
- Khi bạn vừa ăn no, hoặc đang đói, cơ thể mệt mỏi, hoặc nữ giới trong chu kỳ đèn đỏ không nên lắc vòng.
- Bạn cũng nên tránh lắc vòng nếu như đang mắc bệnh lý viêm ruột, thận ứ nước, sỏi thận, sỏi mật, đau dạ dày, viêm đại tràng….
- Kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi và tập luyện điều độ để tránh tình trạng mệt mỏi hoặc căng cơ sau khi tập.
- Bạn tránh tập lắc vòng khi bụng có dấu hiệu căng, chướng hoặc ăn không tiêu, điều này có thể ảnh hưởng đến thận và nhiều cơ quan khác.
- Trước và sau khi lắc vòng bạn cần uống một ly nước để cơ thể không bị thiếu nước khi tập, tuy nhiên cũng không nên uống quá nhiều nước để tránh xóc bụng và đau hông.
- Sau khi tập xong, bạn cần có thời gian đi lại nhẹ nhàng và hít thở sâu trước khi ngồi xuống nghỉ ngơi để không gây chèn ép tim.
Tình trạng đau hoặc bầm ở vùng hai bên sườn xảy ra phổ biến và không quá nghiêm trọng khi bạn tập luyện. Để giảm đau sau khi lắc vòng, bạn dùng khăn nóng để chườm vùng bị sưng đau, hoặc sử dụng dầu nóng để xoa bóp. Tình trạng đau lưng nhẹ cũng có thể xảy ra trong thời gian đau bạn luyện tập nhưng cảm giác này sẽ biến mất khi cơ thể bạn quen với tần suất luyện tập kể trên.
Bài viết đã chia sẻ một số thông tin liên quan đến vấn đề lắc vòng có hại thận không, cũng như hướng dẫn cách tập luyện khoa học. Hiệu quả của phương pháp lắc vòng sẽ phụ thuộc vào sự kiên trì khi tập luyện của mỗi người. Bất kỳ hình thức vận động nào cũng đều có thể làm cho cơ thể mệt mỏi và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu chúng ta áp dụng sai cách.
Để lại bình luận
5