Lạm phát là gì?

Lạm phát được hiểu là việc mức giá chung của hàng hóa/dịch vụ tăng lên 1 cách mất kiểm soát trong 1 khoảng thời gian khiến đồng tiền chung bị trượt giá, mất giá. Trong kinh tế, người ta hiểu 1 cách đơn giản lạm phát là việc đồng tiền của 1 quốc gia bị giảm hoặc mất đi giá trị so với đồng tiền của các quốc gia khác.

Lạm phát sẽ khiến hàng hóa bị đẩy giá lên rất cao so với thông thường. Bạn sẽ phải mất rất nhiều tiền mới mua được 1 món đồ mà trước kia chỉ mất 1 khoản tiền nho nhỏ là có được. Ví dụ, bình thường bạn mua 1 chiếc bánh mỳ với giá 5.000 đồng nhưng khi tình hình lạm phát xảy ra thì bạn phải bỏ ra mới 30.000 hoặc 40.000 đồng mới có thể mua được 1 chiếc bánh mỳ để ăn.

Lạm phát là gì? Nguyên nhân và tác động của nó đến nền kinh tế
Lạm phát là gì? Nguyên nhân và tác động của nó đến nền kinh tế

Lạm phát là 1 hiện tượng kinh tế tự nhiên,nó có thể xảy đến với bất cứ nền kinh tế nào vào bất kỳ thời điểm nào. Lạm phát được tính bằng đơn vị % và nó được chia thành 3 mức độ, đó là:

  • Lạm phát tự nhiên: 0 – < 10%
  • Lạm phát phi mã: 10% – < 1000%
  • Siêu lạm phát: > 1000%

Ở ngoài thực tế, các quốc gia đều kỳ vọng rằng mức độ lạm phát của quốc gia mình chỉ ở mức 5% trở xuống bởi vì đó chính là con số cực kỳ lý tưởng. Tuy nhiên không phải đất nước nào cũng có thể đạt được mong muốn này.

Nguyên nhân lạm phát

Tiếp theo phần khái niệm lạm phát là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân sinh ra lạm phát. Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp:

  • Lạm phát do cầu kéo: Khi nhu cầu của thị trường về 1 mặt hàng tăng cao, nó sẽ kéo theo sự tăng giá cả. Tình trạng ấy không được kiểm soát thì sẽ sinh ra lạm phát.
  • Lạm phát do chi phí đẩy: Chi phí đẩy của doanh nghiệp thường bao gồm các loại như: chi phí nguyên liệu, thiết bị – máy móc, tiền lương cho nhân công… Khi giá của 1 số yếu tố ấy tăng lên thì doanh nghiệp phải tăng giá sản phẩm để đảm bảo lợi nhuận. Và việc đó cũng khiến lạm phát sinh ra.
Lạm phát là gì? Nguyên nhân và tác động của nó đến nền kinh tế
Lạm phát là gì? Nguyên nhân và tác động của nó đến nền kinh tế
  • Lạm phát do cầu thay đổi: Khi thị trường có nhà cung cấp độc quyền và cố định về giá, mặt hàng có lượng cầu giảm không giảm giá trong khi mặt hàng tăng cầu thì lại tăng giá. Việc này khiến mức giá chung tăng lên và tạo ra lạm phát.
  • Lạm phát tiền tệ: Khi cung lượng tiền lưu hành của 1 quốc gia tăng thì đó cũng là tiền đề cho lạm phát sinh ra.
  • Lạm phát do xuất khẩu: Xuất khẩu tăng => tổng cầu cao hơn tổng cung => người ta phải thu gom sản phẩm để xuất khẩu => hàng cung cho thị trường trong nước bị giảm, tổng cung thấp hơn tổng cầu trong nước. Sự mất cân bằng cung – cầu là nguyên nhân hình thành lạm phát.
  • Lạm phát do nhập khẩu: Khi tổng cầu trong nước thấp hơn tổng cung gây mất cân bằng cung cầu => lạm phát cũng vì thế mà sinh ra.

Nguyên nhân gây ra lạm phát thì có rất nhiều nhưng 2 nguyên nhân chủ yếu thường là do cầu kéo và do chi phí đẩy.

Tác động của lạm phát đến nền kinh tế

Sau khi đã hiểu rõ lạm phát là gì và nguyên nhân sinh ra nó thì chúng ta cần tìm hiểu thêm về tác động của nó đến nền kinh tế. Lạm phát đem đến cả tác động xấu và tác động tốt.

Lạm phát là gì? Nguyên nhân và tác động của nó đến nền kinh tế
Lạm phát là gì? Nguyên nhân và tác động của nó đến nền kinh tế
  • Tác động xấu: Lạm phát tạo ra sự gia tăng chi phí cơ hội của việc tích trữ tiền, việc không chắc chắn về tình hình lạm phát trong tương lai sẽ là nguyên nhân ngăn cản quyết định đầu tư của các doanh nghiệp. Tốc độ lạm phát quá nhanh sẽ gây sự khan hiếm của hàng hóa, gây ra tâm lý hoan mang cho người tiêu dùng.
  • Tác động tốt: Trông 1 vài trường hợp, lạm phát có thể giúp giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp dựa trên giá cả cứng nhắc. Tuy nhiên nhìn chung, nó vẫn đem lại nhiều tác động xấu cho nền kinh tế hơn là tác động tốt nên các quốc gia luôn phải tìm cách giữ % lạm phát ở mức độ cho phép.

Trên đây là bài viết tổng hợp của chúng tôi về vấn đề lạm phát. Bạn đã nắm được lạm phát là gì và 1 số thông tin quan trọng khác. Hi vọng những hiểu biết này sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong tương lai!

7, Theo Reviview 365 tổng hợp