Lục phủ ngũ tạng là gì?

Lục phủ ngũ tạng là một cụm từ trong Đông Y, chỉ các cơ quan bao gồm tạng và phủ trong cơ thể con người. Đông Y lấy ngũ hành tương sinh làm gốc, theo đó Lục phủ ngũ tạng cũng có sự tương quan, ảnh hưởng lẫn nhau. Thuât ngữ trong đông y theo đó chỉ rõ:

Ngũ tạng là 5 bộ phận chứa đựng và chuyển hóa nằm ở trên toàn bộ cơ thể, bao gồm Tâm, Can, Tỳ, Phế, Cật.

  • Tâm ý chỉ tim
  • Can ý chỉ gan
  • Tỳ ý chỉ lá lách
  • Phế ý chỉ phổi
  • Cật ý chỉ thận

Lục phủ ngũ tạng bao gồm các bộ phận gì?

Lục phủ bao gồm 6 bộ phận chính cấu thành nên hệ tiêu hóa và bài tiết, chính là Vị, Đởm, Tam Tiêu, Bàng Quang, Tiểu Trường, và Đại Trường.

  • Vị ý chỉ dạ dày

  • Đởm ý chỉ mật
  • Tam tiêu ý chỉ thượng tiêu, trung tiêu, và hạ tiêu. Thượng tiêu là phần cuống họng trở lên, trung tiêu là phần giữa của dạ dày, và hạ tiêu phần cuống dưới của dạ dày.
  • Bàng quang ý chỉ bọng đái
  • Tiểu Trường ý chỉ ruột non
  • Đại Trường ý chỉ ruột già

Người xưa hay có câu “lục phủ ngũ tạng” dùng để chỉ các bộ phận quan trọng, giúp duy trì sự sống trong cơ thể con người. Tạng ý chỉ các khối nội tạng đặc như tim, gan, cật ... Phủ ý chỉ các khối rỗng

Lục phủ ngũ tạng là gì? Thế nào là “lục phủ ngũ tạng” khỏe mạnh?
Lục phủ ngũ tạng là gì? Thế nào là “lục phủ ngũ tạng” khỏe mạnh?

Làm thế nào để biết “ngũ tạng” đang gặp vấn đề?

Tạng Tâm (Tim)

Một trái tim có khỏe mạnh hay không có thể được nhận biết dễ dàng nhất thông qua nhịp tim. Nhịp tim bình thường trong lúc nghỉ ngơi của người trưởng thành là vào khoảng 60-100 nhịp/phút. Còn đối với trẻ em là 70-100 nhịp/phút. Nếu nhịp tim của bạn rơi vào mức 80 nhịp/phút, bạn có nguy cơ mắc các bệnh như là tiểu đường, béo phì, và bệnh về tim.

Ngoài ra, sẽ có một số dấu hiệu khác cho thấy tim không khỏe mạnh, như là đau vùng ngực bên trái, khó thở, hoa mắt chóng mặt, huyết áp cao, mệt mỏi, và hay ngủ vào ban ngày.

Can (Gan)

Gan là bộ phận quan trọng nhất trong tất cả những cơ quan hỗ trợ cho hệ tiêu hóa và giữ trọng trách rất lớn trong lục phủ ngũ tạng. Không có gan, cơ thể sẽ rất dễ nhiễm độc và không có sức mạnh chống lại bệnh tật gây ra do ăn uống. Lá gan đang trong tình trạng bệnh sẽ cho thấy rất nhiều dấu hiệu, điển hình như là:

  • Vàng da, vàng mắt, ngứa ngày trên da
  • Chán ăn, ăn không tiêu, ăn không ngon
  • Lòng bàn tay và các đầu ngón tay đỏ giống như đánh phấn
  • Dễ bị sưng tấy các khớp, đặc biệt là phần mắt cá chân và các ngón chân

Tỳ (lá lách)

Lá lách là một bộ phận được khá ít người biết đến và thậm chí còn không thể xác định được vị trí của nó trên cơ thể. Tuy nhiên, lá lách lại giữ vai trò khá quan trọng, giúp hỗ trợ hấp thu chất dinh dưỡng và miễn dịch cho cơ thể. Bạn sẽ nhận thấy lá lách đang kêu cứu khi:

  • Mệt mỏi, đổ mồ hôi, hay chảy nước mắt
  • Ăn nhiều mà vẫn không tăng cân
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Đau phần bụng ở trên bên trái và đôi khi lan tới cả vùng vai bên trái
  • Dễ bị chảy máu tay chân, nhiễm trùng

Phế (phổi)

Phổi là cơ quan nằm ở vị trí cao nhất trong ngũ tạng và khá dễ bị tổn thương bởi các tác nhân trực tiếp đến từ bên ngoài. Để nhận biết phổi đang gặp vấn đề, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu sau:

  • Thở hổn hển, khò khè, đặc biệt là khi phải vận động cơ thể
  • Ho khan, ho liên tục trong thời gian dài
  • Da xanh xao, thiếu sức sống do phổi không thu nạp đủ oxy
  • Hay mất tập trung, suy nghĩ kém
Lục phủ ngũ tạng là gì? Thế nào là “lục phủ ngũ tạng” khỏe mạnh?
Lục phủ ngũ tạng là gì? Thế nào là “lục phủ ngũ tạng” khỏe mạnh?

Cật (thận)

Thận luôn đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Khi thận kêu cứu, chất thải không được bài tiết sẽ lắng đọng trong cơ thể, sinh ra nhiều dấu hiệu đáng ngại, như là:

  • Đau vùng lưng phía dưới xương sườn và đau vùng hông
  • Nước tiểu nhiễm mỡ
  • Trong nước tiểu có máu và nhiều bọt
  • Tiểu nhiều lần
  • Tay chân phù nề
  • Ngứa trên da và nổi phát ban

Làm thế nào để biết “lục phủ” đang gặp vấn đề?

Vị (Dạ dày) và Tam Tiêu

Vị và Tam Tiêu đều nằm ở vùng bụng và có sự liên hệ mật thiết với nhau, nên những biểu hiện khi nhiễm bệnh cũng sẽ liên quan tới nhau. Những biểu hiện ấy thông thường sẽ là:

  • Đầy bụng
  • Ợ chua
  • Đau rát dạ dày
  • Chán ăn, suy nhược
  • Buồn nôn
  • Sụt cân không rõ lý do

Đởm (Mật)

Trong “lục phủ,” túi mật đóng vai trò tiết dịch mật và chuyển sang cho ruột non để tiêu hóa thức ăn. Khi trong mật chứa quá nhiều cholesterol hoặc các thành phần chính trong dịch mật lắng đọng bất thường, hiện tượng sỏi mật sẽ xảy ra. Từ đó gây viêm nhiễm cho túi mật. Bạn có thể nhận biết những vấn đề này thông qua rất nhiều dấu hiệu:

  • Đau đến quặn thắt ở vùng hông dưới bên phải. Cơn đau có thể lan đến cả vùng lưng và ngực.
  • Da vàng và mắt vàng
  • Hay buồn nôn sau bữa ăn, đặc biệt là bữa ăn nhiều dầu mỡ
  • Đôi lúc cảm thấy ớn lạnh
  • Phân có màu nhạt

Bàng quang (Bọng đái)

Có đến 90% những người mắc bệnh về bàng quang là nữ giới. Nguyên do là vì niệu đạo của nữ giới khá ngắn, nên vi khuẩn có thể dễ dàng xâm chiếm toàn bộ và gây viêm nhiễm. Có một số triệu chứng bạn sẽ thường gặp khi mắc bệnh về bàng quang, đó là:

  • Nước tiểu có lẫn máu và mùi hôi
  • Tiểu buốt, tiểu dắt
  • Tiểu nhiều lần
  • Đau quặn bụng dưới
  • Đau ở hai bên lưng hoặc ở giữa lưng
Lục phủ ngũ tạng là gì? Thế nào là “lục phủ ngũ tạng” khỏe mạnh?
Lục phủ ngũ tạng là gì? Thế nào là “lục phủ ngũ tạng” khỏe mạnh?

Tiểu trường (Ruột non)

Đây chính là nơi mà thức ăn được phân tách cấu trúc và biến thành acid amin, acid béo, và glycerol để cơ thể có thể hấp thụ được. Ruột non cũng là nơi vô cùng nhạy cảm với thức ăn nên bạn sẽ nhận biết được ngay các vấn đề bất ổn thông qua các dấu hiệu:

  • Đau quặn vùng giữa bụng
  • Tiêu chảy
  • Sốt cao
  • Mất nước
  • Buồn nôn và nôn
  • Chuột rút

Đại trường (Ruột già)

Ruột già chính là bộ phận cuối cùng trong hệ tiêu hóa. Bộ phận này có chức năng phân hủy phần thức ăn không được chuyển hóa thành chất dinh dưỡng thành bã, kết hợp cùng các vi khuẩn trong đường ruột để tạo thành phân. Nhờ đó, bạn có thể nhận biết được ruột già mắc bệnh thông qua các dấu hiệu:

  • Đại tiện ra máu và phân có mùi tanh
  • Đau rát hậu môn khi đại tiện
  • Căng tức bụng và đau quặn bụng
  • Sút cân nhanh, cơ thể mệt mỏi

Muốn dưỡng ngũ tạng khỏe, cần "khắc cốt ghi tâm" những điều này

Cơ thể khỏe hay không nhờ vào ngũ tạng. Giáo sư Lý Tế Nhân chia sẻ phương pháp chăm sóc tim, gan, phổi, lá lách, thận đơn giản, hãy biến chúng thành thói quen tốt mỗi ngày của bạn.

Giáo sư Lý Tế Nhân năm nay đã 80 tuổi, nhưng ông vẫn tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của một "quốc y đại sư" Trung Quốc là khám chữa bệnh khi vẫn còn có thể làm việc. Cống hiến những kiến thức và kinh nghiệm quý báu của mình cho cộng đồng.

Trong khuôn khổ bài viết này, giáo sư Nhân tiết lộ "nguyên tắc vàng" quan trọng nhất trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc 5 cơ quan nội tạng. Chỉ khi bạn đảm bảo rằng tim, gan, phổi, lá lách, thận khỏe thì mới có thể sống thọ.

Việc tập thể dục dưỡng sinh trên thực tế không có gì khó, nhưng nhiều người đã quan trọng hóa vấn đề, cho rằng bản thân không có đủ điều kiện để thực hiện. Điều đơn giản bạn cần đó là sự kiên trì, chỉ vậy thôi.

Theo chia sẻ của giáo sư Nhân, ông khỏe mạnh không chỉ dựa vào tập thể dục, mà ông còn quan tâm đến sức khỏe tâm sinh lý, ăn uống, công việc, ngủ nghỉ. Trong đó, việc chăm sóc ngũ tạng được xem là nhiệm vụ hàng đầu, đặc biệt quan trọng đối với ông. Phương pháp cụ thể như sau:

Lục phủ ngũ tạng là gì? Thế nào là “lục phủ ngũ tạng” khỏe mạnh?
Lục phủ ngũ tạng là gì? Thế nào là “lục phủ ngũ tạng” khỏe mạnh?

1. Cách dưỡng tim

Mỗi đêm trước khi đi ngủ nên dành ít phút bấm huyệt Lao cung trên bàn tay và huyệt Dũng tuyền ở lòng bàn chân. Việc này làm cho tim và thận có thể kết nối với nhau, có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ, rất cần thiết cho việc dưỡng tim.

Bên cạnh đó, cách dưỡng tim tốt nhất chính là dưỡng thần, thần kinh có cân bằng hay không quyết định việc bạn có giữ được hòa khí thanh thản hay không. Đừng quá vui cũng đừng làm cho mình rơi vào trạng thái quá buồn. Thường xuyên giữ trạng thái lạc quan, đừng hơn thua quá lâu sẽ gây hại cho tim.

Hãy nhớ và coi trọng giấc ngủ trưa. Tim là cơ quan nội tạng hoạt động mạnh nhất vào buổi trưa. Đây cũng là thời khắc giao hòa giữa âm và dương, nếu nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giữ nguyên được tâm khí, điều hòa tim mạch tốt nhất.

Nên bổ sung những loại đồ uống tốt cho tim như các loại sâm, thảo mộc pha trà uống, ăn thêm các món như nhãn, hạt sen, hoa bách hợp, mộc nhĩ... có tác dụng tốt cho tim và nuôi dưỡng tim khỏe mạnh mỗi ngày.

2. Cách dưỡng gan

Làm việc quá sức, mệt mỏi lao lực chính là cách làm cho gan tổn hại nhiều nhất. Vì vậy, hãy nhớ lên lịch làm việc vừa phải, trong sức của mình, kể cả việc rèn luyện thể lực cũng không nên quá sức. Cần lắng nghe cơ thể để điều chỉnh kịp thời.

Cổ nhân có câu nói nổi tiếng, con người ta khi nằm thì máu mới về với gan. Điều này đơn giản là khuyên bạn hãy đi ngủ đúng giờ, chỉ khi bạn có một giấc ngủ tốt và đều đặn thì gan mới được chăm sóc đúng cách.

Chế độ ăn uống tốt nhất để chăm sóc gan chính là ăn thanh nhạt, hạn chế hoặc không ăn thực phẩm cay, nhiều mỡ. Những loại thực phẩm này nếu ăn quá độ sẽ làm gan mất khí, tổn thương ngày càng trầm trọng.

3. Cách dưỡng phổi

Mỗi buổi sáng thức dậy, hãy dành ít phút để tập hít thở thật sâu, hơi thở càng sâu càng chậm càng hiệu quả. Mỗi một hơi thở ra hít vào tối thiểu kéo dài khoảng 6 giây. Cách thở này rất tốt cho việc dưỡng phổi, và nên làm đều đặn, đúng cách.

Hãy học cách nín thở để làm tăng công năng của phổi, mỗi ngày đều nên tranh thủ làm việc này. Đầu tiên là bạn hít thở, sau đó nín thở, rồi giữ nguyên hiện trạng (gần như không thở), càng giữ lâu càng tốt, cho đến mức không chịu đựng được thì thở nhẹ ra. Nên lặp lại động tác thở này 18 lần.

Nên ăn thêm các loại rau củ trái cây tốt cho phổi, ví dụ như ngô, các loại dưa trái, cà chua, lê...

Lục phủ ngũ tạng là gì? Thế nào là “lục phủ ngũ tạng” khỏe mạnh?
Lục phủ ngũ tạng là gì? Thế nào là “lục phủ ngũ tạng” khỏe mạnh?

4. Cách dưỡng lá lách

Bạn nên tập một số bài tập hàng ngày hoặc mát xa bấm huyệt để điều hòa "khí", tăng cường khả năng hoạt động của lá lách.

Ví dụ, trước khi đi ngủ hoặc sau khi ngủ dậy nên xoa bụng khoảng 36 lần bằng cách nằm ngửa, lấy rốn làm trung tâm, dùng bàn tay xoa đều theo kim đồng hồ 36 vòng, làm ngược lại 36 vòng nữa.

Dùng tay vỗ hoặc mát xa huyệt chiên trung 120 lần và huyệt đan điền dưới vùng rốn 100 cái.

Tì vị chính là nguồn gốc của khí huyết sản sinh và di chuyển, cũng là gốc của sự sống, vì vậy việc chăm sóc lá lách thì cần kết hợp với chăm sóc dạ dày.

Trong chế độ ăn uống nên chú ý một nguyên tắc là chỉ nên ăn no khoảng 70% nhu cầu. Cố gắng giảm ăn một chút, hơi đói một chút sẽ có lợi cho tì vị, giúp dạ dày dễ dàng tiêu hóa thức ăn.

Ngoài ra, một số thực phẩm đơn giản tốt cho tì vị như táo, khoai lang thì nên ăn nhiều hơn một chút. Ngoài ra, nên tăng cường ăn rau thơm, rong biển, bí các loại để củng cố tốt hơn các thành phần có lợi cho tì vị.

5. Cách dưỡng thận

Thường xuyên mát xa huyệt đan điền, huyệt quan nguyên, đồng thời bấm thêm huyệt mệnh môn, huyệt yếu dương quan có tác dụng dưỡng thận vô cùng hiệu quả.

Nên ăn bổ sung quả óc chó, kỷ tử, đậu đen, hạt vừng, các loại thực phẩm màu đen có thể bảo vệ thận một cách tối ưu.

Giáo sư Nhân cho biết, điều quan trọng nhất của việc dưỡng sinh chính là sự kiên trì, tạo cho mình thói quen, lâu dần bạn sẽ thực hiện nó một cách vô thức, không vất vả hay khó khăn gì nữa.

Điều tiếp theo là nên tìm hiểu thể trạng của bản thân, từ đó làm theo khả năng của mình, lựa chọn phương pháp phù hợp. Ngày này qua ngày khác bạn đều thực hiện công thức dưỡng sinh này, nó sẽ trở thành bình thường như chính hơi thở của bạn vậy.

Lục phủ ngũ tạng trong tiếng Anh

Lục phủ ngũ tạng vốn là một từ hán việt, do đó việc dịch sang tiếng Anh và truyền tải hết được ý nghĩa của từ Lục Phủ ngũ tạng tương đối khó. Lục phủ ngũ tạng trong tiếng Anh có thể là Viscera hoặc bạn có thể dùng Internal body organs

Theo các chuyên gia trong ngành, có một số cách diễn đạt Lục phủ ngũ tạng bằng tiếng Anh như sau:

  • viscera: có ý nghĩa là nội tạng, là từ khá tương quan với ý nghĩa của Lục phủ ngũ tạng, 
  • Internal body organs - internal organs: Các cơ quan nội tạng trong cơ thể người. Tuy nhiên dùng cách diễn đạt này thì các cơ quan nội tạng trong cơ thể người sẽ nhiều hơn là lục phủ ngũ tạng. Bao gồm cả bộ não chẳng hạn. Tuy nhiên, lục phụ ngũ tạng là các cơ quan trong cơ thể người chủ đạo. Nên trong một số trường hợp bạn có thể dùng cách diễn đạt này để nói tới lục phủ ngủ tạng trong tiếng Anh
  • Chiểu theo ý nghĩa tạng (đặc) - phủ (rỗng), bạn có thể sử dụng thêm tính từ hollow (rỗng) và solid (đặc) để diễn đạt kỹ hơn ý nghĩa của Lục Phủ Ngũ Tạng trong tiếng Anh.
lục phủ ngũ tạng trong tiếng Anh nói như thế nào?
Tiếng Anh lục phủ ngũ tạng

 

3, Theo Reviview 365 tổng hợp