- Mệnh hỏa là gì - Tính cách, màu sắc phù hợp với người mệnh hỏa
- Mệnh Kim là gì? Sinh năm nào? Những điều cơ bản nhất về hành Kim
- Mệnh Thủy là gì? Những đặc trưng cơ bản nhất của người mệnh Thủy
Hành Mộc là gì? Đặc điểm, tính chất của hành Mộc
Trong ngũ hành, hành Mộc đại diện cho mùa xuân, khi mà cây cối hoa cỏ sinh sôi nảy nở. Hành Mộc cũng là đại diện cho phương vị Đông và Đông Nam.
Khi là Âm Mộc, hành này chủ về mềm mại và dễ uốn nắn. Khi là Dương Mộc, hành này lại chủ về sự cứng rắn, bền chắc như thân gỗ lim.
Xét về mục đích sử dụng, khi dùng với chủ ý thiện lành, Mộc là cây gậy chống, giúp chống đỡ, nương tựa. Còn khi dùng với chủ ý ác dữ, Mộc là ngọn giáo, có tính sát thương cao, có thể tấn công mà cũng có thể tự vệ.
Trong văn hóa Việt Nam, cây tre được ca tụng về sự mềm dẻo trước gió, nhưng cũng vẫn đủ cứng chắc để làm giàn giáo. Đây cũng chính là đại diện tiêu biểu cho hành Mộc.
Khi ở hình tượng cây cối, hành Mộc mang năng lượng mạnh, thể hiện tính tăng trưởng cao, dễ dàng sinh sôi nảy nở, dễ dàng nuôi dưỡng, thích nghi với môi trường xung quanh.
Nguyên lý hoạt động của hành Mộc: Tương sinh – Tương khắc với hành nào?
Trong ngũ hành, các hành có sự tương sinh tương khắc với nhau, thể hiện sự chế ước cân bằng lẫn nhau, đồng thời cũng là sự biến hóa phức tạp của mọi sự vật sự việc trên đời.
1. Hành Mộc tương sinh với hành nào?
Quan hệ tương sinh còn được gọi là quan hệ mẹ con, tức người sinh là mẹ, người được sinh là con. Theo đó, hành Mộc tương sinh với hành Hỏa và hành Thủy, cũng là hợp với 2 hành này nhất. Tại sao ngũ hành Mộc hợp với ngũ hành Hỏa và ngũ hành Thủy?
Mộc sinh Hỏa, Mộc là mẹ của Hỏa, Mộc sinh Hỏa vì Mộc có thuộc tính ấm áp mà Hỏa có thể ẩn mình trong đó. Từ xa xưa người ta đã dùng Mộc để nhóm lửa, cụ thể là tạo sự ma sát giữa Mộc và Mộc để sinh ra Hỏa.
Thủy sinh Mộc, Thủy là mẹ của Mộc, Thủy sinh Mộc là vì có nước ấm mềm mại tưới tắm thì cây cối mới có thể sinh sôi nảy nở. Mọi thực vật trên đời này đều có nguồn gốc từ nước, cây không có nước sẽ héo khô.
2. Hành Mộc tương khắc với hành nào?
Tương khắc ở đây có nghĩa là các hành có sự ức chế, bài trừ hay đối lập với nhau. Trong ngũ hành thì hành Mộc khắc với hành Kim và hành Thổ.
Kim khắc Mộc cũng giống như lấy cương khắc nhu. Kim là kim loại được chế tạo làm công cụ có thể khoan cắt Mộc, Kim thắng Mộc là vì thế.
Mộc khắc Thổ, chuyên thắng tán. Mộc là cây, cây cắm rễ xuống đất, gốc rễ của cây có sức mạnh phi thường, phá vỡ sự cản trở của đất để lấy dinh dưỡng từ trong đất, vì thế mà Mộc thắng Thổ.
Hành Mộc có bao nhiêu nạp âm?
Xem tử vi, hành Mộc có tất cả 6 nạp âm, gồm Đại Lâm Mộc, Dương Liễu Mộc, Tùng Bách Mộc, Bình Địa Mộc, Tang Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc.
Về ngữ nghĩa, có thể hiểu các nạp âm này như sau:
- Đại Lâm Mộc: Cây rừng lớn.
- Dương Liễu Mộc: Cây dương liễu.
- Tùng Bách Mộc: Cây tùng già.
- Bình Địa Mộc: Cây đồng bằng.
- Tang Đố Mộc: Cây dâu tằm.
- Thạch Lựu Mộc: Cây lựu.
Trong Lục Mộc này, duy chỉ có Bình Địa Mộc (cây ở đồng bằng) là không sợ hành Kim khắc chế. Ngược lại, Bình Địa Mộc cần có Kim (cưa, búa đẽo gọt) hỗ trợ để trở thành vật hữu dụng (bàn, ghế, tủ).
5 Mộc còn lại đều sợ sự khắc chế của Kim, dễ bị vật dụng thuộc hành này đốn hạ. Nếu các hành Mộc này phối với Kim dễ tạo ra cục diện Hưu Từ Tử, dễ nghèo khổ hay gặp cảnh sinh ly tử biệt.
Nạp âm của ngũ hành Mộc gồm 6 đại diện Bình Địa Mộc, Đố Tang Mộc, Thạch Lựu Mộc, Dương Liễu Mộc, Đại Lâm Mộc, Tùng Bách Mộc.
Người hành Mộc sinh năm nào?
Nếu bạn muốn biết người mệnh Mộc, mạng Mộc sinh năm nào, có thể tham khảo nội dung dưới đây theo Lịch vạn niên:
- Nhâm Ngọ: 1942, 2002 – mệnh Dương Liễu Mộc
- Quý Mùi: 1943, 2003 – mệnh Dương Liễu Mộc
- Canh Dần: 1950, 2010 – mệnh Tùng Bách Mộc
- Tân Mão: 1951, 2011 – mệnh Tùng Bách Mộc
- Mậu Tuất: 1958, 2018 – mệnh Bình Địa Mộc
- Kỷ Hợi: 1959, 2019 – mệnh Bình Địa Mộc
- Nhâm Tý: 1972, 2032 – mệnh Tang Đố Mộc
- Quý Sửu: 1973, 2033 – mệnh Tang Đố Mộc
- Canh Thân: 1980, 2040 – mệnh Thạch Lựu Mộc
- Tân Dậu: 1981, 2041 – mệnh Thạch Lựu Mộc
- Mậu Thìn: 1988, 1928 – mệnh Đại Lâm Mộc
- Kỷ Tị: 1989, 1929 – mệnh Đại Lâm Mộc
Người sinh vào hành Mộc mùa nào tốt?
Nếu nói người mệnh Mộc sinh mùa nào tốt nhất thì ngoài ngũ hành sinh khắc còn phải dựa vào bát tự phối hợp nữa.
Nói sơ lược thì nếu sinh mùa đông gặp được Thổ Hỏa tương quan là tốt nhất, có thêm Kim tương ứng thì càng thêm cân bằng.
Mùa thu tuy không phải là mùa sinh được đánh giá cao cho mệnh này nhưng nếu có Kim tương quan, Thổ Hỏa đăng đối thì vẫn tính là tốt.
Với mùa sinh là mùa Hạ, người thuộc hành này nếu bát tự Thủy vượng hay có Thổ, Kim vừa phải sẽ tốt, tự có khả năng phát triển.
Sinh vào mùa đông, mệnh chủ cần có Thủy, Hỏa trong bát tự, vận mệnh sẽ hanh thông cát tường.
Đồ vật nào thuộc hành Mộc?
Xét từ thuộc tính của các đồ vật xung quanh, có thể xác định được đồ vật nào thuộc hành Mộc.
- Các loài thảo mộc bản chất chính là cây cỏ nên thuộc hành này.
- Đồ đạc bằng gỗ, nguyên liệu chính để làm nên nó là gỗ cũng thuộc hành Mộc.
- Đồ đạc bằng gỗ chính là thứ thuộc hành Mộc
- Giấy, là sản phẩm được làm từ bột gỗ, bột tre, là hành này.
- Màu xanh lục hay còn gọi là màu xanh lá cây, màu sắc của cây cỏ, là hành Mộc.
- Cột trụ và những đồ vật có hình trụ tượng trưng cho hành Mộc.
- Sự trang hoàng, trang trí nội thất cũng được coi là thuộc Mộc.
- Vật dụng mang mệnh này còn có thể là tranh phong cảnh.
Màu sắc đặc trưng của hành Mộc
Màu sắc đặc trưng của hành Mộc sẽ được xét theo màu sắc tương sinh tương hợp với hành này. Màu sắc kỵ với hành này chính là màu thuộc hành tương khắc với Mộc.
1. Hành Mộc hợp màu gì?
Xét theo ngũ hành, Thủy sinh Mộc, màu thuộc mệnh Thủy chính là màu tương sinh với Mộc, được xét là màu tốt nhất cho người mệnh này. Ở đây ta có màu xanh biển và màu đen là màu thuộc hành Thủy.
Màu xanh biển là màu của nước biển và cũng là màu của bầu trời. Màu này thể hiện sự bao la rộng lớn về không gian, cũng là màu của sự yên bình, tượng trưng cho trí tuệ, sự tự tin và lòng trung thành.
Màu đen tượng trưng cho hành Thủy, mang biểu tượng huyền bí, quyền lực và nghiêm trang, tạo sự bền vững, vững chắc và to lớn.
Màu tốt nhì với hành Mộc là màu tương hợp, cũng chính là màu bản mệnh. Ở đây chúng ta sẽ xét đến màu xanh lục.
Xanh lục hay còn gọi là màu xanh lá mang nhiều sắc độ từ đậm đến nhạt của lá cây, tượng trưng cho sức sống mãnh liệt và sự trong lành, thuần khiết trong tâm hồn, đại diện cho khát vọng chinh phục tri thức của con người.
Ngoài ra chúng ta còn có màu của hành Thổ - hành mà Mộc khắc chế được cũng là màu sắc may mắn cho người mệnh Mộc, ví dụ như màu vàng sậm, nâu đất, vàng nhạt.
Màu vàng là màu của sự cao sang, quý phái, màu của hoàng gia theo quan niệm Á Đông, cũng là màu của kim loại vàng, tốt cho đường tài lộc.
Người mạng Mộc nếu biết lợi dụng màu sắc theo phong thủy, mặc quần áo, sử dụng đồ dùng màu tương sinh tương hợp với mình thì vận trình sẽ có thêm nhiều điều may mắn.
2. Hành Mộc kỵ màu gì?
Màu sắc mà hành Mộc kỵ nhất chính là những màu thuộc hành tương khắc với nó, tức màu thuộc hành Kim. Hành Hỏa khắc chế Mộc, vì thế đây cũng là màu của Hỏa cũng là màu kỵ với hành này.
Màu trắng, màu bạc, màu kem tượng trưng cho những đồ kim khí, kim loại có thể gây tổn hại đến cây cối của Mộc, nên hạn chế sử dụng.
Màu đỏ của Hỏa tuy là màu của mặt trời, mang tới ánh sáng tốt cho sự phát triển của Mộc song nếu Hỏa quá vượng thì cây cối sẽ héo khô. Màu đỏ còn là màu của lửa, là màu thiêu đốt cây cỏ, biến Mộc thành tro tàn.
Mệnh chủ nên hạn chế sử dụng những màu này để giảm bớt những vận hạn xui xẻo có thể xảy ra.
Con số đại diện cho hành Mộc
Dựa theo ngũ hành phong thủy, mệnh Mộc được chia là Mộc Tốn và Mộc Chấn, tức mệnh Mộc cung Tốn và mệnh Mộc cung Chấn. Từ đây có thể xét đoán được con số tốt xấu cho mệnh chủ.
Muốn biết mình thuộc cung phi nào, bạn có thể tham khảo cách tính ở đây, hoặc trực tiếp xem theo năm sinh của mình tại đây.
Mộc Chấn: con số tốt cho mệnh là 1, 3, 4, 9. Con số xấu là 6, 7.
Mộc Tốn: con số tốt cho mệnh là 1, 3, 4. Con số xấu 6, 7.
Màu đại diện cho Mộc theo âm dương ngũ hành chính là số 1 và 2.
Hành Mộc có quan hệ gì với các lĩnh vực khác?
- Số Hà Đồ: 3
- Cửu Cung: 3, 4
- Thời gian trong ngày: Rạng sáng
- Năng lượng: Nảy sinh
- Bốn phương: Đông
- Bốn mùa: Xuân
- Thời tiết: Gió (ấm)
- Màu sắc: Xanh
- Thế đất: Dài
- Trạng thái: Sinh
- Vật biểu: Thanh Long
- Mùi vị: Chua
- Cơ thể, năng lượng: Gân, tay trái
- Bàn tay: Ngón cái
- Ngũ tạng: Can (gan)
- Lục dâm (lục tà): Phong
- Lục phủ: Đảm (mật)
- Ngũ căn: Xúc giác, thân
- Ngũ tân: Nước ráy tai
- Ngũ Phúc, Đức: Thọ (sống lâu)
- Ngũ giới: Sát sinh, giết hại
- Ngũ Thường - Nho giáo: Nhân
- Xúc cảm (tình chí): Giận (nộ)
- Tháp nhu cầu Maslow: T1: Thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.
- Giọng: Ca
- Thú nuôi: Hổ, Mèo
- Hoa quả: Mận, kiwi xanh, nho xanh, Đu đủ, Chanh xanh, chanh vàng.
- Rau củ: Bông cải xanh, bắp cải tím, cải xoăn xanh, ớt xanh, cải bó xôi spinach, rau sà lách xanh tím, củ su hào, bí xanh, khổ qua, cải lá xanh, mướp ngọt, măng tây xanh, lá rễ bồ công anh, lá rễ ngưu bàng, rau ngò, rau húng, cây tỏi tây, hành lá, Oregano.
- Gia vị: Hạt tiêu xanh tưới, đen khô, hạt hồi, hạt thìa là, hoa hồi, hạt ngò, hạt mè vàng.
- Ngũ cốc: Lúa mì, đậu xanh, đậu hà lan xanh, đậu lăng vỏ xanh.
- Thập can: Giáp, Ất
- Thập nhị địa chi: Dần, Mão
- Âm nhạc: Rê
- Thiên văn: Mộc Tinh (Tuế tinh)
- Bát quái: Tốn, Chấn
- Ngũ uẩn (ngũ ấm): Sắc Uẩn
- Tây Du Ký: Bạch Long Mã
- Ngũ Nhãn: Thiên nhãn
Tính cách người mệnh Mộc: thích lãnh đạo và hay nóng giận
Tính cách người mệnh Mộc rất dễ thay đổi nhưng nếu theo chiều hướng tính cực sẽ giúp công việc thăng tiến và cuộc sống hạnh phúc.
Theo thuyết ngũ hành, mỗi người thuộc một cung mệnh khác nhau sẽ có tính cách khác nhau và có nét đặc trưng riêng về vẻ ngoài, tính cách, cuộc sống hôn nhân theo từng mệnh. Dưới đây là bài viết liên quan đến tính cách người mệnh Mộc.
1. Vẻ ngoài
Người mệnh Mộc có phong thái của một người làm quan lớn. Nếu là đàn ông thì hiên ngang, khí phách, can đảm nếu là phụ nữ lại có chút nam tính. Nước da của những người thuộc mệnh Mộc thường không đẹp, da nhờn, hơi tối, gương mặt nghiêm nghị và lưng ngực thường bị trứng cá, răng vàng, nướu đỏ và mắt không sáng.
Người mệnh Mộc thường có cảm giác khô và đau miệng, hơi thở không được thơm tho, cơ thể hơi nặng mùi hơn so với những người khác. Những người này thường cao, nếu không cao thì dáng đi thẳng với tác phong mạnh mẽ, nhanh nhẹn.
2. Tính cách người mệnh Mộc
Người mệnh Mộc tính cách được ví như gió, họ nhanh nhẹn, lối tư duy mạch lạc, đầu óc nhạy cảm, đến và đi cũng nhanh như một cơn gió. Nhưng gió cũng hay thay đổi, nên nhìn chung những người này có cá tính không ổn định, lúc giông bão lúc lại nhẹ nhàng. Họ tưởng tượng nhiều hơn thực sự gắn bó với kế hoạch. Điểm bất lợi của người mệnh Mộc là ở tính hay chống đối, dễ gây mâu thuẫn và không được lòng lãnh đạo.
Mặt khác, người mệnh Mộc là người khôn ngoan đáng tin cậy, họ năng động, tự tin, nghiêm túc, hào phóng, công bằng, hiểu biết, có lòng trắc ẩn, ngoại giao tốt.
Những người này rất gan dạ, can đảm đôi khi táo bạo, cục cằn. Nếu không tu dưỡng tâm tính sẽ dễ trở thành tội phạm vì tính tình hung hăng, ưa bạo lực.
3. Sự nghiệp
Người mệnh Mộc đại diện cho sức sống mạnh liệt, nếu họ biết nhún nhường, bình tĩnh sẽ được nhiều người giúp đỡ, may mắn trong cuộc sống, nhưng nếu là kẻ kiêu ngạo, bốc đồng thì dễ gặp xui xẻo, làm việc gì cũng không thành.
Trong vai trò người lãnh đạo, người mệnh Mộc là người tích cực chủ động, họ thường gương mẫu, đi đầu khi tham gia những công việc khó khăn. Nhưng những người như vậy có xu hướng bị người khác ghen tị và cũng thường ghen tị người khác nên dễ bị kẻ xấu hãm hại, nếu không cẩn thận dễ gây họa vào thân.
Vốn là người nhiệt huyết, tràn đầy năng lượng nên người mệnh Mộc phù hợp với công việc có độ bền cao, đòi hỏi trí tuệ cao, và họ phát huy được bản thân khi làm công việc liên quan tới giao tiếp vì họ thích giao lưu, gặp gỡ người lạ.
Nếu như người mệnh Mộc kinh doanh một mặt hàng nào đó và có mở cửa hàng để buôn bán, thì nên chọn hướng Nam, Đông và Đông Nam. Bởi theo phong thủy những hướng này rất tốt cho người mệnh Mộc, không những giúp cho việc làm ăn thuận buồm xuôi gió mà còn thu hút được nhiều tài lộc, may mắn đến cho cửa hàng của mình.
Khi xảy ra tranh cãi thì người mệnh Mộc tốt nhất là không nên ra mặt, vì họ dễ nóng giận, dễ dẫn đến sự leo thang của cuộc xung đột. Tuy nhiên, do người mệnh Mộc thể lực tốt nên họ sẽ giữ thế áp đảo với những môn thể thao đối kháng.
Sự nghiệp của người mệnh Mộc phát triển mạnh. Tuy nhiên, nếu quá hay nghi ngờ sẽ ngăn cản con đường tiến thân của họ. Những người như vậy thường không thể chịu được thất bại, do đó nếu sự nghiệp chạm điểm đáy thì họ không gượng dậy nổi, thậm chí cam chịu, tư hủy hoại tương lai của mình.
4. Hôn nhân và gia đình
Người mệnh Mộc tính không ổn định, hay thay đổi nên dễ thất bại trong tình yêu. Tuy nhiên, nếu kết hợp với người có tính nhất quán như mệnh Thủy thì tình yêu và hôn nhân sẽ hạnh phúc hơn.
Đàn ông mệnh Mộc cứng rắn, diện mạo phóng khoáng, nếu theo đuổi đến cùng có thể giành được trái tim của người con gái mình yêu. Theo ngũ hành tương sinh tương khắc, họ nên tìm đối tượng thuộc mệnh Thủy để kết hôn thì hôn nhân sẽ ổn định, hạnh phúc.
Phụ nữ mệnh Mộc có chút nam tính, không khiêm nhường, diện mạo cứng rắn, khó tính và tính tình dữ dẵn nên khó kết hôn, hôn nhân không êm đẹp, nhưng nếu kết hôn với người mệnh Thủy sẽ hạnh phúc.
5. Bệnh thường gặp của người mệnh Mộc
Người mệnh Mộc thường bị bệnh liên quan tới gan, bệnh ngoài da do da nhờn gây ra. Một số bệnh thường gặp như vàng da, viêm gan, viêm túi mật, hoặc mang bệnh viêm gan B, viêm gan C virus.
Người mệnh Mộc nhiều năng lượng, nhưng vì gan đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh âm dương, lạnh và nóng nên nó rất dễ dàng nên người mệnh Mộc dễ bị ứ huyết.
Gan điều tiết tinh thần nên người mệnh Mộc dễ bị bệnh liên quan đến thần kinh. Tuy nhiên, người mệnh Mộc biết kiểm soát tức giận sẽ sống lâu.
Một số bệnh khác thường gặp như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm thận, bệnh viêm vùng xương chậu, bệnh phụ khoa ở nữ hoặc viêm tuyến tiền liệt ở nam.
Họ dễ bị bệnh liên quan đến mụn, nhọt ở mặt, cổ, hông, ngực và lưng.
Để lại bình luận
5