Theo quan niệm dân gian, ngày Tam Nương là một ngày rất xấu và nhiều người thường tránh làm việc hệ trọng vào ngày này. Ông bà ta vốn có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng, có lành”, chính vì vậy, đừng bỏ lỡ tìm hiểu ngày Tam Nương là gì, nguồn gốc, ý nghĩa và những điều cần tránh trong ngày này nhé!

Ngày Tam Nương là ngày gì?

Tam Nương là một từ Hán Việt khi xét về nghĩa “tam” là 3, “nương” là người phụ nữ. Tam Nương chính là để chỉ 3 người phụ nữ trong lịch sử Trung Quốc. Tương truyền rằng 3 nàng đều có sắc đẹp khiến không ít đàn ông đắm chìm mà bỏ bê việc nước dẫn đến cảnh nước mất, nhà tan. 

Hằng tháng, cứ đến ngày mùng 3, 7, 13, 18, 22 và 27 âm lịch, 3 nàng sẽ được đưa vào cung để hầu hạ cho vua quan nên từ đó mới có ngày gọi là Tam Nương.

Nguồn gốc của ngày Tam Nương

1. Theo quan niệm phong Thủy Trung Quốc

Nhiều người cho rằng ngày Tam Nương có nguồn gốc từ Trung Quốc, nói về cuộc đời của ba người phụ nữ có nhan sắc tuyệt trần, nhưng cũng bởi nhan sắc ấy mà mang tới họa diệt vong cho ba triều đại lớn trong lịch sử Trung Hoa. Đó là Muội Hỷ, Đắt Kỷ và Bao Tự, ba người đẹp này gắn liền với câu nói "Hồng nhan họa thủy" bởi họ đều sở hữu nhan sắc đẹp khuynh nước khuynh thành, nhưng lại khiến cho các vị vua mê muội, xúi giục vua làm những điều tàn ác, bạo ngược.

Ngày tam nương là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tam Nương
Ngày tam nương là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tam Nương

Về Muội Hỷ: Nhà Hạ truyền đời vua Kiệt là một vị vua lập được rất nhiều công lao. Tuy nhiên vì cậy mình đã tài giỏi nên ông trở nên sa đọa, chỉ đam mê hưởng lạc khiến cho cuộc sống của ngư dân bách tính lầm than, khổ cực. Đặc biệt trong đó, ông rất mê người phụ nữ tên là Muội Hỷ, nàng là người của nước Hữu Thi.

Khi vua Kiệt mang quân đánh chiếm nước Hữu Thi, do không chống đỡ nổi, nước này đã dâng Muội Hỷ lên cho vua Kiệt. Nhờ vào nhan sắc tuyệt trần của mình, Vua Kiệt đã say mê và tìm mọi cách để khiến nàng vui. Cả hai đã cùng nhau hưởng lạc, tàn bạo trên của cải châu ngọc xương máu của nhân dân. Kết cục là vua Thành Thang nhà Thương đã dấy binh để lật đổ triều Hạ.

Về Đát Kỷ: Đến cuối đời Thương vua Trụ kế nghiệp, vốn là một vị có tài thao lược văn hay võ giỏi, đã tạo nhiều chiến công hiển hách cùng thành quả xây dựng đất nước. Song, vì đam mê tửu sắc, hắn đã đòi Tô Hộ là một quan thần dâng người xinh đẹp cho mình là Đát Kỷ. Người ta vốn đồn đoán rằng nàng là một con hồ ly tinh hóa thân để mê hoặc vua Trụ, xúi vua làm điều sai trái, bạo ngược và vô đạo.

Đát Kỷ rất đẹp, đẹp đến nỗi khi tức giận cũng khiến cho nhà vua say đắm, khiến hắn ngày đêm quấn quýt bên nàng. Điều đó khiến cho chính sự ngày càng trở nên yếu kém, cuộc sống của nhân dân trở nên khổ cực đã tạo cơ hội cho vua Vũ nhà Chu cùng hội quân chư hầu ở bến Mạnh Tân tiến quân tiêu diệt nhà Thương và lập ra triều đại mới là nhà Chu.

Về Bao Tự: Ở thời nhà Chu, người dân nào bán gỗ dâu đều sẽ bị truy bắt, lúc này có 1 đôi vợ chồng không biết nên đã mang gỗ dâu ra chợ bán, liền bị triều đình truy đuổi. Họ chạy trốn và vô tính gặp đứa bé bị bỏ rơi nên đành ôm theo chạy tới nước Bao, đứa trẻ này chính là Bao Tự, lớn rất xinh đẹp.

Người nước Bao khi phạm tội với Chu U Vương bèn muốn cống nạp Bao Tự để hòng thoát tội. Lúc này, vua Chu vì si mê nàng nên đã làm tất cả chỉ để Bao Tự cười. Cùng vì ngu muội mà Chu U Vương đã làm mất nước và bị chất trong nhục nhã.

Chính vì vậy, người Trung Hoa đã quan niệm rằng đây là một ngày vô cùng xấu, cần kiêng kỵ và tránh làm việc lớn vào ngày này.

2. Theo quan niệm dân gian Việt Nam

Theo quan niệm dân gian của ông bà xưa, Ngày Tam Nương là ngày mà Ngọc Hoàng sẽ phái 3 cô gái xinh đẹp xuống trần gian để mê hoặc lòng người. Lúc này nếu như con người không thể tự chủ và kiềm chế sẽ rất dễ sa ngã vào cờ bạc, rượu chè rồi dẫn đến thất bại.

Từ đó cũng đã có những lời thâm thúy dành cho con cháu sau này, khi làm việc gì cũng nên cẩn thận, siêng năng và kiên nhẫn nếu như bỏ dở, không nhiệt huyết sẽ rất dễ thất bại.

3. Nguồn gốc của ngày Tam Nương dưới góc độ khoa học

Theo khoa học, ngày Tam Nương chính là ngày mà mặt trăng di chuyển đến gần trái đất và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống. Khi nhìn từ Trái Đất, đây là ngày mà mặt trăng có thay đổi hình dạng rất rõ ràng, chính vì vậy năng lượng của mặt trăng cũng trở nên rất lớn và có những tác động lớn nhất ở trái đất.

Trong đó, thủy triều ở biển là minh chứng rõ ràng nhất cho sự thay đổi này. Thông thường, vào những ngày này, trăng mờ, thời tiết thất thường và không ổn định làm con người cảm thấy mệt mỏi và làm việc kém hiệu quả, dễ thất bại khi làm việc lớn.

Do đó, mỗi người nên lưu ý chăm sóc sức khỏe của bản thân thật tốt, thường xuyên tập thể dục và đảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt là hãy ngủ đủ giấc, bởi giấc ngủ ngon là liều thuốc tiên để cơ thể tràn đầy năng lượng và tinh thần minh mẫn.

Ngày tam nương là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tam Nương
Ngày tam nương là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tam Nương

Ý nghĩa của ngày Tam Nương

1. Giá trị nhân văn

Lịch sử là những gì đã thuộc về quá khứ và chúng ta sẽ không thể thay đổi được. Tuy nhiên, chúng đã mang đến cho ta nhiều bài học quý giá. Trong đó, ba người phụ nữ đẹp tuyệt trần là Muội Kỷ, Đạt Kỷ và Bao Tự là một phần trong sự hủy hoại của ba nhà nước lớn của Trung Quốc.

Ba vị vua trên khi có công lao khiến bản thân trở nên sa hoa, kiêu ngạo và phạm nhiều vấn đề trong chính sự. Điều này đã dẫn đến tai họa đau thương cho bách tính, loạn lạc tứ tung và sụp đổ cơ nghiệp.

Vì vậy, nhiều người chọn kiêng sáu ngày trên không làm việc trọng đại để nhắc nhở người sau về sự khiêm tốn, chớ kiêu căng, ngạo mạn, ham muốn nữ sắc… mà khiến cho những vị vua ấy làm hỏng việc đại sự và tan nát nhà cửa.

2. Giá trị tâm linh

Về giá trị tâm linh, khi nhắc đến ngày Tam Nương, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến điều xui xẻo và viễn cảnh không hay. Điều này đã gây nhiều áp lực tâm lý khiến nhiều người không thể hoàn thành được các việc lớn. Trái ngược lại, vẫn có người không tin nên đã chọn làm công việc trọng đại và trở nên thành công vang dội.

Về phương diện tâm linh thì khi nhắc đến ngày tam nương là chúng ta sẽ nghĩ ngay đến ngày xui xẻo, những viễn cảnh không hay. Chính vì thế mà gây nên nhiều áp lực tâm lý không hoàn thành được việc lớn. Tuy nhiên, ở góc độ tâm linh thì có người tin người không nên vẫn có người chọn những ngày này làm việc trọng đại và học vẫn thành công.

3. Giá trị đúc kết kinh nghiệm

Câu chuyện Tam Nương đã để lại cho con cháu đời sau nhiều bài học quý giá về cuộc sống. Mỗi người đều phải khiêm tốn, chớ kiêu ngạo, kiềm nén cảm xúc, dục vọng, rượu chè,... để tránh gây ảnh hưởng xấu đến tương lai. Ngày Tam Nương còn nhắc nhở chúng ta cần có tinh thần tốt, không phải quá lo lắng về những ngày xấu mà không dám làm ăn lớn.

Ngày Tam Nương kiêng gì?

Ngày Tam Nương là những ngày xấu, nếu muốn làm việc gì đều phải xem xét cẩn trọng. Ông bà ta có câu “có thờ, có thiêng, có kiêng, có lành” thì mọi chuyện mới diễn ra suôn sẻ, may mắn. Vào những ngày này bạn nên tránh các điều sau:

  • Xuất hành xa nên cẩn trọng: Dù đường vắng đến đâu cũng không nên đi vì rất dễ gặp nguy hiểm không thể lường trước được.
  • Không nên cãi nhau: Đến ngày này, thường có hiện tượng “ma chỉ lối, quỷ đưa đường” nên cảm xúc của bạn khó kiểm soát mà dẫn đến tranh cãi, xích mích.
  • Tránh cưới hỏi, khai trương: Không nên cưới xin hay khai trương vì nếu diễn ra trong ngày Tam Nương sẽ dẫn đến thất bại, hôn nhân đổ vỡ nhanh chóng.
  • Không nên quan hệ vợ chồng: Theo quan niệm dân gian, vợ chồng quan hệ vào ngày này thì sẽ phạm vào tội dâm ô.
Ngày tam nương là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tam Nương
Nhãn

Cách hóa giải ngày tam nương

Dưới đây là một số phương pháp cụ thể giúp bạn hóa giải ngày Tam Nương vô cùng hiệu quả, giúp giảm thiểu đáng kể điều xui xẻo xảy ra.

1. Dùng cơ chế "chế sát":

  • Cơ chế “chế sát” hay còn được gọi là cách hoá giải “lấy độc trị độc”, nghĩa là sử dụng quan hệ tương khắc của ngũ hành để chế sát sự hung hiểm của ngày xấu.
  • Vì Thổ khắc Thủy, nên ngày hung thuộc Thủy thì dùng giờ Thổ để hóa giải. Tương tự, Thủy khắc Hỏa nên dùng giờ Thủy để hoá giải ngày hung thuộc Hỏa…

2. Dùng cơ chế "hóa Sinh":

  • Đây là cách hóa giải sử dùng quan hệ tương sinh của ngũ hành nhằm chế sát sự nguy hiểm của ngày xấu.
  • Cụ thể như: Vì Thổ sinh Kim nên ngày xấu thuộc Kim thì dùng giờ Thổ để hóa giải, Kim sinh Thủy nên dùng giờ Kim để hóa giải ngày xấu thuộc Thủy, Mộc sinh Hỏa nên dùng dùng giờ Mộc để hóa giải ngày xấu thuộc Hỏa, Hỏa sinh Thổ nên dùng dùng giờ Hỏa để hóa giải ngày xấu thuộc Thổ.

3. Dùng cơ chế "tị hòa":

  • Đây là cách hoá giải dùng quan hệ tương hòa (bình hòa) của ngũ hành nhằm hóa giải sự hung hiểm của ngày xấu.
  • Tương tự với quy luật tương sinh và tương khắc, bạn nên thử áp dụng quy luật Âm – Dương của ngũ hành. Ví dụ như Dương Hỏa và Âm Hỏa, Dương Thổ và Âm Thổ, lúc này sự tương hoà về đặc tính của các hành sẽ dung hòa nhau không tốt cũng không xấu.
  • Cụ thể, để hoá giải ngày xấu thuộc Âm Mộc thì dùng giờ Dương Mộc, còn để hóa giải ngày xấu thuộc Âm Kim thì dùng giờ Dương Kim,..

4. Thay đổi người chủ trì:

  • Đây được hiểu là phương pháp “mượn tuổi” nhằm hoá giải sự hung hiểm của ngày Tam Nương.
  • Trên thực tế, cách hoá giải này được khá nhiều người sử dụng, thông thường người ta sẽ nhờ bạn bè hay người thân, những người quen thuộc Tam Hợp tuổi với gia chủ hay những người “được tuổi” (âm lịch) để thay cho mệnh chủ tiến hành làm chủ công việc để hoá giải sự hung hiểm của ngày xấu.

Ví dụ: Người tuổi Tị không được tuổi để xây nhà thì những người thuộc quan hệ Tam Hợp tuổi (Tam Hợp Tị – Dậu – Sửu) chính là những người “được tuổi” làm nhà sẽ đứng ra tiến hành công việc thay cho gia chủ bao gồm bổ nhát cuốc đầu tiên khi động thổ hay là khi đổ mái bằng thì sẽ đổ xô vữa.

Bên cạnh đó thì nếu trong những người thuộc Tam Hợp tuổi, không có ai “hợp tuổi” thì thường sẽ nhờ một người nào đó đứng ra làm chủ trì công việc, mà người này phải “hợp tuổi” và không xung khắc với bản mệnh.

Trên đây là những giải đáp về ngày Tam Nương là gì, nguồn gốc, ý nghĩa và những điều cần tránh trong ngày Tam Nương. Hy vọng rằng bài viết này sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Chúc bạn đọc có giây phút thư giãn thật tuyệt! 

3, Theo Reviview 365 tổng hợp