- Top thực phẩm tốt cho người bệnh tim mạch
- 10 loại thực phẩm là “khắc tinh” của trái tim
- Người bị cao huyết áp nên ăn gì?
- Huyết áp cao khi mang thai là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
- Huyết áp thấp là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh
- Người huyết áp thấp có nên uống trà gưng không?
Nếu tim đập chậm thì huyết áp thấp, tim đập nhanh thì huyết áp cao. Vậy thực sự mối quan hệ có như vậy?
Mối quan hệ giữa nhịp tim và huyết áp
- Huyết áp là áp lực của máu tác dụng lên thành động mạch.
- Nhịp tim là số nhịp đập của tim trong một phút.
Huyết áp và nhịp tim luôn liên kết với nhau
Các chuyên gia tim mạch cho biết không hề có sự liên hệ não giữa nhịp tim và huyết áp. Dù chúng thường tăng, giảm cùng nhau, nhất là khi đối mặt với nguy hiểm.
Nhưng, nhịp tim tăng không đồng nghĩa với huyết áp cũng tăng và ngược lại. Cả hai không có sự kiên kết với nhau thì cần nghĩ ngay đến sức khỏe hệ tim mạch đang bị đe dọa. Chẳng hạn chỉ số huyết áp bình thường; nhưng nhịp tim cao thì cần phải đến gặp bác sĩ tim mạch để kiểm tra, chẩn đoán và điều trị.
Không đo nhịp tim thay thế cho đo huyết áp đối với trường hợp bị cao huyết áp. Ở người bị rối loạn nhịp tim thì huyết áp bình thường không có nghĩa nhịp tim ổn định. Do đó, chỉ số nhịp tim và huyết áp phải được đo lường độc lập, chính xác.
Khi luyện tập thể dục thể thao, hoạt động gắng sức: Nhịp tim có thể tăng cao 2 lần so với bình thường trong mức cơ thể vẫn an toàn. Huyết áp chỉ tăng thêm một lượng nhỏ khoảng 2-5 mmHg.
Tại sao tim đập nhanh, mạnh huyết áp tăng hoặc chậm yếu thì huyết áp giảm?
Mối quan hệ giữa nhịp tim và huyết áp là không có mối liên kết thì tại sao:
- Tim đập nhanh và mạnh thì huyết áp tăng?
- Tim đập chậm và yếu thì huyết áp yếu?
Nếu tim đập nhanh, mạnh thì động mạch sẽ được bơm lên một lượng máu lớn. Từ đó, hình thành áp lực lớn lên thành mạch nên huyết áp tăng. Ngược lại, tim đập chậm và yếu thì máu bơm lên động mạch ít, áp lực cũng nhỏ nên huyết áp sẽ giảm.
Trường hợp bị mất máu thì huyết áp giảm là do lượng máu trong mạch giảm dẫn đến lực tác động lên thành mạch giảm.
Nhịp tim và huyết áp có một giá trị chuẩn
Đây là nhận định hoàn toàn sai lầm. Nhịp tim và huyết áp có giá trị bình thường chuẩn nhưng mỗi người sẽ có sự khác nhau.
- Chỉ số trên huyết áp tối đa 120mm Hg: Huyết áp tâm thu, áp lực khi tim co bóp.
- Chỉ số dưới 80mm Hg: Huyết áp tâm trương, áp lực khi tim nghỉ ngơi.
- Nhịp tim bình thường 60 – 100 nhịp/phút khi nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, cả nhịp tim và huyết áp đều có thể thay đổi, mỗi người khác nhau. Vì thế để xác định được chính xác chỉ số bình thường của mình thì cần phải đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
Huyết áp hoặc nhịp tim tăng thì sức khỏe bị đe dọa
Mối quan hệ nhịp tim và huyết áp, sức khỏe này là hoàn toàn đúng. Có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh, nếu huyết áp cao hơn mức bình thường một chút nhưng kéo dài trong một thời gian thì sẽ tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch và đột quỵ. Nguyên nhân là do cao huyết áp có thể hủy hoại các mạch máu.
Trường hợp, nhịp tim cao cũng có thể cho biết sức khỏe bạn đang gặp nguy hiểm; nhưng thường không rõ ràng. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, người có nhịp tim nhanh thường xuyên sẽ dễ bị bệnh về tim và tử vong sớm.
Nhịp tim và huyết áp thấp cho biết sức khỏe tim mạch có vấn đề
Hai chỉ số huyết áp và nhịp tim thấp có thể nói lên tình trạng sức khỏe của một người và cảnh báo cho người khác. Do đó, không thể khắng định nhịp tim và huyết áp thấp cảnh báo tim mạch đang có vấn đề.
Chẳng hạn như: Người trẻ tuổi có nhịp tim khi nghỉ ngơi là 50 nhịp/phút hoặc 40 nhịp/phút. Điều này có thể cho biết sức khỏe của họ rất tốt nếu người đó thường xuyên luyện tập thể dục thể thao điều độ, khoa học.
Huyết áp thấp nguy hiểm hơn, nhất là ở người bị bệnh tim và người cao tuổi. Huyết áp thấp gây nguy hiểm thì sẽ kèm theo các dấu hiệu triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, ngất…
Nhịp tim và huyết áp có mối liên hệ khi nào?
Mối quan hệ nhịp tim và huyết áp phụ thuộc trực tiếp với nhau trong các trường hợp sau:
- Nếu người bệnh đang ở trong tình trạng sức khỏe xấu như đột quỵ, xuất huyết não, đau tim thì nhịp đập của tim có thể bị chậm lại. Bởi lẽ, cơ tim bị tổn hại hoặc mất máu nhiều.
- Rối loạn nhịp tim không được kiểm soát có thể khiến tim ngừng đột ngột, huyết áp tăng cao bất thường dẫn đến người bệnh bị ngất xỉu.
Đánh giá các vấn đề mối quan hệ nhịp tim và huyết áp
Để có được nhịp tim và huyết áp trung bình thì cần:
- Đo xác định nhịp tim và huyết áp khi nghỉ ngơi, thoải mái nhất.
- Đo vào các thời điểm ngẫu nhiên trong ngày
- Tránh đo ngay sau khi mới hoạt động gắng sức và luyện tập thể dục thể thao. Ngoại trừ trường hợp đang thử nghiệm gắng sức để chẩn đoán bệnh về tim mạch nào đó.
Đa số bệnh nhân tim phụ thuộc nhiều vào huyết áp; chỉ có bệnh nhân rung nhĩ nhịp tim mới đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và dự đoán những biến chứng bệnh. Tuy nhiên, đối với người bị bệnh về tim mạch thì tốt nhất đo và theo dõi đồng thời cả hai chỉ số này tại nhà.
Một trái tim khỏe mạnh thì chỉ số nhịp tim, huyết áp hoàn toàn độc lập, không tương quan gì với nhau. Cần theo dõi huyết áp, nhịp tim riêng biệt để có thể đánh giá được sức khỏe tim mạch chính xác hơn.
Lưu ý, không được dựa vào chỉ số huyết áp đánh giá nhịp tim; hoặc dựa vào nhịp tim mà đánh giá chỉ số huyết áp.
Trên đây là giải đáp mối quan hệ giữa nhịp tim và huyết áp. Mong rằng bạn đọc sẽ biết thêm được những thông tin hữu ích để bảo vệ mình và gia đình tốt hơn.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh.
Để lại bình luận
5